Điều 42 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 42. Quy định chung về thông gió mỏ hầm lò
1. Lưu lượng gió cần thiết để thông gió mỏ hầm lò được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục II của Quy chuẩn này về công tác thông gió.
2. Lưu lượng gió thực tế đưa vào hầm lò phải phù hợp với tính toán:
a) Theo yếu tố về số lượng người làm việc đồng thời đông nhất phải đảm bảo tối thiểu là 4m3/phút-người;
b) Theo yếu tố về độ thoát khí Mêtan quy định tại Bảng III.3;
c) Theo yếu tố nổ mìn đảm bảo hàm lượng khí độc sinh ra đạt tiêu chuẩn cho phép quy định tại Bảng III.1;
d) Theo yếu tố bụi sinh ra trong quá trình khấu than và đào lò theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành;
e) Đối với các khu vực, khoáng sàng có sử dụng phương thức vận tải truyền động bằng đầu tàu diezel, phải xác định lưu lượng gió yêu cầu để thông gió cho các khu khai thác theo điều kiện làm việc của đầu tàu diezel.
3. Ngoài tốc độ gió quy định tại Bảng III.2, ở các khu vực khác được quy định như sau:
a) Tốc độ gió trung bình trong luồng gương khấu và ở các gương lò cụt có khí nổ tối thiểu là 0,25m/s;
b) Đối với các mỏ xếp loại III và siêu hạng theo khí Mêtan, tốc độ gió trung bình tối thiểu là 0,5m/s ở các vị trí sau:
- Ở các gương lò cụt đào trong vỉa dày thoải, hoặc vỉa dốc có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 2m;
- Ở các gương lò cụt có chiều dài 100m và lớn hơn trong phạm vi cách nóc 10m có vỉa than chứa khí;
c) Tốc độ gió trung bình khi đào, đào sâu thêm giếng đứng, giếng gió, lò cụt không nguy hiểm về khí bụi nổ và ở các gương lò còn lại được thông gió bằng hạ áp chung (trừ các loại buồng, hầm) tối thiểu là 0,15m/s;
d) Tốc độ gió khi tiến hành sửa chữa ở giếng và khi có người đi lại trong ngăn giếng có đặt thang trèo bộ tối đa là 8m/s
Bảng III.2 Tốc độ gió tối đa cho phép trong các đường lò
Vị trí trong lò | Tốc độ gió tối đa cho phép m/s |
- Các lỗ khoan thông gió. | Không hạn chế |
- Các giếng và các lỗ khoan thông gió có thiết bị nâng dùng để đưa người lên khi có sự cố, các rãnh gió. | 15 |
- Các giếng đưa hàng lên-xuống. | 12 |
- Các cầu gió dạng ống và cầu đổi chiều. | 10 |
- Các giếng chở người và hàng, lò xuyên vỉa, lò dọc vỉa vận tải và thông gió chính, lò thượng và lò ngầm trung tâm. | 8 |
- Các lò khác đào trong than và đá. | 6 |
- Luồng gương lò khấu than và lò cụt. | 4 |
Ghi chú:
- Đối với gương khấu sử dụng tổ hợp cơ giới, cho phép tốc độ gió đến 6m/s khi không có người ở khu vực có luồng bụi do combai làm việc gây ra và ở các vỉa có độ ẩm tự nhiên của than cao hơn 8%.
- Khi nhiệt độ không khí mỏ thấp hơn 16oC, tốc độ gió trong các gương khấu than và lò cụt đang hoạt động tối đa là 0,75m/s.
- Trường hợp đặc biệt, cho phép thực hiện sửa chữa giếng với tốc độ gió lớn hơn 8m/s, nhưng phải có các biện pháp an toàn do cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chỉ được phép thực hiện kết hợp thông gió các mỏ độc lập thành một hệ thống thông gió chung theo thiết kế của cơ quan thiết kế mỏ chuyên ngành. Đối với các mỏ đã kết hợp thành một hệ thống thông gió chung, phải theo một kế hoạch thông gió chung do một Phân xưởng thông gió chỉ đạo. Trong các lò nối liền hai mỏ có hệ thống thông gió độc lập nhau phải đặt các tường chắn dầy và chịu lửa.
