Chương 1 Luật Thương mại 1997
Mục 1: PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
Luật thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại
1- Đối tượng áp dụng của Luật thương mại là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam.
2- Đối với những người buôn bán rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp, Chính phủ ban hành Quy chế riêng theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.
Điều 3. Áp dụng Luật thương mại và các luật liên quan
Các hoạt động thương mại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.
3- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan;
2- Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;
3- Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán;
4- Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá;
5- Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại;
6- Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên;
7- Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
Mục 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
Điều 6. Quyền hoạt động thương mại
Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, tại các địa bàn mà pháp luật không cấm.
Để đảm bảo lợi ích quốc gia, Nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn, đối với một số mặt hàng, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ công bố.
Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong hoạt động thương mại.
Điều 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại
Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.
Thương nhân được hợp tác trong hoạt động thương mại theo các hình thức do pháp luật quy định.
Điều 8. Cạnh tranh trong thương mại
1- Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại.
2- Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành vi sau đây:
a) Đầu cơ để lũng đoạn thị trường;
b) Bán phá giá để cạnh tranh;
c) Dèm pha thương nhân khác;
d) Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác;
đ) Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác;
e) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
Điều 9. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng
1- Thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hoá và dịch vụ mà mình cung ứng.
2- Thương nhân phải bảo đảm tính hợp pháp của hàng hoá bán ra.
3- Cấm thương nhân:
a) Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng;
b) Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Bán hàng giả;
d) Bán hàng kém chất lượng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký;
đ) Quảng cáo dối trá;
e) Khuyến mại bất hợp pháp.
4- Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.
5- Trong trường hợp lợi ích của mình bị xâm phạm, người tiêu dùng có quyền khiếu nại thương nhân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện thương nhân tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước
Nhà nước đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại, là một trong những công cụ của Nhà nước để điều tiết cung cầu, ổn định giá cả nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước có chính sách phát triển các doanh nghiệp công ích, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực không thu lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp mà các thành phần kinh tế khác không kinh doanh.
Điều 11. Chính sách đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển; bảo đảm để kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Điều 12. Chính sách đối với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong thương mại; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thuộc các thành phần này hợp tác, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức đại lý hoặc hình thành các doanh nghiệp tư bản Nhà nước, các hình thức sở hữu hỗn hợp khác nhằm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo nội lực cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam phát triển, mở rộng thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại.
Điều 13. Chính sách thương mại đối với nông thôn
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại đối với thị trường nông thôn, tạo điều kiện mở rộng và phát triển chợ nông thôn. Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ lực cùng với hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác thực hiện việc bán vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp, mua nông sản nhằm góp phần nâng cao sức mua của nông dân và tạo tiền đề thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Điều 14. Chính sách thương mại đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; có chính sách tiêu thụ sản phẩm của địa phương; có chính sách và biện pháp ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các thương nhân kinh doanh một số mặt hàng thiết yếu; trợ giá, trợ cước cho những doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng phục vụ việc thực hiện chính sách xã hội và có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để mở rộng giao lưu kinh tế ở các vùng này.
Điều 15. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ thương mại mà pháp luật không hạn chế hoặc không cấm.
Trong trường hợp cần thiết Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính để tác động vào thị trường nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hoặc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Cấm lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, môi trường sinh thái, sản xuất và sức khoẻ của nhân dân.
Cấm mọi hành vi cản trở lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ hợp pháp trên thị trường.
Chính phủ công bố danh mục hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Điều 16. Chính sách ngoại thương
Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chính phủ quy định các chính sách cụ thể về ngoại thương trong từng thời kỳ và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển ngoại thương.
Điều 17. Điều kiện để trở thành thương nhân
Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân.
Điều 18. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân
Những người sau đây không được công nhận là thương nhân:
1- Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
2- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù;
3- Người đang trong thời gian bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nội dung đăng ký kinh doanh
Nội dung đăng ký kinh doanh gồm:
1- Tên thương nhân, tên người đại diện có thẩm quyền;
2- Tên thương mại, biển hiệu;
3- Địa chỉ giao dịch chính thức;
4- Ngành nghề kinh doanh;
5- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu;
6- Thời hạn hoạt động;
7- Chi nhánh, cửa hàng, Văn phòng đại diện nếu có.
Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi về nội dung đã đăng ký, thương nhân phải đăng ký những thay đổi này.
Điều 21. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
2- Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho đương sự trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3- Trong trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Thương nhân phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên báo Trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả lệ phí.
Điều 24. Tên thương mại, biển hiệu
1- Thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu.
Tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng.
2- Tên thương mại và biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3- Tên thương mại, biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn.
4- Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân.
Điều 25. Sổ kế toán và việc lưu giữ hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan
1- Thương nhân phải mở sổ kế toán, phải ghi chép, lưu giữ sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
2- Việc huỷ sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 26. Đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế
Thương nhân phải đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế.
Điều 27. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
1- Thương nhân được đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2- Nội dung và phạm vi hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân.
Điều 28. Mở và sử dụng tài khoản
Thương nhân mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thương nhân phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm mua bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Điều 30. Lập hoá đơn, chứng từ
Khi bán hàng, cung ứng dịch vụ, thương nhân phải lập hoá đơn, chứng từ hợp pháp và giao cho khách hàng một bản.
Điều 31. Điều hành hoạt động thương mại
1- Thương nhân có thể trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại.
Việc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại phải được lập thành văn bản hợp đồng.
2- Thương nhân phải chịu trách nhiệm về những hoạt động thương mại của người mình thuê theo nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng.
3- Người được thuê quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm với thương nhân theo hợp đồng đã ký với thương nhân.
Điều 32. Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại
Thương nhân được thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Hoạt động thương mại với nước ngoài
Thương nhân chỉ được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do Chính phủ quy định sau khi đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 34. Tạm ngừng hoạt động thương mại
Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động thương mại, thương nhân phải niêm yết thời hạn tạm ngừng tại địa chỉ giao dịch chính thức của thương nhân; nếu tạm ngừng hoạt động thương mại trên ba mươi ngày thì ngoài việc niêm yết, thương nhân phải thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Điều 35. Chấm dứt hoạt động thương mại
1- Hoạt động thương mại của thương nhân chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Thương nhân tự chấm dứt hoạt động thương mại;
b) Hết thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể;
d) Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không tiếp tục hoạt động thương mại.
2- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong trường hợp chấm dứt hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Xoá đăng ký kinh doanh
1- Thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
2- Trong trường hợp phá sản, thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của Toà án tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật.
3- Trong trường hợp giải thể, thương nhân phải làm thủ tục xóa đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định giải thể.
4- Trong trường hợp thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày thương nhân chết, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá đăng ký kinh doanh.
5- Trong trường hợp thương nhân chấm dứt hoạt động thương mại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Mục 4: THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để xúc tiến thương mại.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quyết định của Chính phủ Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động cuả Chi nhánh tại Việt Nam.
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài.
Điều 41. Quyền của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
3- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;
5- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
6- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 42. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Không được mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại;
3- Không được ký kết hợp đồng thương mại, trừ trường hợp có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài;
4- Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
5- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Thực hiện các hoạt động thương mại được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
3-Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép;
5- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
6- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
7- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
8- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 44. Nghĩa vụ của Chi nhánh
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Đăng ký, kê khai và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ tài chính Việt Nam chấp thuận;
4- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật Thương mại 1997
- Số hiệu: 58/L-CTN
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 10/05/1997
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 01/01/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
- Điều 2. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại
- Điều 3. Áp dụng Luật thương mại và các luật liên quan
- Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Quyền hoạt động thương mại
- Điều 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại
- Điều 8. Cạnh tranh trong thương mại
- Điều 9. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng
- Điều 10. Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước
- Điều 11. Chính sách đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại
- Điều 12. Chính sách đối với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân
- Điều 13. Chính sách thương mại đối với nông thôn
- Điều 14. Chính sách thương mại đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
- Điều 15. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại
- Điều 16. Chính sách ngoại thương
- Điều 17. Điều kiện để trở thành thương nhân
- Điều 18. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân
- Điều 19. Đăng ký kinh doanh
