Mục 1 Chương 4 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
MỤC 1. KHAI THÁC TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 41. Bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
1. Bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ cho tổ chức, cá nhân thực hiện trong một thời hạn nhất định theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Việc bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ được áp dụng đối với đường bộ đã được xây dựng.
3. Căn cứ lưu lượng vận tải thực tế, tác động của việc thu phí đến sự phát triển kinh tế xã hội và khả năng thu phí của từng tài sản hạ tầng đường bộ; định kỳ hàng năm Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, rà soát, lập phương án bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Thẩm quyền quyết định bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Bộ Tài chính quyết định việc bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định việc bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.
6. Thời hạn bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cho từng Hợp đồng nhưng tối đa không quá 10 năm.
7. Số tiền thu được từ bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ sau khi trừ các chi phí có liên quan được sử dụng để đầu tư phát triển và bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đã mua quyền thu phí tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Được thu phí theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được chủ động thực hiện các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ khi bán theo Hợp đồng ký kết phù hợp với quy định của pháp luật; được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm;
b) Thực hiện bảo trì đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại Hợp đồng ký kết; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm quy định trong Hợp đồng ký kết.
9. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hành chính về bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ.
Điều 42. Cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
1. Cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ cho tổ chức, cá nhân thực hiện trong một thời hạn nhất định theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ được áp dụng đối với tài sản hạ tầng đường bộ đã được xây dựng gồm:
a) Bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ;
b) Các công trình hạ tầng kỹ thuật là đường dây, cáp (điện lực, chiếu sáng, thông tin liên lạc), đường ống (cấp nước, thoát nước, cấp nhiên liệu) và các công trình khác lắp đặt vào đường bộ và hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ khả năng khai thác của từng tài sản hạ tầng đường bộ; định kỳ hàng năm Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện thống kê, rà soát, lập phương án cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
4. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ được thực hiện theo hình thức đấu thầu; trừ trường hợp cho thuê theo hình thức chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Thẩm quyền quyết định cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp quyết định việc cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định việc cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.
6. Thời hạn cho thuê tài sản hạ tầng đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 5 Điều này xác định cụ thể trong từng Hợp đồng cho thuê.
7. Số tiền thu được từ cho thuê tài sản hạ tầng đường bộ sau khi trừ các chi phí có liên quan được sử dụng để đầu tư phát triển và bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đã thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Được thực hiện khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo Hợp đồng ký kết phù hợp với quy định của pháp luật; được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm;
b) Thực hiện bảo trì đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại Hợp đồng ký kết (trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này); chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm quy định trong Hợp đồng ký kết.
9. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hành chính về cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
Điều 43. Chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ
1. Chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền đầu tư nâng cấp, mở rộng và quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ trong một thời hạn nhất định theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ áp dụng đối với tài sản hạ tầng đường bộ hiện có đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng (chi tiết về quy mô, tổng mức vốn đầu tư, kế hoạch triển khai dự án); gồm:
a) Công trình đường bộ;
b) Bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ.
3. Căn cứ quy hoạch phát triển và kế hoạch nâng cấp, mở rộng tài sản hạ tầng đường bộ hiện có; định kỳ hàng năm Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân loại để lập phương án chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Bộ Tài chính quyết định việc chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.
6. Thời hạn chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ được xác định cụ thể trong từng Hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa không quá 49 năm.
7. Số tiền thu được từ chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ sau khi trừ các chi phí có liên quan được sử dụng để đầu tư phát triển và bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Được quyết định khai thác, thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo Hợp đồng ký kết và được điều chỉnh theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm;
b) Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản hạ tầng đường bộ đã nhận chuyển nhượng theo quy hoạch, đúng lộ trình cam kết tại Hợp đồng; thực hiện bảo trì đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại Hợp đồng ký kết; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm quy định trong Hợp đồng ký kết.
9. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hành chính về chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ.
Điều 44. Khai thác tài sản hạ tầng đường bộ đối với các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT
Đối với các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản hạ tầng đường bộ hiện có thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT thì việc khai thác tài sản hạ tầng đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 16. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 17. Đối tượng ghi sổ hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 18. Cơ quan, đơn vị thực hiện hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 19. Hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 20. Xác định nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 21. Hạch toán tăng, giảm nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 22. Giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 23. Giao việc bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ cho nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 24. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện
- Điều 25. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo khối lượng thực tế
- Điều 26. Quỹ đất thuộc tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 27. Giao đất hoặc cho thuê đất dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ cho tổ chức, cá nhân
- Điều 28. Xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 29. Điều chuyển tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 30. Thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 31. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 32. Báo cáo kê khai tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 33. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 34. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 35. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 37. Hồ sơ, báo cáo, hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 38. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao thực hiện các Hợp đồng dự án
- Điều 40. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án BOT, BTO
- Điều 41. Bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 42. Cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 43. Chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 44. Khai thác tài sản hạ tầng đường bộ đối với các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT
- Điều 45. Chuẩn bị điều kiện khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ
- Điều 46. Thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn
- Điều 47. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do Nhà nước thực hiện
- Điều 48. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do tổ chức, cá nhân thực hiện