Chương 4 Luật Thương mại 1997
CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI
Mục 1: CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI
Điều 222. Các loại chế tài trong thương mại
Các loại chế tài trong thương mại gồm:
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
2- Phạt vi phạm;
3- Bồi thường thiệt hại;
4- Huỷ hợp đồng.
Điều 223. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
2- Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải tìm cách loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấp thuận của bên có quyền lợi bị vi phạm.
3- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có.
4- Trong trường hợp bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
5- Bên có quyền lợi bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 224. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
Bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều 225. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
1- Trong trường hợp không có thoả thuận khác thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng.
2- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 227. Căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt
Phạt vi phạm phát sinh từ những căn cứ sau đây:
1- Không thực hiện hợp đồng;
2- Thực hiện không đúng hợp đồng.
Mức phạt đối với một vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Điều 229. Bồi thường thiệt hại
1- Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.
2- Số tiền bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.
Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.
Điều 230. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2- Có thiệt hại vật chất;
3- Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất;
4- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Điều 231. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất.
Bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi, nếu không chứng minh được là mình không có lỗi.
Điều 232. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên đòi bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Điều 233. Quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán
Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán phí dịch vụ, các chi phí khác thì bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 234. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.
Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận.
Điều 236. Thông báo huỷ hợp đồng
Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ hợp đồng phải bồi thường.
Điều 237. Hậu quả của việc huỷ hợp đồng
1- Sau khi huỷ hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.
2- Mỗi bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời.
3- Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.
Mục 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Điều 238. Tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Điều 239. Hình thức giải quyết tranh chấp
1- Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên.
2- Các bên tranh chấp có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải.
3- Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án mà các bên lựa chọn.
Điều 240. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài
Đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài, nếu các bên không có thoả thuận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án Việt Nam.
1- Thời hạn khiếu nại là thời hạn mà bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền.
2- Thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận trong hợp đồng; trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
a) Ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
b) Sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về quy cách, chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
c) Ba tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đối với khiếu nại về các hành vi thương mại khác, trừ trường hợp quy định tại
Thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền khiếu nại.
Điều 243. Việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, các phán quyết, quyết định của Trọng tài
1- Các bản án, quyết định của Toà án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2- Các phán quyết, quyết định của Trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật.
Luật Thương mại 1997
- Số hiệu: 58/L-CTN
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 10/05/1997
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 01/01/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
- Điều 2. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại
- Điều 3. Áp dụng Luật thương mại và các luật liên quan
- Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Quyền hoạt động thương mại
- Điều 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại
- Điều 8. Cạnh tranh trong thương mại
- Điều 9. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng
- Điều 10. Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước
- Điều 11. Chính sách đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại
- Điều 12. Chính sách đối với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân
- Điều 13. Chính sách thương mại đối với nông thôn
- Điều 14. Chính sách thương mại đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
- Điều 15. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại
- Điều 16. Chính sách ngoại thương
- Điều 17. Điều kiện để trở thành thương nhân
- Điều 18. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân
- Điều 19. Đăng ký kinh doanh
- Điều 20. Nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 21. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 22. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 23. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 24. Tên thương mại, biển hiệu
- Điều 25. Sổ kế toán và việc lưu giữ hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan
- Điều 26. Đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế
- Điều 27. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
