Chương 4 Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
Điều 18.Nội dung quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
Nội dung quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước bao gồm:
1. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các hoạt động hoá chất để thực hiện Công ước.
2. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các cam kết quốc tế phát sinh từ Công ước.
3. Thông tin, tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật về Công ước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động hoá chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về thực hiện Công ước.
6. Hợp tác quốc tế trong việc thực hiện Công ước.
Điều 19.Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện Công ước trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công nghiệp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện Công ước, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích thực hiện Công ước;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Công ước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân các tỉnh) và chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện Công ước;
d) Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi theo thẩm quyền giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản chấp thuận đầu tư các cơ sở hoá chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước;
đ) Quản lý việc sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hoá chất độc có liên quan; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động này tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình;
e) Là đại diện cho Cơ quan quốc gia Việt Nam trong quan hệ với Tổ chức Công ước và thay mặt Cơ quan quốc gia Việt Nam giải quyết các công việc liên quan đến Công ước;
g) Chủ trì thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ Công ước.
3. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu các hoá chất thuộc diện Công ước kiểm soát.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý việc sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hoá chất độc có liên quan; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động này trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc tổ chức thực hiện Công ước.
6. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về thực hiện Công ước và hợp tác quốc tế theo quy định của Công ước.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Công ước và Nghị định này.
Điều 20.Chức năng và quy chế làm việc của Cơ quan quốc gia Việt Nam
Cơ quan quốc gia Việt Nam có các chức năng sau:
1. Tham mưu, tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện Công ước.
2. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả giữa các Bộ, ngành và cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Công ước.
3. Theo dõi, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ Công ước.
4. Đầu mối quan hệ công tác giữa Việt Nam với Tổ chức Công ước thông qua đại diện của mình là Bộ Công nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định quy chế làm việc của Cơ quan quốc gia Việt Nam.
Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- Điều 4. Các quy định về đầu tư, khai báo và thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 1
- Điều 5. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 1
- Điều 6. Quy định về đầu tư các cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 7. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 8. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3.
- Điều 9. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3.
- Điều 10. Các quy định về đầu tư cơ sở hoá chất DOC, DOC- PSF
- Điều 11. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 12. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 13. Thông báo thay đổi tên hoá chất chống bạo loạn
- Điều 14. Thông báo hàng năm về chương trình phòng vệ, đóng góp tự nguyện
- Điều 15. Ưu đãi và miễn trừ
- Điều 16. Tiếp đón và làm việc với đội thanh sát của Tổ chức Công ước
- Điều 17. Bảo mật thông tin
- Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 20. Chức năng và quy chế làm việc của Cơ quan quốc gia Việt Nam
- Điều 21. Trách nhiệm và thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
- Điều 22. Quyết định thanh tra, kiểm tra
- Điều 23. Tiến hành thanh tra, kiểm tra
- Điều 24. Quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Xử phạt vi phạm đối với các hành vi bị cấm theo quy định của Công ước
- Điều 26. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 1
- Điều 27. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 2
- Điều 28. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 3
- Điều 29. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 30. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả và xử phạt trục xuất
- Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 32. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo