Mục 1 Chương 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
MỤC 1. CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC
Điều 113. Quy định về các trạm bơm thoát nước
1. Không tính đến sự lắng đọng của bùn, dung tích tối thiểu hầm chứa nước của trạm bơm thoát nước phải đảm bảo quy định sau:
a) Đối với trạm bơm nước chính: 08 giờ lưu lượng nước bình thường;
b) Đối với trạm bơm nước khu vực: 04 giờ lưu lượng bình thường;
c) Hầm chứa nước phải luôn ở trạng thái làm việc với dung tích bùn lắng đọng không vượt quá 30%.
2. Hầm đặt bơm của trạm thoát nước chính phải được nối với:
a) Giếng mỏ bằng một lò nghiêng đi lại thông với giếng ở vị trí không thấp hơn 7m so với nền hầm đặt bơm;
b) Sân ga giếng bằng một lò đi lại có cửa đóng kín;
c) Hầm chứa nước có kết cấu cho phép điều chỉnh nước vào và đóng kín hầm bơm.
3. Khi lưu lượng nước thấp hơn 50m3/h, cho phép lắp đặt thiết bị bơm thoát nước khu vực không cần có các hầm riêng biệt;
4. Hầm bơm của trạm thoát nước chính phải được trang bị nâng cơ giới và nếu trọng lượng một thiết bị lớn hơn 3 tấn phải có dầm cẩu. Nền của trạm bơm phải đặt cao hơn 0,5m so với nền sân ga giếng.
5. Khi đào giếng, hầm bơm trung gian phải có lối thông ra giếng với kích thước tối thiểu trong khung chống: chiều rộng là 2,5m và chiều cao là 2,2m. Lối vào hầm bơm phải đóng bằng cửa có song sắt chắc chắn.
6. Lưu lượng nước và hệ thống ống đẩy của trạm bơm thoát nước chính và khu vực được quy định như sau:
a) Trạm bơm thoát nước chính và các trạm bơm có lưu lượng nước lớn hơn 50m3/h phải được trang bị ít nhất 3 tổ hợp máy bơm; Năng lực bơm của mỗi tổ hợp không kể dự phòng phải đảm bảo thoát hết lưu lượng nước cực đại một ngày - đêm trong thời gian 20 giờ bơm;
b) Khi đào hoặc đào sâu thêm giếng, không phụ thuộc vào lưu lượng nước, cho phép sử dụng một máy bơm treo nhưng bắt buộc phải có một máy bơm dự phòng;
c) Trạm bơm thoát nước chính phải được trang bị ít nhất hai đường ống đẩy trong đó có một dự phòng; Khi có ba đường ống làm việc, phải có một đường ống dự phòng; Khi có nhiều hơn 3 đường ống làm việc, phải có 2 đường ống dự phòng. Đối với trạm thoát nước khu vực, cho phép có một đường ống dự phòng;
d) Khi đấu nối các đường ống đẩy, phải đảm bảo thoát hết lưu lượng nước một ngày - đêm;
e) Cấm đặt ở trong giếng các đường ống đẩy có áp lực cao hơn 6,4MPa (64kG/cm2) đối diện với phía mặt thùng cũi; Chỉ được phép đặt đường ống dẫn áp lực cao hơn 6,4MPa đối diện với phía mặt thùng cũi với điều kiện đảm bảo các quy định sau đây:
- Che chắn các vị trí nối ống bằng những tấm kim loại;
- Ngăn mặt thùng cũi nói trên bằng cửa kín có chiều cao bằng chiều cao thùng cũi;
- Che kín đường ống tại những vị trí người ra vào thùng cũi.
Điều 114. Quy định về tổ chức kiểm tra công tác thoát nước
1. Tính từ thời điểm lắp đặt xong, định kỳ sau 5 năm vận hành đường ống áp lực của trạm bơm thoát nước chính phải được kiểm tra bằng 1,25 lần so với áp lực làm việc.
2. Tổ chức kiểm tra các trạm bơm thoát nước mỏ được thực hiện như sau
a) Hàng ngày do người trực bơm thực hiện;
b) Ít nhất 01 lần trong tuần do kỹ sư cơ điện chuyên trách và ít nhất 01 lần trong 02 tuần do Phó Giám đốc cơ điện mỏ hoặc người được uỷ quyền thực hiện.
Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ kiểm tra hoạt động của trạm bơm.
3. Ít nhất một lần trong năm, phải kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị trạm bơm chính. Biên bản kiểm tra và hiệu chỉnh phải do Giám đốc điều hành mỏ duyệt.
Nội dung kiểm tra thực hiện theo mẫu sổ 07 Phụ lục VII của Quy chuẩn này.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVN01:2011/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 15/02/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Thuật ngữ, định nghĩa
- Điều 4. Các yêu cầu chung
- Điều 5. Quy định về sức khoẻ người lao động
- Điều 6. Quy định nghề làm việc trong hầm lò
- Điều 7. Quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
- Điều 8. Quy định về Ứng cứu sự cố - Tìm kiếm cứu nạn
- Điều 9. Quy định về kiểm tra, kiểm soát người lao động
- Điều 10. Quy định về sử dụng ngọn lửa trần
- Điều 11. Quy định về trang bị bảo hộ lao động
- Điều 12. Quy định về biển báo, tín hiệu
- Điều 13. Quy định về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực Lãnh đạo mỏ
- Điều 14. Quy định về xếp loại mỏ theo khí Mêtan
- Điều 15. Quy định về tổ chức sản xuất trong hầm lò
- Điều 16. Quy định về công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn
- Điều 17. Quy định về nhật lệnh, giao - nhận ca
- Điều 18. Quy định về báo cáo sự cố, tai nạn lao động
- Điều 19. Quy định chung về lối thoát trong hầm lò
- Điều 20. Quy định về kích thước lối người đi lại
- Điều 21. Lối thoát khi mở mức khai thác mới
- Điều 22. Lối thoát từ gương lò chợ
- Điều 23. Quy định chung về đào chống lò
- Điều 24. Kích thước, tiết diện các đường lò
- Điều 25. Quy định về lối người đi lại trong các đường lò
- Điều 26. Đào, chống các đường lò bằng và lò nghiêng
- Điều 27. Đào và chống giếng đứng
- Điều 31. Quy định chung
- Điều 32. Quy định về hệ thống khai thác hỗn hợp dàn dẻo
- Điều 33. Quy định về hệ thống khai thác cột dài theo phương
- Điều 34. Quy định về hệ thống khai thác dàn chống cứng