- Điều 28. Mở và sử dụng tài khoản
- Điều 29. Niêm yết giá
- Điều 30. Lập hoá đơn, chứng từ
- Điều 31. Điều hành hoạt động thương mại
- Điều 32. Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại
- Điều 33. Hoạt động thương mại với nước ngoài
- Điều 34. Tạm ngừng hoạt động thương mại
- Điều 35. Chấm dứt hoạt động thương mại
- Điều 36. Xoá đăng ký kinh doanh
- Điều 37. Hình thức hoạt động
- Điều 38. Văn phòng đại điện
- Điều 39. Chi nhánh
- Điều 40. Nội dung hoạt động
- Điều 41. Quyền của Văn phòng đại diện
- Điều 42. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
- Điều 43. Quyền của Chi nhánh
- Điều 44. Nghĩa vụ của Chi nhánh
- Điều 46. Mua bán hàng hoá
- Điều 47. Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá
- Điều 48. Đối tượng của mua bán hàng hoá
- Điều 49. Hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 50. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 51. Chào hàng và chấp nhận chào hàng
- Điều 52. Sửa đổi, bổ sung chào hàng
- Điều 53. Thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng và bên chấp nhận chào hàng
- Điều 54. Chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng
- Điều 55. Thời điểm ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 56. Hiệu lực của giao dịch và đàm phán trước khi hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết
- Điều 57. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 58. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
- Điều 59. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá có điều kiện
- Điều 60. Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
- Điều 61. Kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng
- Điều 62. Người mua, đại diện của người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá tại nơi giao hàng
- Điều 63. Quyền nhận tiền bán hàng
- Điều 64. Giao hàng cho người vận chuyển
- Điều 65. Giao thừa hàng, giao thiếu hàng, giao hàng lẫn chủng loại
- Điều 66. Hàng có bảo hành
- Điều 67. Quyền ngừng giao hàng của người bán
- Điều 68. Trách nhiệm của người bán đối với hàng không phù hợp với hợp đồng
- Điều 69. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá đã bán
- Điều 70. Hoàn trả tiền bán hàng đã nhận
- Điều 71. Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng của người mua
- Điều 72. Quyền chưa thanh toán tiền mua hàng
- Điều 73. Thời hạn thanh toán tiền mua hàng
- Điều 74. Kiểm tra hàng tại nơi hàng đến
- Điều 75. Thông báo về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
- Điều 76. Rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển
- Điều 77. Các trường hợp miễn trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- Điều 78. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
- Điều 79. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
- Điều 80. Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 81. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 82. Áp dụng các quy định về mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 83. Người đại diện cho thương nhân, người được đại diện
- Điều 84. Phạm vi đại diện
- Điều 85. Hợp đồng đại diện cho thương nhân
- Điều 86. Nghĩa vụ của người đại diện
- Điều 87. Nghĩa vụ của người được đại diện
- Điều 88. Quyền hưởng thù lao
- Điều 89. Thanh toán chi phí
- Điều 90. Quyền cầm giữ
- Điều 91. Hạn chế cạnh tranh
- Điều 92. Đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện
- Điều 93. Người môi giới thương mại
- Điều 94. Hợp đồng môi giới
- Điều 95. Nghĩa vụ của người môi giới
- Điều 96. Việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới
- Điều 97. Quyền hưởng thù lao
- Điều 98. Thanh toán chi phí liên quan đến việc môi giới
- Điều 99. Uỷ thác mua bán hàng hoá
- Điều 100. Bên được uỷ thác
- Điều 101. Bên uỷ thác
- Điều 102. Hàng hoá uỷ thác
- Điều 103. Phí uỷ thác
- Điều 104. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
- Điều 105. Uỷ thác lại cho bên thứ ba
- Điều 106. Nhận uỷ thác của nhiều bên
- Điều 107. Nghĩa vụ của bên được uỷ thác
- Điều 108. Quyền của bên được uỷ thác
- Điều 109. Nghĩa vụ của bên uỷ thác
- Điều 110. Quyền của bên uỷ thác.
- Điều 111. Đại lý mua bán hàng hoá
- Điều 112. Bên giao đại lý, bên đại lý
- Điều 113. Thù lao đại lý
- Điều 114. Đại lý mua hàng
- Điều 115. Đại lý bán hàng
- Điều 116. Các hình thức đại lý
- Điều 117. Quyền sở hữu trong đại lý mua, bán hàng hoá
- Điều 118. Thanh toán trong đại lý
- Điều 119. Hợp đồng đại lý
- Điều 120. Quyền của bên giao đại lý
- Điều 121. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
- Điều 122. Quyền của bên đại lý
- Điều 123. Nghĩa vụ của bên đại lý
- Điều 124. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý
- Điều 125. Chuyển quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba
- Điều 126. Chấm dứt hợp đồng đại lý
- Điều 127. Đại lý mua bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài
- Điều 128. Gia công trong thương mại
- Điều 129. Nội dung gia công
- Điều 130. Bên nhận gia công và bên đặt gia công
- Điều 131. Hợp đồng gia công
- Điều 132. Gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 133. Điều kiện gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 134. Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu và các mặt hàng được phép gia công
- Điều 135. Chuyển giao công nghệ trong gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 136. Trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá gia công
- Điều 137. Kiểm tra, giám sát việc gia công
- Điều 138. Áp dụng pháp luật về thuế trong gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 141. Đấu thầu hàng hoá
- Điều 142. Bên mời thầu
- Điều 143. Bên dự thầu
- Điều 144. Bên trúng thầu
- Điều 145. Hình thức đấu thầu
- Điều 146. Sơ tuyển các bên dự thầu
- Điều 147. Điều kiện dự thầu của thương nhân
- Điều 148. Quản lý hồ sơ dự thầu
- Điều 149. Bảo đảm bí mật thông tin đấu thầu
- Điều 150. Sửa đổi hồ sơ đấu thầu
- Điều 151. Tiền bỏ thầu
- Điều 152. Hồ sơ mời thầu
- Điều 153. Thông báo mời thầu
- Điều 154. Chỉ dẫn cho bên dự thầu
