Điều 61 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
61.1. Quy định chung đối với tiêu phản quang
61.1.1. Tiêu phản quang là thiết bị dẫn hướng được gắn các công cụ phản quang để dẫn hướng xe chạy vào ban đêm hoặc trong điều kiện sương mù, điều kiện hạn chế tầm nhìn. Tiêu phản quang được bố trí tại các nơi mà tuyến đường có thể gây ngộ nhận hoặc lúng túng về hướng đường.
61.1.2. Tiêu phản quang phải gắn công cụ phản quang cho phép nhìn rõ vào buổi tối dưới ánh đèn pha ô tô đạt tiêu chuẩn trong điều kiện thời tiết bình thường ở cự ly 300m.
61.1.3. Công cụ phản quang có thể là các tấm nhựa phản quang, các khối kim loại gắn phản quang, màng phản quang dán trên các miếng kim loại v.v... Công cụ phản quang có thể có dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác hoặc hình đa giác được gắn lên các lan can phòng hộ, tường bảo vệ hoặc gắn xuống mặt đường. Công cụ phản quang cũng bao gồm các vật liệu phản quang dạng dải quấn quanh các cọc tiêu phản quang.
61.1.4. Tiêu phản quang màu vàng được sử dụng ở các dải phân cách giữa, tại bên đường các đường một chiều hay bên phải của đường hai chiều. Tiêu phản quang màu đỏ được sử dụng cho hướng ngược chiều (bên trái) theo chiều đi của đường hai chiều (để cảnh báo người lái đi nhầm đường) và sử dụng cho các đường lánh nạn.
61.1.5. Tiêu phản quang bao gồm: tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách, tiêu phản quang dạng mũi tên và đinh phản quang (còn gọi là cóc phản quang) bố trí trên mặt đường.
61.2. Tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách
61.2.1. Phạm vi áp dụng tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách:
a) Trên các đường cao tốc:
+ Bố trí dọc hai bên đường. Khi đó, nếu lan can phòng hộ cách mép phần đường xe chạy dưới 2,4 m, gắn tiêu phản quang lên lan can phòng hộ. Các trường hợp khác có thể bố trí tiêu phản quang dạng cột đặt bên đường;
+ Bố trí ít nhất một bên trên các nhánh nối của các nút giao khác mức liên thông.
b) Trên các đường khác: nên sử dụng tiêu phản quang tại vị trí các đoạn đường bị thu hẹp phần đường xe chạy mà không có lan can phòng hộ, các đoạn đường đèo dốc quanh co hạn chế tầm nhìn, trong phạm vi đường lánh nạn, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt. Nơi đường thường xuyên có sương mù cần bố trí tiêu phản quang trên các vật thể cứng liền kề phần xe chạy như các đầu đảo giao thông, bó vỉa v.v... khi khó nhận biết các vật thể này về ban đêm.
61.2.2. Không cần sử dụng tiêu phản quang bố trí bên đường và trên dải phân cách trong các trường hợp sau:
a) Trên mặt đường đã được gắn đinh phản quang liên tục;
b) Đã sử dụng tiêu phản quang dạng mũi tên trong các đường cong;
c) Tại những nơi có đèn đường chiếu sáng liên tục về ban đêm;
d) Làn đường mở rộng dần theo chiều xe chạy.
61.2.3. Vị trí và khoảng cách tiêu phản quang bố trí bên đường và trên dải phân cách như sau:
a) Tiêu phản quang đặt cách mép phần xe chạy phía ngoài cùng từ 0,6 m - 2,4 m và cách đều mép mặt đường, lượn cong đều theo mép phần đường xe chạy;
b) Trên đường thẳng, khoảng cách giữa tiêu phản quang không nhỏ hơn 10 m và không quá 100 m;
c) Trong phạm vi đường cong nằm, khoảng cách nhỏ nhất giữa các tiêu phản quang là 6 m và tối đa là 100 m phụ thuộc vào bán kính đường cong;
d) Phần đường thẳng tiếp giáp với điểm bắt đầu hoặc kết thúc của đường cong bố trí 3 tiêu. Tiêu đầu tiên cách điểm bắt đầu hoặc kết thúc của đường cong là 1S; tiêu thứ hai cách tiêu thứ nhất là 3S, và tiêu thứ 3 cách tiêu thứ 2 là 6S nhưng cũng không cách xa quá 100 m (S là khoảng cách giữa các tiêu bố trí trong đường cong).
61.3. Tiêu phản quang dạng mũi tên
61.3.1. Tiêu phản quang dạng mũi tên bao gồm một biển vẽ dạng mũi tên chỉ hướng màu đen trên nền vàng gắn trên đỉnh các cột (xem Hình 34a). Tiêu phản quang dạng mũi tên chỉ hướng ngược chiều (bên trái) màu trắng trên nền đỏ thường sử dụng cho đường 2 chiều không có dải phân cách giữa (Hình 34b)
Hình 34a. Tiêu phản quang dạng mũi tên
Hình 34b. Tiêu phản quang dạng mũi tên (bên trái) cho đường 2 chiều
61.3.2. Kích thước tiêu phản quang dạng mũi tên được quy định như sau:
Kích thước (mm) | A | B | C | D | E | F |
Đường có tốc độ thiết kế < 60 km/h | 220 | 400 | 110 | 200 | 10 | 10 |
Đường có tốc độ thiết kế 60 - 80 km/h | 300 | 500 | 150 | 250 | 15 | 15 |
Đường có tốc độ thiết kế > 80 km/h | 600 | 800 | 300 | 400 | 20 | 20 |
* Trong trường hợp cần thiết ở các đoạn đường đèo dốc, sương mù có thể tăng kích thước lên 1 cấp nâng cao ATGT.
61.3.3. Tiêu phản quang dạng mũi tên được sử dụng trong phạm vi đường cong nằm trong các trường hợp sau:
a) Trên các đường cao tốc tại các đường cong có bán kính bằng bán kính tối thiểu nhỏ nhất theo cấp đường;
b) Trên các nhánh rẽ trái gián tiếp của các nút giao khác mức liên thông;
c) Trên các đoạn đường cong hạn chế tầm nhìn hoặc các đường cong được đánh giá là điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông; các đường cong được gắn biển số 201 “Chỗ ngoặt nguy hiểm” có lưng hướng ra phía vực sâu mà không có tường bảo vệ hoặc lan can phòng hộ; các đường cong dạng con rắn.
61.3.4. Tiêu phản quang dạng mũi tên được bố trí ở phía lưng của đường cong nằm, bắt đầu từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc đoạn cong. Khoảng cách giữa các tiêu phản quang dạng mũi tên không nhỏ hơn 12 m và không lớn hơn 60 m.
61.4. Đinh phản quang
61.4.1. Đinh phản quang theo phương dọc đường được bố trí như sau:
a) Trên các đường cao tốc:
+ Bố trí trên các vạch sơn kênh hóa dòng xe tại đầu các mũi đảo tách dòng và nhập dòng. Trong trường hợp này, cần sử dụng đinh phản quang trong phạm vi từ mũi đảo thực (đảo cứng) cho đến mũi hết mũi đảo bằng vạch sơn với cự ly giữa các đinh phản quang tối đa là 6 m.
+ Có thể bố trí đinh phản quang trên các vạch sơn phân chia giữa phần xe chạy chính và làn dừng xe khẩn cấp.
b) Với đường nhiều hơn 2 làn xe mỗi hướng không có dải phân cách cố định, có thể bố trí một hàng đinh phản quang tại tim đường nằm giữa vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy hoặc phân làn đường, mép đường.
c) Đối với đường có 2 làn xe, cần xem xét bố trí đinh phản quang tại tim đường kết hợp với vạch sơn phân chia chiều đường xe chạy, đặc biệt đối với tuyến đường tại khu vực miền núi, đường đèo dốc quanh co, nhiều sương mù, tầm nhìn hạn chế. Trong trường hợp cần thiết, có thế gắn đinh phản quang tại dọc theo mép đường xe chạy.