- Điều 20. Nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 21. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 22. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 23. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 24. Tên thương mại, biển hiệu
- Điều 25. Sổ kế toán và việc lưu giữ hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan
- Điều 26. Đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế
- Điều 27. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
- Điều 28. Mở và sử dụng tài khoản
- Điều 29. Niêm yết giá
- Điều 30. Lập hoá đơn, chứng từ
- Điều 31. Điều hành hoạt động thương mại
- Điều 32. Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại
- Điều 33. Hoạt động thương mại với nước ngoài
- Điều 34. Tạm ngừng hoạt động thương mại
- Điều 35. Chấm dứt hoạt động thương mại
- Điều 36. Xoá đăng ký kinh doanh
- Điều 37. Hình thức hoạt động
- Điều 38. Văn phòng đại điện
- Điều 39. Chi nhánh
- Điều 40. Nội dung hoạt động
- Điều 41. Quyền của Văn phòng đại diện
- Điều 42. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
- Điều 43. Quyền của Chi nhánh
- Điều 44. Nghĩa vụ của Chi nhánh
- Điều 46. Mua bán hàng hoá
- Điều 47. Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá
- Điều 48. Đối tượng của mua bán hàng hoá
- Điều 49. Hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 50. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 51. Chào hàng và chấp nhận chào hàng
- Điều 52. Sửa đổi, bổ sung chào hàng
- Điều 53. Thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng và bên chấp nhận chào hàng
- Điều 54. Chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng
- Điều 55. Thời điểm ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 56. Hiệu lực của giao dịch và đàm phán trước khi hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết
- Điều 57. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 58. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
- Điều 59. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá có điều kiện
- Điều 60. Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
- Điều 61. Kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng
- Điều 62. Người mua, đại diện của người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá tại nơi giao hàng
- Điều 63. Quyền nhận tiền bán hàng
- Điều 64. Giao hàng cho người vận chuyển
- Điều 65. Giao thừa hàng, giao thiếu hàng, giao hàng lẫn chủng loại
- Điều 66. Hàng có bảo hành
- Điều 67. Quyền ngừng giao hàng của người bán
- Điều 68. Trách nhiệm của người bán đối với hàng không phù hợp với hợp đồng
- Điều 69. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá đã bán
- Điều 70. Hoàn trả tiền bán hàng đã nhận
- Điều 71. Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng của người mua
- Điều 72. Quyền chưa thanh toán tiền mua hàng
- Điều 73. Thời hạn thanh toán tiền mua hàng
- Điều 74. Kiểm tra hàng tại nơi hàng đến
- Điều 75. Thông báo về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
- Điều 76. Rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển
- Điều 77. Các trường hợp miễn trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- Điều 78. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
- Điều 79. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
- Điều 80. Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 81. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 82. Áp dụng các quy định về mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 83. Người đại diện cho thương nhân, người được đại diện
- Điều 84. Phạm vi đại diện
- Điều 85. Hợp đồng đại diện cho thương nhân
- Điều 86. Nghĩa vụ của người đại diện
- Điều 87. Nghĩa vụ của người được đại diện
- Điều 88. Quyền hưởng thù lao
- Điều 89. Thanh toán chi phí
- Điều 90. Quyền cầm giữ
- Điều 91. Hạn chế cạnh tranh
- Điều 92. Đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện
- Điều 93. Người môi giới thương mại
- Điều 94. Hợp đồng môi giới
- Điều 95. Nghĩa vụ của người môi giới
- Điều 96. Việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới
- Điều 97. Quyền hưởng thù lao
- Điều 98. Thanh toán chi phí liên quan đến việc môi giới
- Điều 99. Uỷ thác mua bán hàng hoá
- Điều 100. Bên được uỷ thác
- Điều 101. Bên uỷ thác
- Điều 102. Hàng hoá uỷ thác
- Điều 103. Phí uỷ thác
- Điều 104. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
- Điều 105. Uỷ thác lại cho bên thứ ba
- Điều 106. Nhận uỷ thác của nhiều bên
- Điều 107. Nghĩa vụ của bên được uỷ thác
- Điều 108. Quyền của bên được uỷ thác
- Điều 109. Nghĩa vụ của bên uỷ thác
- Điều 110. Quyền của bên uỷ thác.
- Điều 111. Đại lý mua bán hàng hoá
- Điều 112. Bên giao đại lý, bên đại lý
- Điều 113. Thù lao đại lý
- Điều 114. Đại lý mua hàng
- Điều 115. Đại lý bán hàng
- Điều 116. Các hình thức đại lý
- Điều 117. Quyền sở hữu trong đại lý mua, bán hàng hoá
- Điều 118. Thanh toán trong đại lý
- Điều 119. Hợp đồng đại lý
- Điều 120. Quyền của bên giao đại lý
- Điều 121. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
- Điều 122. Quyền của bên đại lý
- Điều 123. Nghĩa vụ của bên đại lý
- Điều 124. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý
- Điều 125. Chuyển quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba
- Điều 126. Chấm dứt hợp đồng đại lý
- Điều 127. Đại lý mua bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài
- Điều 128. Gia công trong thương mại
- Điều 129. Nội dung gia công
- Điều 130. Bên nhận gia công và bên đặt gia công
- Điều 131. Hợp đồng gia công
- Điều 132. Gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 133. Điều kiện gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 134. Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu và các mặt hàng được phép gia công
- Điều 135. Chuyển giao công nghệ trong gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 136. Trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá gia công
- Điều 137. Kiểm tra, giám sát việc gia công
- Điều 138. Áp dụng pháp luật về thuế trong gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 141. Đấu thầu hàng hoá
- Điều 142. Bên mời thầu
- Điều 143. Bên dự thầu
- Điều 144. Bên trúng thầu
- Điều 145. Hình thức đấu thầu
- Điều 146. Sơ tuyển các bên dự thầu
- Điều 147. Điều kiện dự thầu của thương nhân
- Điều 148. Quản lý hồ sơ dự thầu
- Điều 149. Bảo đảm bí mật thông tin đấu thầu
- Điều 150. Sửa đổi hồ sơ đấu thầu
- Điều 151. Tiền bỏ thầu
- Điều 152. Hồ sơ mời thầu
- Điều 153. Thông báo mời thầu
- Điều 154. Chỉ dẫn cho bên dự thầu
- Điều 155. Ký quỹ dự thầu
- Điều 156. Ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 157. Mở thầu
- Điều 158. Biên bản mở thầu
- Điều 159. Xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu
- Điều 160. Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu
- Điều 161. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu
- Điều 162. Đấu thầu lại
- Điều 163. Dịch vụ giao nhận hàng hoá của thương nhân
- Điều 164. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
- Điều 165. Hợp đồng giao nhận hàng hoá
- Điều 166. Việc đảm nhận vận chuyển hàng hoá
- Điều 167. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
- Điều 168. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
- Điều 169. Các trường hợp miễn trách nhiệm
- Điều 170. Giới hạn trách nhiệm
- Điều 171. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
- Điều 172. Dịch vụ giám định hàng hoá
- Điều 173. Các tổ chức giám định hàng hoá
- Điều 174. Nội dung giám định hàng hoá
- Điều 175. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của các bên
- Điều 176. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
- Điều 177. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu giám định hàng hoá
- Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định hàng hoá
- Điều 179. Uỷ quyền giám định hàng hoá
- Điều 180. Khuyến mại
- Điều 181. Các hình thức khuyến mại
- Điều 182. Hàng hoá dùng để khuyến mại
- Điều 183. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại
- Điều 184. Bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại
- Điều 185. Các hoạt động khuyến mại bị cấm
- Điều 186. Quảng cáo thương mại
- Điều 187. Quyền quảng cáo thương mại
- Điều 188. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 189. Sản phẩm quảng cáo thương mại
- Điều 190. Phương tiện quảng cáo thương mại
- Điều 191. Bảo hộ sản phẩm quảng cáo thương mại và hoạt động quảng cáo thương mại hợp pháp
- Điều 192. Các quảng cáo thương mại bị cấm
- Điều 193. Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại
- Điều 194. Quảng cáo thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 195. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 196. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại
- Điều 197. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 198. Trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 199. Các hình thức trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 200. Điều kiện đối với hàng hoá trưng bày giới thiệu
- Điều 201. Điều kiện đối với hàng hoá sản xuất tại nước ngoài
- Điều 202. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 203. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá của thương nhân nước ngoài
- Điều 204. Các trường hợp cấm trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 205. Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 206. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 207. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 208. Hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 209. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 210. Quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 211. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Điều 212. Hàng cấm bán tại hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 213. Đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 214. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 215. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 216. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Điều 217. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 218. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 219. Thương phiếu
- Điều 220. Quyền sử dụng thương phiếu của thương nhân
- Điều 221. Phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán thương phiếu
- Điều 222. Các loại chế tài trong thương mại
- Điều 223. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Điều 224. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 225. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
- Điều 226. Phạt vi phạm
- Điều 227. Căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt
- Điều 228. Mức phạt vi phạm
- Điều 229. Bồi thường thiệt hại
- Điều 230. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 231. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
- Điều 232. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
- Điều 233. Quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán
- Điều 234. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồi thường thiệt hại
- Điều 235. Huỷ hợp đồng
- Điều 236. Thông báo huỷ hợp đồng
- Điều 237. Hậu quả của việc huỷ hợp đồng
- Điều 238. Tranh chấp thương mại
- Điều 239. Hình thức giải quyết tranh chấp
- Điều 240. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài
- Điều 241. Thời hạn khiếu nại
- Điều 242. Thời hiệu tố tụng
- Điều 243. Việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, các phán quyết, quyết định của Trọng tài
- Điều 244. Quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 245. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 246. Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 247. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 248. Trách nhiệm trong việc thực hiện Luật thương mại
- Điều 249. Thanh tra thương mại
- Điều 250. Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại
- Điều 251. Đối tượng của Thanh tra thương mại
- Điều 252. Quyền hạn của Thanh tra thương mại
- Điều 253. Trách nhiệm của Thanh tra thương mại
- Điều 254. Quyền của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
- Điều 255. Nghĩa vụ của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
- Điều 256. Khen thưởng
- Điều 257. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
- Điều 258. Hình thức xử lý vi phạm
- Điều 259. Thẩm quyền xử phạt
- Điều 260. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 261. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại
- Điều 262. Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý hoạt động thương mại