- Điều 155. Ký quỹ dự thầu
- Điều 156. Ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 157. Mở thầu
- Điều 158. Biên bản mở thầu
- Điều 159. Xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu
- Điều 160. Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu
- Điều 161. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu
- Điều 162. Đấu thầu lại
- Điều 163. Dịch vụ giao nhận hàng hoá của thương nhân
- Điều 164. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
- Điều 165. Hợp đồng giao nhận hàng hoá
- Điều 166. Việc đảm nhận vận chuyển hàng hoá
- Điều 167. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
- Điều 168. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
- Điều 169. Các trường hợp miễn trách nhiệm
- Điều 170. Giới hạn trách nhiệm
- Điều 171. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
- Điều 172. Dịch vụ giám định hàng hoá
- Điều 173. Các tổ chức giám định hàng hoá
- Điều 174. Nội dung giám định hàng hoá
- Điều 175. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của các bên
- Điều 176. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
- Điều 177. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu giám định hàng hoá
- Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định hàng hoá
- Điều 179. Uỷ quyền giám định hàng hoá
- Điều 180. Khuyến mại
- Điều 181. Các hình thức khuyến mại
- Điều 182. Hàng hoá dùng để khuyến mại
- Điều 183. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại
- Điều 184. Bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại
- Điều 185. Các hoạt động khuyến mại bị cấm
- Điều 186. Quảng cáo thương mại
- Điều 187. Quyền quảng cáo thương mại
- Điều 188. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 189. Sản phẩm quảng cáo thương mại
- Điều 190. Phương tiện quảng cáo thương mại
- Điều 191. Bảo hộ sản phẩm quảng cáo thương mại và hoạt động quảng cáo thương mại hợp pháp
- Điều 192. Các quảng cáo thương mại bị cấm
- Điều 193. Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại
- Điều 194. Quảng cáo thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 195. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 196. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại
- Điều 197. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 198. Trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 199. Các hình thức trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 200. Điều kiện đối với hàng hoá trưng bày giới thiệu
- Điều 201. Điều kiện đối với hàng hoá sản xuất tại nước ngoài
- Điều 202. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 203. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá của thương nhân nước ngoài
- Điều 204. Các trường hợp cấm trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 205. Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 206. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 207. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 208. Hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 209. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 210. Quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 211. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Điều 212. Hàng cấm bán tại hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 213. Đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 214. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 215. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 216. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Điều 217. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 218. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 219. Thương phiếu
- Điều 220. Quyền sử dụng thương phiếu của thương nhân
- Điều 221. Phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán thương phiếu
- Điều 222. Các loại chế tài trong thương mại
- Điều 223. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Điều 224. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 225. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
- Điều 226. Phạt vi phạm
- Điều 227. Căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt
- Điều 228. Mức phạt vi phạm
- Điều 229. Bồi thường thiệt hại
- Điều 230. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 231. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
- Điều 232. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
- Điều 233. Quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán
- Điều 234. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồi thường thiệt hại
- Điều 235. Huỷ hợp đồng
- Điều 236. Thông báo huỷ hợp đồng
- Điều 237. Hậu quả của việc huỷ hợp đồng
- Điều 238. Tranh chấp thương mại
- Điều 239. Hình thức giải quyết tranh chấp
- Điều 240. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài
- Điều 241. Thời hạn khiếu nại
- Điều 242. Thời hiệu tố tụng
- Điều 243. Việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, các phán quyết, quyết định của Trọng tài
- Điều 244. Quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 245. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 246. Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 247. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 248. Trách nhiệm trong việc thực hiện Luật thương mại
- Điều 249. Thanh tra thương mại
- Điều 250. Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại
- Điều 251. Đối tượng của Thanh tra thương mại
- Điều 252. Quyền hạn của Thanh tra thương mại
- Điều 253. Trách nhiệm của Thanh tra thương mại
- Điều 254. Quyền của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
- Điều 255. Nghĩa vụ của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
- Điều 256. Khen thưởng
- Điều 257. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
- Điều 258. Hình thức xử lý vi phạm
- Điều 259. Thẩm quyền xử phạt
- Điều 260. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 261. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại
- Điều 262. Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý hoạt động thương mại