5. Quy định về chế độ thông gió đối với khu khai thác, đường lò tạm dừng hoạt động:
a) Các khu khai thác và các đường lò tạm dừng hoạt động hoặc tạm thời chưa sử dụng đến đều phải được thông gió. Phải được phép của Giám đốc điều hành mỏ mới thực hiện cách ly các lò nêu trên và trước khi cách ly phải thu hồi hết các thiết bị và cáp điện;
b) Các khu đã khai thác xong phải được cách ly. Việc cách ly các khu khai thác phải thực hiện theo phương án được Giám đốc điều hành mỏ phê duyệt;
c) Việc mở các tường chắn và tháo khí các lò cách ly phải do đơn vị CH-CN chuyên trách thực hiện, phù hợp với những biện pháp được cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt
6. Mọi công việc đang tiến gần đến các đường lò có thể tích tụ khí cháy và độc hại, phải được thực hiện theo thiết kế riêng có các biện pháp phòng ngừa phụt khí do cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt.
7. Sơ đồ thông gió mỏ phải được lập nhằm loại trừ khả năng luồng gió thải tự đảo chiều và nhập vào luồng gió sạch, đồng thời phải đảm bảo các luồng gió không giao nhau, ít cửa và cầu gió.
8. Cấm sử dụng cùng một giếng mỏ hoặc lò khai thông để đồng thời nhận luồng gió sạch vào và đưa luồng gió thải ra, trừ trường hợp trong thời gian đào giếng hoặc đào các đường lò mở vỉa và các lò ở sân ga giếng khi chưa nối thông với giếng khác hoặc nối với lò thông gió.
9. Cấm đưa luồng gió sạch qua vùng sụp đổ cũng như dẫn luồng gió thải từ vị trí sụp đổ vào các hầm trạm đang hoạt động, các lò cụt và gương khấu; trừ trường hợp xử lý sự cố, huỷ bỏ đường lò, cũng như áp dụng các phương pháp tháo khí từ các khu vực đã khai thác bằng các phương tiện thông gió tuân theo các quy định hiện hành.
10. Phải sử dụng quạt cục bộ khi không thể đưa gió sạch vào bằng hạ áp chung của mỏ, .
11. Đối với các mỏ xếp loại III và lớn hơn theo khí Mêtan cũng như đối với các vỉa nguy hiểm về bụi nổ, khi xuất hiện khí độc với hàm lượng bất kỳ đều phải đưa người lao động đến vị trí có luồng gió sạch;
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVN01:2011/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 15/02/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/05/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Thuật ngữ, định nghĩa
- Điều 4. Các yêu cầu chung
- Điều 5. Quy định về sức khoẻ người lao động
- Điều 6. Quy định nghề làm việc trong hầm lò
- Điều 7. Quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
- Điều 8. Quy định về Ứng cứu sự cố - Tìm kiếm cứu nạn
- Điều 9. Quy định về kiểm tra, kiểm soát người lao động
- Điều 10. Quy định về sử dụng ngọn lửa trần
- Điều 11. Quy định về trang bị bảo hộ lao động
- Điều 12. Quy định về biển báo, tín hiệu
- Điều 13. Quy định về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực Lãnh đạo mỏ
- Điều 14. Quy định về xếp loại mỏ theo khí Mêtan
- Điều 15. Quy định về tổ chức sản xuất trong hầm lò
- Điều 16. Quy định về công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn
- Điều 17. Quy định về nhật lệnh, giao - nhận ca
- Điều 18. Quy định về báo cáo sự cố, tai nạn lao động
- Điều 19. Quy định chung về lối thoát trong hầm lò
- Điều 20. Quy định về kích thước lối người đi lại
- Điều 21. Lối thoát khi mở mức khai thác mới
- Điều 22. Lối thoát từ gương lò chợ
- Điều 23. Quy định chung về đào chống lò
- Điều 24. Kích thước, tiết diện các đường lò
- Điều 25. Quy định về lối người đi lại trong các đường lò
- Điều 26. Đào, chống các đường lò bằng và lò nghiêng
- Điều 27. Đào và chống giếng đứng
- Điều 31. Quy định chung
- Điều 32. Quy định về hệ thống khai thác hỗn hợp dàn dẻo
- Điều 33. Quy định về hệ thống khai thác cột dài theo phương
- Điều 34. Quy định về hệ thống khai thác dàn chống cứng