Điều 24 Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Điều 24.Quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính
1. Vi phạm hành chính về thực hiện Công ước là những hành vi vi phạm trong các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ, xuất khẩu, nhập khẩu các hoá chất bị kiểm soát bởi quy định của Công ước và Nghị định này, do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện mà chưa cấu thành tội phạm nhưng theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Mỗi hành vi vi phạm hành chính phải chịu một hình thức xử phạt chính bằng tiền; mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính là 100.000.000 đồng. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Nguyên tắc xử phạt, thời hạn xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính về thực hiện Công ước được áp dụng theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
5. Đối với những vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực quản lý hoá chất độc, bảo vệ môi trường và an toàn hóa chất đã được quy định tại các nghị định khác của Chính phủ thì việc xử phạt áp dụng theo các quy định của các nghị định đó.
Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- Điều 4. Các quy định về đầu tư, khai báo và thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 1
- Điều 5. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 1
- Điều 6. Quy định về đầu tư các cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 7. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 8. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3.
- Điều 9. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3.
- Điều 10. Các quy định về đầu tư cơ sở hoá chất DOC, DOC- PSF
- Điều 11. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 12. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 13. Thông báo thay đổi tên hoá chất chống bạo loạn
- Điều 14. Thông báo hàng năm về chương trình phòng vệ, đóng góp tự nguyện
- Điều 15. Ưu đãi và miễn trừ
- Điều 16. Tiếp đón và làm việc với đội thanh sát của Tổ chức Công ước
- Điều 17. Bảo mật thông tin
- Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 20. Chức năng và quy chế làm việc của Cơ quan quốc gia Việt Nam
- Điều 21. Trách nhiệm và thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
- Điều 22. Quyết định thanh tra, kiểm tra
- Điều 23. Tiến hành thanh tra, kiểm tra
- Điều 24. Quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Xử phạt vi phạm đối với các hành vi bị cấm theo quy định của Công ước
- Điều 26. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 1
- Điều 27. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 2
- Điều 28. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 3
- Điều 29. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 30. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả và xử phạt trục xuất
- Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 32. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo