Điều 24 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Điều 24. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện
1. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện là việc Nhà nước giao khoán cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định trước trong một thời gian nhất định với một số tiền nhất định theo quy định tại Hợp đồng kinh tế.
2. Bảo trì theo chất lượng thực hiện áp dụng đối với hoạt động bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ.
3. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ có trách nhiệm xác định cụ thể đơn giá bảo dưỡng thường xuyên cho từng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đơn giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ được xác định bằng một trong các phương pháp sau:
a) Xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo dưỡng thường xuyên;
b) Xác định trên cơ sở mức giá bình quân của hoạt động bảo dưỡng thường xuyên 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có);
c) Kết hợp hai phương pháp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
5. Thẩm quyền quyết định đơn giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp quyết định đơn giá bảo dưỡng thường xuyên đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp quyết định đơn giá bảo dưỡng thường xuyên đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.
a) Lựa chọn tổ chức, cá nhân để ký Hợp đồng thực hiện bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng;
c) Nghiệm thu và thanh toán kinh phí bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ theo Hợp đồng ký kết.
7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện:
a) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi thực hiện bảo trì; được chủ động thực hiện các biện pháp trong hoạt động bảo trì nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo Hợp đồng ký kết; định kỳ được thanh toán một khoản kinh phí cố định theo Hợp đồng; được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm;
b) Thực hiện bảo trì đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại Hợp đồng ký kết; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm quy định trong Hợp đồng ký kết.
8. Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện; hướng dẫn việc xác định đơn giá bảo dưỡng thường xuyên cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tài sản hạ tầng đường bộ.
Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 16. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 17. Đối tượng ghi sổ hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 18. Cơ quan, đơn vị thực hiện hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 19. Hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 20. Xác định nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
- Điều 21. Hạch toán tăng, giảm nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 22. Giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 23. Giao việc bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ cho nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 24. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện
- Điều 25. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ theo khối lượng thực tế
- Điều 26. Quỹ đất thuộc tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 27. Giao đất hoặc cho thuê đất dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ cho tổ chức, cá nhân
- Điều 28. Xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 29. Điều chuyển tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 30. Thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 31. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 32. Báo cáo kê khai tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 33. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 34. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 35. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 37. Hồ sơ, báo cáo, hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng
- Điều 38. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao thực hiện các Hợp đồng dự án
- Điều 40. Báo cáo tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án BOT, BTO
- Điều 41. Bán quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 42. Cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 43. Chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ
- Điều 44. Khai thác tài sản hạ tầng đường bộ đối với các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT
- Điều 45. Chuẩn bị điều kiện khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ
- Điều 46. Thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn
- Điều 47. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do Nhà nước thực hiện
- Điều 48. Cơ chế tài chính đối với Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn do tổ chức, cá nhân thực hiện