Điều 9 Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Điều 9.Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3.
1. Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 với các tổ chức, cá nhân của quốc gia thành viên của Tổ chức Công ước cho các mục đích không bị Công ước cấm phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hành nghề hoá chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu ghi trên giấy chứng nhận đăng ký thuế do cơ quan thuế cấp;
b) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá là hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Có giấy phép xuất khẩu (nhập khẩu) hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 của Bộ Công nghiệp,
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu (nhập khẩu) hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 tại Phụ lục số 4 Nghị định này (Mẫu 4.3).
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công nghiệp sẽ cấp phép xuất khẩu (nhập khẩu) hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 theo mẫu giấy phép tại Phụ lục số 4 Nghị định này (Mẫu 4.4).
Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 cho các mục đích chuyên ngành (y tế, dược phẩm, nông nghiệp, bảo vệ), khi cần thiết Bộ Công nghiệp lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước tương ứng trước khi cấp phép.
Giấy phép xuất khẩu (nhập khẩu) hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 chỉ cấp một lần cho một hợp đồng trong thời gian tối đa là 12 tháng, trường hợp cần gia hạn phải có đơn đề nghị. Các giấy phép đã cấp không được chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác.
Trường hợp việc xuất khẩu hoá chất Bảng 3 được thực hiện với tổ chức hoặc cá nhân của nước không phải là quốc gia thành viên Công ước, phải có giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nói trên. Mẫu giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng tại Phụ lục số 7 Nghị định này (Mẫu 7.5). Giấy chứng nhận này đính kèm trong hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu của doanh nghiệp xin phép xuất khẩu.
2. Trước ngày 28 tháng 02 hàng năm, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp Bộ Công nghiệp văn bản khai báo về nhập khẩu, xuất khẩu trong năm trước đối với:
- Hóa chất Bảng 2, bao gồm cả hỗn hợp chứa hóa chất 2A* và 2A có nồng độ từ 1% trở lên và hóa chất 2B có nồng độ từ 30% trở lên, theo mẫu khai báo số 6.5 tại Phụ lục số 6 Nghị định này;
- Hóa chất Bảng 3, bao gồm cả hỗn hợp chứa hóa chất Bảng 3 có nồng độ từ 30% trở lên theo mẫu khai báo số 7.6 tại Phụ lục số 7 Nghị định này.
3. Khi được yêu cầu, mọi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 đều phải chấp hành nghiêm túc việc kiểm chứng số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 do Tổ chức Công ước hoặc Bộ Công nghiệp phối hợp cùng Cơ quan quốc gia Việt Nam tiến hành.
Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- Điều 4. Các quy định về đầu tư, khai báo và thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 1
- Điều 5. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 1
- Điều 6. Quy định về đầu tư các cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 7. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 8. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3.
- Điều 9. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3.
- Điều 10. Các quy định về đầu tư cơ sở hoá chất DOC, DOC- PSF
- Điều 11. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 12. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 13. Thông báo thay đổi tên hoá chất chống bạo loạn
- Điều 14. Thông báo hàng năm về chương trình phòng vệ, đóng góp tự nguyện
- Điều 15. Ưu đãi và miễn trừ
- Điều 16. Tiếp đón và làm việc với đội thanh sát của Tổ chức Công ước
- Điều 17. Bảo mật thông tin
- Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 20. Chức năng và quy chế làm việc của Cơ quan quốc gia Việt Nam
- Điều 21. Trách nhiệm và thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
- Điều 22. Quyết định thanh tra, kiểm tra
- Điều 23. Tiến hành thanh tra, kiểm tra
- Điều 24. Quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Xử phạt vi phạm đối với các hành vi bị cấm theo quy định của Công ước
- Điều 26. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 1
- Điều 27. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 2
- Điều 28. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 3
- Điều 29. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 30. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả và xử phạt trục xuất
- Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 32. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo