Điều 25 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 25. Quy định về lối người đi lại trong các đường lò
1. Chiều rộng lối người đi lại trong các đường lò, khoảng cách giữa các thiết bị vận tải và vì chống cũng như giữa các thiết bị vận tải với nhau được quy định ở Bảng II.1.
2. Kích thước tối thiểu lối người đi lại trong khung chống phải được duy trì dọc theo đường lò: Chiều rộng là 0,7m và chiều cao là 1,8m tính từ nền lò. Lối người đi lại phải được đặt ở một bên dọc theo chiều dài hông lò. Trường hợp đặc biệt, nếu có các biện pháp an toàn bổ sung được Giám đốc điều hành mỏ duyệt có thể bố trí lối người đi lại ở hai phía hông lò khác nhau.
3. Cấm bố trí lối người đi lại ở giữa hai đường xe tại những đoạn lò sau:
a) Lò hai đường xe thuộc sân ga giếng của mức vận tải và thông gió của mỏ đang xây dựng và cải tạo;
b) Vị trí dồn dịch, bốc dỡ thiết bị, vật liệu từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận chuyển khác của lò hai đường xe;
c) Vị trí móc và tháo móc goòng, ở vị trí bốc dỡ có công suất từ 1000T/ngày - đêm trở lên.
4. Đối với lò một đường xe thuộc sân giếng có sử dụng thùng cũi, phải để lối người đi lại rộng tối thiểu là 0,7m ở cả hai bên hông lò.
5. Cho phép trang bị hệ thống monoray truyền động bằng đầu tàu diezel, lắp đặt trên nóc các đường lò dốc thoải để vận chuyển người, thiết bị nhưng phải bảo đảm các khoảng cách cần thiết ghi ở Bảng II.1 và phải có biện pháp an toàn bổ sung được cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt.
Bảng II.1 Khoảng cách quy định tối thiểu giữa các thiết bị vận tải và vì chống, giữa các thiết bị vận tải với nhau trong đường lò
Đường Lò | Hình thức vận tải | Sắp đặt khoảng cách | Kích thước nhỏ nhất (m) | Ghi chú | |
Lối người đi lại | Khoảng hở | ||||
1. Lò bằng | Đường ray | Khoảng cách giữa vì chống hoặc thiết bị và đường ống đặt trong lò với mép ngoài cùng đoàn tàu di động | 0,7 | 0,25
0,20 | Khung chống bằng gỗ, kim loại, bê tông cốt thép và bê tông. Bê tông, bê tông cốt thép liền khối và xây đá |
2. Lò bằng | Băng tải và đường ray | - Khoảng cách giữa vì chống và đoàn tàu di động. - Giữa vì chống và băng tải. - Giữa băng tải và đoàn tàu di động. | 0,7 | -
0.4
0.4 |
|
3. Lò bằng, lò nghiêng | Đường ray | Ở vị trí người xuống khỏi toa xe chở người | 1,0 |
| Từ toa xe chở người xuống về cả 2 phía để lối đi rộng 1m |
4. Lò bằng, lò nghiêng | Băng tải | - Giữa vì chống và băng tải | 0,7 | 0,4 | Khoảng cách từ phần trên băng tải đến xà vì chống không nhỏ hơn 0,5m và ở các đầu tăng và dẫn động không nhỏ hơn 0,6m. |
5. Lò bằng, lò nghiêng | mono-ray | - Giữa vì chống và mép ngoài cùng đoàn tàu di động hoặc hàng vận chuyển với tốc độ của monoray đến 1m/s. - Giữa đáy thùng hoặc mép dưới của hàng di chuyển và nền lò hoặc thiết bị đặt ở nền lò. | 0,7
- | 0,2
0,4
| Với tốc độ lớn hơn 1m/s chiều rộng lối người đi và khoảng hở phải được tăng lên tương ứng là 0,85 và 0,3m. |
6. Lò bằng, lò nghiêng | Băng tải và mono-ray | - Giữa vì chống và đoàn tàu di động - Giữa vì chống và băng tải - Giữa băng và đoàn tàu di động | 0,7 | -
0,4
0,4 |
|
7. Lò Nghiêng | Băng tải và đường ray | - Giữa vì chống và băng - Giữa băng tải và đoàn tầu di động - Giữa đoàn tàu di động và vì chống | 0,7 | -
0,4
0,2 ¸ 0,25 | - Khi đào các đường lò này, lối người đi lại đặt về phía đoàn tàu di động. - Tuỳ theo loại vì chống. |
8. Lò Nghiêng | Đường cáp có ghế ngồi. | Giữa vì chống hoặc phần nhô ra của thiết bị và đường cáp có ghế. |
| 0,6 | Khoảng cách phải được đảm bảo ở chiều cao kẹp treo. |
9. Lò Nghiêng | Đường cáp có ghế ngồi và băng tải | Giữa đường cáp có ghế ngồi và băng tải. |
| 1,0 |
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVN01:2011/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 15/02/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Thuật ngữ, định nghĩa
- Điều 4. Các yêu cầu chung
- Điều 5. Quy định về sức khoẻ người lao động
- Điều 6. Quy định nghề làm việc trong hầm lò
- Điều 7. Quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
- Điều 8. Quy định về Ứng cứu sự cố - Tìm kiếm cứu nạn
- Điều 9. Quy định về kiểm tra, kiểm soát người lao động
- Điều 10. Quy định về sử dụng ngọn lửa trần
- Điều 11. Quy định về trang bị bảo hộ lao động
- Điều 12. Quy định về biển báo, tín hiệu
- Điều 13. Quy định về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực Lãnh đạo mỏ
- Điều 14. Quy định về xếp loại mỏ theo khí Mêtan
- Điều 15. Quy định về tổ chức sản xuất trong hầm lò
- Điều 16. Quy định về công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn
- Điều 17. Quy định về nhật lệnh, giao - nhận ca
- Điều 18. Quy định về báo cáo sự cố, tai nạn lao động
- Điều 19. Quy định chung về lối thoát trong hầm lò
- Điều 20. Quy định về kích thước lối người đi lại
- Điều 21. Lối thoát khi mở mức khai thác mới
- Điều 22. Lối thoát từ gương lò chợ
- Điều 23. Quy định chung về đào chống lò
- Điều 24. Kích thước, tiết diện các đường lò
- Điều 25. Quy định về lối người đi lại trong các đường lò
- Điều 26. Đào, chống các đường lò bằng và lò nghiêng
- Điều 27. Đào và chống giếng đứng
- Điều 31. Quy định chung
- Điều 32. Quy định về hệ thống khai thác hỗn hợp dàn dẻo
- Điều 33. Quy định về hệ thống khai thác cột dài theo phương
- Điều 34. Quy định về hệ thống khai thác dàn chống cứng