Điều 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
Điều 17. Chữ viết, màu sắc và biểu tượng trên biển
17.1. Chữ viết trên biển phù hợp với quy định về kiểu chữ nêu tại Phụ lục K của Quy chuẩn này, trường hợp đặc biệt có thể điều chỉnh cho cân đối, phù hợp và đáp ứng thông tin rõ ràng, trong đó:
17.1.1. Sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1 - Kiểu chữ nén” và “gt2 - Kiểu chữ thường” để ghi thông tin bằng chữ trên biển.
17.1.2. Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thông tin có tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển.
17.1.3. Chữ viết thường được sử dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.
17.1.4. Trên cùng một hàng chữ chỉ sử dụng một loại nét chữ.
17.1.5. Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ 25% - 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ 75% - 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu 50% - 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau. Khoảng cách giữa hàng chữ trên và dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng. Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.
17.1.6. Khoảng cách giữa chữ ghi đơn vị đo lường (t, m, km) và chữ số phía trước lấy bằng 50% chiều cao chữ ghi đơn vị đo lường.
17.1.7. Chiều cao chữ được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người tham gia giao thông có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị; 150 mm với đường đôi ngoài đô thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.
17.1.8. Chữ viết phải lựa chọn câu, từ ngắn gọn, dễ hiểu nhất; thông tin trên biển phải thống nhất với các thông tin báo hiệu khác.
17.1.9. Chỉ sử dụng màu của chữ như sau: màu trắng trên nền đen, xanh hoặc đỏ; màu đen trên nền trắng hoặc vàng hoặc màu vàng trên các nền xanh.
17.1.10. Chữ viết trên biển chỉ dẫn trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy định trong khoản 17.1 Điều 17 còn tuân thủ khoản 49.3 Điều 49 của Quy chuẩn này.
17.2. Màu sắc trên biển
Màu sắc trên biển phải tuân theo quy định kỹ thuật về màu sắc và thống nhất trong các nhóm biển sử dụng trên mạng lưới đường bộ.
17.3. Biểu tượng, hình vẽ trên biển
Biểu tượng, hình vẽ được quy định chi tiết đối với từng biển báo. Riêng hình vẽ thể hiện cho các loại phương tiện được thể hiện theo nguyên tắc: biểu thị ô tô nói chung, xe buýt thì dùng biểu tượng hình chiếu đối diện, đối với từng loại xe thì dùng biểu tượng là hình chiếu cạnh. Căn cứ vào thực tiễn tổ chức giao thông, từ các biển đã có trong Quy chuẩn, khi muốn vận dụng cho các đối tượng khác thì chỉ cần thay thế đối tượng (biểu tượng phương tiện) cũ bằng đối tượng (biểu tượng phương tiện) mới. Đối với xe taxi, sử dụng biểu tượng ô tô có bổ sung chữ “TAXI” phía trên; xe buýt nhanh, sử dụng biểu tượng xe buýt có bổ sung chữ “BRT” phía trên; xe có gắn thiết bị thu phí tự động ETC, sử dụng biểu tượng của xe đó có bổ sung ký hiệu “ETC“ phía trên. Đối với các loại xe chưa có biểu tượng quy định thì có thể viết bằng chữ.
Biểu tượng đối với từng loại phương tiện:
| | | | | | | | | |
Ô tô | Xe con | Xe tải | Xe buýt | Xe khách | Xe sơ-mi rơ-moóc | Xe kéo rơ-moóc | Xe mô tô (Xe máy) | Xe gắn máy | Xe đạp |
Khi cần biểu thị trọng tải hoặc số chỗ ngồi cho các loại xe tải, xe khách thì bổ sung chữ viết số tấn, số chỗ ngồi (chẳng hạn, xe tải > 3,5 tấn thì viết chữ > 3,5t lên hình vẽ xe tải, xe khách dưới 16 chỗ thì viết chữ < 16c lên hình vẽ xe khách).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
- Số hiệu: QCVN41:2019/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 31/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Các phương pháp điều khiển giao thông
- Điều 7. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Điều 8. Hiệu lực của người điều khiển giao thông
- Điều 9. Người điều khiển giao thông
- Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
- Điều 11. Xe ưu tiên và tín hiệu của xe ưu tiên
- Điều 12. Hiệu lực của đèn tín hiệu
- Điều 13. Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu
- Điều 14. Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu
- Điều 15. Phân loại biển báo hiệu
- Điều 16. Kích thước của biển báo
- Điều 17. Chữ viết, màu sắc và biểu tượng trên biển
- Điều 18. Biển báo giao thông có thông tin thay đổi, biển báo tạm thời
- Điều 19. Hiệu lực của biển báo
- Điều 20. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
- Điều 21. Giá long môn và cột cần vươn
- Điều 22. Độ cao đặt biển và ghép biển
- Điều 23. Phản quang trên mặt biển báo
- Điều 24. Quy định về cột biển
- Điều 25. Tác dụng của biển báo cấm
- Điều 26. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
- Điều 27. Biển báo cấm theo thời gian
- Điều 28. Biển báo cấm nhiều loại phương tiện, đối tượng
- Điều 29. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo cấm
- Điều 30. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển
- Điều 31. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 32. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 33. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
- Điều 34. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 35. Tác dụng của biển hiệu lệnh
- Điều 36. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh
- Điều 37. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh
- Điều 38. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 39. Tác dụng của biển chỉ dẫn
- Điều 40. Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn
- Điều 41. Chú thích về chữ viết trên biển chỉ dẫn
- Điều 42. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn
- Điều 43. Vị trí đặt biển chỉ dẫn theo chiều đi trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
- Điều 44. Quy định về biển chỉ dẫn chỉ hướng đường trên đường ô tô không phải là đường cao tốc
- Điều 45. Biển phụ
- Điều 46. Biển viết bằng chữ
- Điều 47. Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 48. Chữ viết và chữ số của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 49. Quy định chung đối với biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 50. Nội dung biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 51. Các loại biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 52. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
- Điều 53. Phân loại vạch kẻ đường
- Điều 54. Ý nghĩa sử dụng và kích thước của các vạch kẻ đường
- Điều 55. Hiệu lực của vạch kẻ đường
- Điều 56. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
- Điều 57. Hình dạng và kích thước cọc tiêu
- Điều 58. Các trường hợp cắm cọc tiêu
- Điều 59. Kỹ thuật cắm cọc tiêu
- Điều 60. Hàng cây thay thế cọc tiêu
- Điều 61. Tiêu phản quang
- Điều 62. Tường bảo vệ
- Điều 63. Hàng rào chắn cố định
- Điều 64. Hàng rào chắn di động
- Điều 65. Tác dụng của cột kilômét
- Điều 66. Phân loại cột kilômét
- Điều 67. Quy cách cột kilômét
- Điều 68. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều cắt ngang đường
- Điều 69. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều dọc đường
- Điều 70. Tên địa danh và khoảng cách ghi trên cột kilômét
- Điều 71. Phạm vi áp dụng cột kilômét
- Điều 72. Cọc H (Cọc 100 m)
- Điều 73. Tác dụng của cọc mốc lộ giới
- Điều 74. Cấu tạo cọc mốc
- Điều 75. Quy định cắm cọc mốc lộ giới
- Điều 76. Các quy định khác