61.4.2. Có thể sử dụng đinh phản quang màu vàng gắn theo phương ngang đường tại vị trí mặt đường bị thấp xuống hoặc vồng lên đột ngột theo phương ngang đường và trên vạch dừng xe nơi phần đường người đi bộ cắt qua không có tín hiệu đèn điều khiển.
61.4.3. Đinh phản quang không được nhô cao khỏi mặt đường quá 2,5 cm.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
- Số hiệu: QCVN41:2019/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 31/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Các phương pháp điều khiển giao thông
- Điều 7. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Điều 8. Hiệu lực của người điều khiển giao thông
- Điều 9. Người điều khiển giao thông
- Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
- Điều 11. Xe ưu tiên và tín hiệu của xe ưu tiên
- Điều 12. Hiệu lực của đèn tín hiệu
- Điều 13. Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu
- Điều 14. Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu
- Điều 15. Phân loại biển báo hiệu
- Điều 16. Kích thước của biển báo
- Điều 17. Chữ viết, màu sắc và biểu tượng trên biển
- Điều 18. Biển báo giao thông có thông tin thay đổi, biển báo tạm thời
- Điều 19. Hiệu lực của biển báo
- Điều 20. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
- Điều 21. Giá long môn và cột cần vươn
- Điều 22. Độ cao đặt biển và ghép biển
- Điều 23. Phản quang trên mặt biển báo
- Điều 24. Quy định về cột biển
- Điều 25. Tác dụng của biển báo cấm
- Điều 26. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
- Điều 27. Biển báo cấm theo thời gian
- Điều 28. Biển báo cấm nhiều loại phương tiện, đối tượng
- Điều 29. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo cấm
- Điều 30. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển
- Điều 31. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 32. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 33. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
- Điều 34. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 35. Tác dụng của biển hiệu lệnh
- Điều 36. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh
- Điều 37. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh
- Điều 38. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 39. Tác dụng của biển chỉ dẫn
- Điều 40. Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn
- Điều 41. Chú thích về chữ viết trên biển chỉ dẫn
- Điều 42. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn
- Điều 43. Vị trí đặt biển chỉ dẫn theo chiều đi trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
- Điều 44. Quy định về biển chỉ dẫn chỉ hướng đường trên đường ô tô không phải là đường cao tốc
- Điều 45. Biển phụ
- Điều 46. Biển viết bằng chữ
- Điều 47. Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 48. Chữ viết và chữ số của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 49. Quy định chung đối với biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 50. Nội dung biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 51. Các loại biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 52. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
- Điều 53. Phân loại vạch kẻ đường
- Điều 54. Ý nghĩa sử dụng và kích thước của các vạch kẻ đường
- Điều 55. Hiệu lực của vạch kẻ đường
- Điều 56. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
- Điều 57. Hình dạng và kích thước cọc tiêu
- Điều 58. Các trường hợp cắm cọc tiêu
- Điều 59. Kỹ thuật cắm cọc tiêu
- Điều 60. Hàng cây thay thế cọc tiêu
- Điều 61. Tiêu phản quang
- Điều 62. Tường bảo vệ
- Điều 63. Hàng rào chắn cố định
- Điều 64. Hàng rào chắn di động
- Điều 65. Tác dụng của cột kilômét
- Điều 66. Phân loại cột kilômét
- Điều 67. Quy cách cột kilômét
- Điều 68. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều cắt ngang đường
- Điều 69. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều dọc đường
- Điều 70. Tên địa danh và khoảng cách ghi trên cột kilômét
- Điều 71. Phạm vi áp dụng cột kilômét
- Điều 72. Cọc H (Cọc 100 m)
- Điều 73. Tác dụng của cọc mốc lộ giới
- Điều 74. Cấu tạo cọc mốc
- Điều 75. Quy định cắm cọc mốc lộ giới
- Điều 76. Các quy định khác