Chương 1 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả và tạo nguồn vốn phục vụ bảo trì và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đối với những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà việc quản lý, sử dụng phải thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là tài sản hạ tầng đường bộ) gồm: Công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ và các công trình khác phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm: Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ công trình đường bộ khác.
3. Đường bộ gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
4. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
6. Quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ là các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm bảo vệ, duy trì hoạt động bình thường của tài sản hạ tầng đường bộ.
7. Cơ quan quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
8. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ là chủ thể được Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ; gồm: Khu quản lý đường bộ; Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã); cơ quan, đơn vị được Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ.
9. Tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ là chủ thể thực hiện việc bảo trì, khai thác và sử dụng theo Hợp đồng ký với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Khoản 8 Điều này.
10. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ là tập hợp các hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của thiết kế để đảm bảo hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng; cụ thể:
a) Bảo dưỡng thường xuyên là hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị đã lắp đặt vào công trình được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì tài sản hạ tầng đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh hư hỏng;
b) Sửa chữa định kỳ là hoạt động được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên không đáp ứng được;
c) Sửa chữa đột xuất là hoạt động phải thực hiện bất thường khi tài sản hạ tầng đường bộ bị hư hỏng đột xuất do các tác động của thiên tai, địch họa, những tác động đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến cần khắc phục kịp thời để bảo đảm duy trì hoạt động bình thường.
11. Tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng là tài sản do tổ chức, đơn vị, cá nhân đầu tư xây dựng phục vụ cho hoạt động giao thông đường bộ đặc thù của một hoặc một số tổ chức, đơn vị, cá nhân.
12. Tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án là tài sản đang được đầu tư xây dựng hoặc đang khai thác, sử dụng trong thời hạn quy định tại Hợp đồng đã ký kết của các hình thức: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi chung là BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi chung là BTO), Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi chung là BT), đối tác công - tư (sau đây gọi chung là PPP) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức, cá nhân thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn là các tổ chức kinh tế, Quỹ đầu tư không phân biệt trong và ngoài nước, có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện hoạt động thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
1. Mọi tài sản hạ tầng đường bộ được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng và khai thác.
2. Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
3. Hiện đại hóa công tác quản lý tài sản hạ tầng đường bộ và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi tham gia quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ; đồng thời đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện bảo trì và phát triển tài sản hạ tầng đường bộ.
6. Tài sản hạ tầng đường bộ phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
7. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản hạ tầng đường bộ dưới mọi hình thức.
2. Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
3. Sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ để kinh doanh trái pháp luật.
4. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hạ tầng đường bộ.
5. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
7. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 16. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 17. Đối tượng ghi sổ hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 18. Cơ quan, đơn vị thực hiện hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 19. Hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 20. Xác định nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 21. Hạch toán tăng, giảm nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 22. Giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 23. Giao việc bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ cho nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 24. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện
- Điều 25. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo khối lượng thực tế
- Điều 26. Quỹ đất thuộc tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 27. Giao đất hoặc cho thuê đất dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ cho tổ chức, cá nhân
- Điều 28. Xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 29. Điều chuyển tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 30. Thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 31. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 32. Báo cáo kê khai tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 33. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 34. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 35. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 37. Hồ sơ, báo cáo, hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 38. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao thực hiện các Hợp đồng dự án
- Điều 40. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án BOT, BTO
- Điều 41. Bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 42. Cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 43. Chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 44. Khai thác tài sản hạ tầng đường bộ đối với các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT
- Điều 45. Chuẩn bị điều kiện khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ
- Điều 46. Thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn
- Điều 47. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do Nhà nước thực hiện
- Điều 48. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do tổ chức, cá nhân thực hiện