Điều 48 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Việc chuẩn bị, tổ chức, phê duyệt kết quả và ký Hợp đồng với tổ chức, cá nhân trúng thầu thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn được thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về đấu thầu.
2. Căn cứ để lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn ngoài quy định tại pháp luật về đấu thầu còn phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
a) Giá trị của Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn đề nghị trúng thầu thấp nhất so với dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tính tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với quỹ đất để tạo vốn đề nghị trúng thầu cao nhất so với giá đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Giá trúng thầu của Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được giữ ổn định trong suốt thời gian thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn (trừ các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật).
4. Khi giá trúng thầu của Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê có phát sinh chênh lệch thì xử lý như sau:
a) Trường hợp giá trị của Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn nhỏ hơn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với quỹ đất để tạo vốn thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp vào ngân sách địa phương phần chênh lệch này;
b) Trường hợp giá trị của Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn lớn hơn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với quỹ đất để tạo vốn thì ngân sách trung ương (đối với dự án thuộc trung ương quản lý), ngân sách địa phương (đối với dự án thuộc địa phương quản lý) hoàn trả cho tổ chức, cá nhân thực hiện Dự án phần chênh lệch này.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn có trách nhiệm:
a) Chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với toàn bộ diện tích đất của Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn;
b) Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ;
c) Nộp ngân sách địa phương phần chênh lệch quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
d) Bàn giao công trình đường bộ theo tiến độ cam kết tại Hợp đồng;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Hợp đồng ký kết.
6. Thời điểm thanh toán tiền chênh lệch quy định tại Khoản 4 Điều này là thời điểm kết thúc Hợp đồng ký kết (tính theo ngày kết thúc ghi trong Hợp đồng ký kết).
Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 16. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 17. Đối tượng ghi sổ hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 18. Cơ quan, đơn vị thực hiện hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 19. Hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 20. Xác định nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 21. Hạch toán tăng, giảm nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 22. Giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 23. Giao việc bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ cho nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 24. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện
- Điều 25. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo khối lượng thực tế
- Điều 26. Quỹ đất thuộc tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 27. Giao đất hoặc cho thuê đất dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ cho tổ chức, cá nhân
- Điều 28. Xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 29. Điều chuyển tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 30. Thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 31. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 32. Báo cáo kê khai tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 33. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 34. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 35. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 37. Hồ sơ, báo cáo, hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 38. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao thực hiện các Hợp đồng dự án
- Điều 40. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án BOT, BTO
- Điều 41. Bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 42. Cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 43. Chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 44. Khai thác tài sản hạ tầng đường bộ đối với các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT
- Điều 45. Chuẩn bị điều kiện khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ
- Điều 46. Thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn
- Điều 47. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do Nhà nước thực hiện
- Điều 48. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do tổ chức, cá nhân thực hiện