Mục 2 Chương 2 Luật Thương mại 1997
Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận của hai bên.
Điều 47. Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá
Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc một bên là thương nhân.
Điều 48. Đối tượng của mua bán hàng hoá
Đối tượng của mua bán hàng hoá là hàng hoá theo quy định của Luật này.
Điều 49. Hợp đồng mua bán hàng hoá
1- Việc mua bán hàng hoá được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
2- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó; điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản.
Điều 50. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1- Tên hàng;
2- Số lượng;
3- Quy cách, chất lượng;
4- Giá cả;
5- Phương thức thanh toán;
6- Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng.
Ngoài các nội dung chủ yếu quy định tại Điều này, các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
Điều 51. Chào hàng và chấp nhận chào hàng
1- Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định tại
Chào hàng gồm chào bán hàng và chào mua hàng.
2- Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng.
Điều 52. Sửa đổi, bổ sung chào hàng
1- Trong trường hợp bên được chào hàng có sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới.
2- Trong trường hợp bên được chào hàng sửa đổi, bổ sung nội dung chào hàng nhưng không làm thay đổi một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp người chào hàng từ chối ngay những sửa đổi, bổ sung đó.
Điều 53. Thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng và bên chấp nhận chào hàng
1- Thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng bắt đầu từ thời điểm chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng đến hết thời hạn chấp nhận chào hàng.
Trong trường hợp không xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng.
2- Thời hạn trách nhiệm của bên chấp nhận chào hàng bắt đầu từ thời điểm chấp nhận chào hàng được chuyển đi cho bên chào hàng.
Điều 54. Chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng
Trong trường hợp bên chào hàng nhận được chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng thì chấp nhận đó không có hiệu lực, trừ trường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bên được chào hàng về việc chấp nhận của mình.
Điều 55. Thời điểm ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng.
Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng.
Điều 56. Hiệu lực của giao dịch và đàm phán trước khi hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết
Từ thời điểm hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó về hợp đồng đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 57. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá
Các bên có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá theo trình tự và thủ tục phù hợp với từng loại hợp đồng.
Điều 58. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua kể từ thời điểm người bán giao hàng cho người mua, nếu hai bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
Điều 59. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá có điều kiện
Trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá có thoả thuận điều kiện bắt buộc mà thiếu điều kiện này người bán không thể giao hàng cho người mua hoặc người mua không thể nhận hàng của người bán thì quyền sở hữu hàng hoá chỉ được chuyển từ người bán sang người mua khi điều kiện đó đã được thực hiện.
Điều 60. Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
1- Người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì và đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng.
2- Trong trường hợp chất lượng hàng hoá không được xác định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng có chất lượng trung bình của loại hàng hoá đó được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng.
3- Trong trường hợp bao bì hàng hoá không được quy định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng với bao bì thường dùng cho loại hàng này. Bao bì phải bảo đảm an toàn hàng hoá trong quá trình vận chuyển, có tính đến khả năng chuyển tải trong điều kiện bốc dỡ thông thường và phải phù hợp với thời gian, phương tiện vận tải.
4- Người bán có thể uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ giao hàng nếu được người mua chấp thuận. Trong trường hợp này, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người mua về việc giao hàng của người được uỷ quyền.
5- Người bán chỉ có thể giao hàng trước thời hạn, giao hàng từng phần khi có sự thoả thuận trong hợp đồng hoặc khi được người mua chấp thuận.
6- Người bán có nghĩa vụ giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng.
Điều 61. Kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng
Trước khi giao hàng, người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá, chịu chi phí kiểm tra và cung cấp giấy chứng nhận chất lượng theo các điều kiện đã thoả thuận với người mua. Trong trường hợp không có thoả thuận cụ thể về việc kiểm tra thì người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá theo các điều kiện thường được áp dụng đối với loại hàng hoá này.
1- Trong trường hợp hợp đồng mua bán có thoả thuận để người mua hoặc đại diện của người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng thì người bán phải bảo đảm cho người mua hoặc đại diện của người mua có điều kiện tham dự việc kiểm tra.
2- Trong trường hợp người bán có thông báo cho người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng mà người mua hoặc đại diện của người mua vắng mặt thì người bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
3- Trong trường hợp người mua hoặc đại diện người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá.
Điều 63. Quyền nhận tiền bán hàng
Người bán nhận tiền bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Nếu người bán chậm nhận được hoặc không nhận được tiền bán hàng do lỗi của người mua thì người bán có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Điều 64. Giao hàng cho người vận chuyển
Người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người vận chuyển theo các điều kiện giao hàng do hai bên thoả thuận.
Điều 65. Giao thừa hàng, giao thiếu hàng, giao hàng lẫn chủng loại
1- Trong trường hợp người bán giao thừa hàng so với thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền từ chối hoặc nhận số hàng thừa. Nếu người mua từ chối thì người bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu chi phí liên quan đến việc giải quyết số hàng thừa này. Nếu người mua nhận số hàng thừa thì người mua phải trả thêm tiền cho số hàng đó theo giá thoả thuận giữa hai bên.
2- Trong trường hợp người bán giao thiếu hàng so với thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền nhận và chỉ phải trả số tiền tương ứng với số lượng hàng đã nhận hoặc áp dụng các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
3- Trong trường hợp người bán giao hàng có lẫn loại hàng không được thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền từ chối nhận số hàng lẫn này.
4- Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao thiếu hàng hoặc giao hàng lẫn chủng loại, người mua không chịu trách nhiệm về việc nhận thừa hàng nếu sau khi hàng hoá được giao nhận xong mà các bên không khiếu nại theo quy định tại các
Trong trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì người bán phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá đó trong thời hạn bảo hành và phải chịu các chi phí về việc bảo hành nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 67. Quyền ngừng giao hàng của người bán
1- Người bán có quyền ngừng giao hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu người mua vi phạm điều khoản thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thì người bán có quyền ngừng giao hàng cho đến khi người mua thực hiện xong việc thanh toán;
b) Nếu trước thời điểm giao hàng người mua bị tuyên bố phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì người bán có quyền không giao hàng và được định đoạt số hàng này.
2- Trong trường hợp người bán phải giữ lại và định đoạt hàng do lỗi của người mua quy định tại khoản 1 Điều này thì người mua phải chịu những thiệt hại và chi phí hợp lý có liên quan.
Điều 68. Trách nhiệm của người bán đối với hàng không phù hợp với hợp đồng
Người bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp người bán chứng minh được là mình không có lỗi.
Trường hợp hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù người bán biết hoặc không biết về thiệt hại đó.
Điều 69. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá đã bán
Người bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hoá đã bán để người mua không bị người thứ ba tranh chấp. Sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán không được có bất kỳ hành vi nào làm phương hại tới quyền sở hữu hàng hoá của người mua.
Điều 70. Hoàn trả tiền bán hàng đã nhận
Trong trường hợp người bán đã nhận tiền bán hàng hoặc nhận tiền ứng trước của người mua nhưng không thực hiện nghĩa vụ giao hàng thì người bán phải hoàn trả lại cho người mua số tiền bán hàng đã nhận hoặc tiền ứng trước, kể cả trong trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định tại
Điều 71. Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng của người mua
1- Người mua phải thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng.
2- Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.
3- Người mua phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người bán gây ra.
Điều 72. Quyền chưa thanh toán tiền mua hàng
1- Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu khi nhận hàng phát hiện thấy hàng bị hư hỏng, có khuyết tật và chỉ thanh toán khi người bán đã khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợp đồng có thoả thuận khác.
2- Người mua có quyền giữ lại toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu có bằng chứng về việc người bán lừa gạt hoặc không có khả năng giao hàng hoặc hàng này đang là đối tượng tranh chấp giữa người bán với người thứ ba cho đến khi các tình trạng này đã được giải quyết xong.
Điều 73. Thời hạn thanh toán tiền mua hàng
Thời hạn mà người mua phải thanh toán tiền mua hàng do hai bên thoả thuận căn cứ vào thời gian và phương thức giao hàng.
Điều 74. Kiểm tra hàng tại nơi hàng đến
Người mua có quyền kiểm tra hàng tại nơi hàng đến trong một thời hạn hợp lý phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hoá theo hợp đồng.
Điều 75. Thông báo về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thời hạn thông báo về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, người mua phải thông báo cho người bán về việc hàng không phù hợp này trong thời hạn đã thoả thuận; nếu hết thời hạn mà người mua không thông báo cho người bán thì mất quyền khiếu nại.
Điều 76. Rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển
Người mua phải chịu rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển kể từ thời điểm quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua nếu không phải do lỗi của người bán hoặc của người vận chuyển.
Điều 77. Các trường hợp miễn trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
1- Các bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm đó.
2- Các bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng nếu việc không thực hiện này do trường hợp bất khả kháng gây ra.
Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được.
3- Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng có trách nhiệm chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Điều 78. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
1- Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể có; khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia biết; nếu không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại nếu có.
2- Các trường hợp bất khả kháng phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận.
Điều 79. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
1- Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không thoả thuận thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá năm tháng đối với hàng hoá mà thời hạn giao hàng được thoả thuận không quá mười hai tháng; không được kéo dài quá tám tháng đối với hàng hoá mà thời hạn giao hàng được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi ký kết hợp đồng. Quá các thời hạn này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền đòi bên kia bồi thường thiệt hại.
2- Trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
3- Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán có thời hạn giao hàng cố định.
Điều 80. Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.
Điều 81. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
1- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài;
2- Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán;
3- Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá quy định tại
4- Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản.
Điều 82. Áp dụng các quy định về mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Ngoài các quy định tại các
Luật Thương mại 1997
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
- Điều 2. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại
- Điều 3. Áp dụng Luật thương mại và các luật liên quan
- Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Quyền hoạt động thương mại
- Điều 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại
- Điều 8. Cạnh tranh trong thương mại
- Điều 9. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng
- Điều 10. Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước
- Điều 11. Chính sách đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại
- Điều 12. Chính sách đối với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân
- Điều 13. Chính sách thương mại đối với nông thôn
- Điều 14. Chính sách thương mại đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
- Điều 15. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại
- Điều 16. Chính sách ngoại thương
- Điều 17. Điều kiện để trở thành thương nhân
- Điều 18. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân
- Điều 19. Đăng ký kinh doanh
- Điều 20. Nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 21. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 22. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 23. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 24. Tên thương mại, biển hiệu
- Điều 25. Sổ kế toán và việc lưu giữ hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan
- Điều 26. Đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế
- Điều 27. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
- Điều 28. Mở và sử dụng tài khoản
- Điều 29. Niêm yết giá
- Điều 30. Lập hoá đơn, chứng từ
- Điều 31. Điều hành hoạt động thương mại
- Điều 32. Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại
- Điều 33. Hoạt động thương mại với nước ngoài
- Điều 34. Tạm ngừng hoạt động thương mại
- Điều 35. Chấm dứt hoạt động thương mại
- Điều 36. Xoá đăng ký kinh doanh
- Điều 37. Hình thức hoạt động
- Điều 38. Văn phòng đại điện
- Điều 39. Chi nhánh
- Điều 40. Nội dung hoạt động
- Điều 41. Quyền của Văn phòng đại diện
- Điều 42. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
- Điều 43. Quyền của Chi nhánh
- Điều 44. Nghĩa vụ của Chi nhánh
- Điều 46. Mua bán hàng hoá
- Điều 47. Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá
- Điều 48. Đối tượng của mua bán hàng hoá
- Điều 49. Hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 50. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 51. Chào hàng và chấp nhận chào hàng
- Điều 52. Sửa đổi, bổ sung chào hàng
- Điều 53. Thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng và bên chấp nhận chào hàng
- Điều 54. Chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng
- Điều 55. Thời điểm ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 56. Hiệu lực của giao dịch và đàm phán trước khi hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết
- Điều 57. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 58. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
- Điều 59. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá có điều kiện
- Điều 60. Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
- Điều 61. Kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng
- Điều 62. Người mua, đại diện của người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá tại nơi giao hàng
- Điều 63. Quyền nhận tiền bán hàng
- Điều 64. Giao hàng cho người vận chuyển
- Điều 65. Giao thừa hàng, giao thiếu hàng, giao hàng lẫn chủng loại
- Điều 66. Hàng có bảo hành
- Điều 67. Quyền ngừng giao hàng của người bán
- Điều 68. Trách nhiệm của người bán đối với hàng không phù hợp với hợp đồng
- Điều 69. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá đã bán
- Điều 70. Hoàn trả tiền bán hàng đã nhận
- Điều 71. Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng của người mua
- Điều 72. Quyền chưa thanh toán tiền mua hàng
- Điều 73. Thời hạn thanh toán tiền mua hàng
- Điều 74. Kiểm tra hàng tại nơi hàng đến
- Điều 75. Thông báo về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
- Điều 76. Rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển
- Điều 77. Các trường hợp miễn trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- Điều 78. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
- Điều 79. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
- Điều 80. Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 81. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 82. Áp dụng các quy định về mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 83. Người đại diện cho thương nhân, người được đại diện
- Điều 84. Phạm vi đại diện
- Điều 85. Hợp đồng đại diện cho thương nhân
- Điều 86. Nghĩa vụ của người đại diện
- Điều 87. Nghĩa vụ của người được đại diện
- Điều 88. Quyền hưởng thù lao
- Điều 89. Thanh toán chi phí
- Điều 90. Quyền cầm giữ
- Điều 91. Hạn chế cạnh tranh
- Điều 92. Đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện
- Điều 93. Người môi giới thương mại
- Điều 94. Hợp đồng môi giới
- Điều 95. Nghĩa vụ của người môi giới
- Điều 96. Việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới
- Điều 97. Quyền hưởng thù lao
- Điều 98. Thanh toán chi phí liên quan đến việc môi giới
- Điều 99. Uỷ thác mua bán hàng hoá
- Điều 100. Bên được uỷ thác
- Điều 101. Bên uỷ thác
- Điều 102. Hàng hoá uỷ thác
- Điều 103. Phí uỷ thác
- Điều 104. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
- Điều 105. Uỷ thác lại cho bên thứ ba
- Điều 106. Nhận uỷ thác của nhiều bên
- Điều 107. Nghĩa vụ của bên được uỷ thác
- Điều 108. Quyền của bên được uỷ thác
- Điều 109. Nghĩa vụ của bên uỷ thác
- Điều 110. Quyền của bên uỷ thác.
- Điều 111. Đại lý mua bán hàng hoá
- Điều 112. Bên giao đại lý, bên đại lý
- Điều 113. Thù lao đại lý
- Điều 114. Đại lý mua hàng
- Điều 115. Đại lý bán hàng
- Điều 116. Các hình thức đại lý
- Điều 117. Quyền sở hữu trong đại lý mua, bán hàng hoá
- Điều 118. Thanh toán trong đại lý
- Điều 119. Hợp đồng đại lý
- Điều 120. Quyền của bên giao đại lý
- Điều 121. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
- Điều 122. Quyền của bên đại lý
- Điều 123. Nghĩa vụ của bên đại lý
- Điều 124. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý
- Điều 125. Chuyển quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba
- Điều 126. Chấm dứt hợp đồng đại lý
- Điều 127. Đại lý mua bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài
- Điều 128. Gia công trong thương mại
- Điều 129. Nội dung gia công
- Điều 130. Bên nhận gia công và bên đặt gia công
- Điều 131. Hợp đồng gia công
- Điều 132. Gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 133. Điều kiện gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 134. Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu và các mặt hàng được phép gia công
- Điều 135. Chuyển giao công nghệ trong gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài
- Điều 136. Trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá gia công
- Điều 137. Kiểm tra, giám sát việc gia công
- Điều 138. Áp dụng pháp luật về thuế trong gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 141. Đấu thầu hàng hoá
- Điều 142. Bên mời thầu
- Điều 143. Bên dự thầu
- Điều 144. Bên trúng thầu
- Điều 145. Hình thức đấu thầu
- Điều 146. Sơ tuyển các bên dự thầu
- Điều 147. Điều kiện dự thầu của thương nhân
- Điều 148. Quản lý hồ sơ dự thầu
- Điều 149. Bảo đảm bí mật thông tin đấu thầu
- Điều 150. Sửa đổi hồ sơ đấu thầu
- Điều 151. Tiền bỏ thầu
- Điều 152. Hồ sơ mời thầu
- Điều 153. Thông báo mời thầu
- Điều 154. Chỉ dẫn cho bên dự thầu
- Điều 155. Ký quỹ dự thầu
- Điều 156. Ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 157. Mở thầu
- Điều 158. Biên bản mở thầu
- Điều 159. Xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu
- Điều 160. Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu
- Điều 161. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu
- Điều 162. Đấu thầu lại
- Điều 163. Dịch vụ giao nhận hàng hoá của thương nhân
- Điều 164. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
- Điều 165. Hợp đồng giao nhận hàng hoá
- Điều 166. Việc đảm nhận vận chuyển hàng hoá
- Điều 167. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
- Điều 168. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
- Điều 169. Các trường hợp miễn trách nhiệm
- Điều 170. Giới hạn trách nhiệm
- Điều 171. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
- Điều 172. Dịch vụ giám định hàng hoá
- Điều 173. Các tổ chức giám định hàng hoá
- Điều 174. Nội dung giám định hàng hoá
- Điều 175. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của các bên
- Điều 176. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
- Điều 177. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu giám định hàng hoá
- Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định hàng hoá
- Điều 179. Uỷ quyền giám định hàng hoá
- Điều 180. Khuyến mại
- Điều 181. Các hình thức khuyến mại
- Điều 182. Hàng hoá dùng để khuyến mại
- Điều 183. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại
- Điều 184. Bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại
- Điều 185. Các hoạt động khuyến mại bị cấm
- Điều 186. Quảng cáo thương mại
- Điều 187. Quyền quảng cáo thương mại
- Điều 188. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 189. Sản phẩm quảng cáo thương mại
- Điều 190. Phương tiện quảng cáo thương mại
- Điều 191. Bảo hộ sản phẩm quảng cáo thương mại và hoạt động quảng cáo thương mại hợp pháp
- Điều 192. Các quảng cáo thương mại bị cấm
- Điều 193. Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại
- Điều 194. Quảng cáo thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 195. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 196. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại
- Điều 197. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại
- Điều 198. Trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 199. Các hình thức trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 200. Điều kiện đối với hàng hoá trưng bày giới thiệu
- Điều 201. Điều kiện đối với hàng hoá sản xuất tại nước ngoài
- Điều 202. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 203. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá của thương nhân nước ngoài
- Điều 204. Các trường hợp cấm trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 205. Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 206. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 207. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
- Điều 208. Hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 209. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 210. Quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 211. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Điều 212. Hàng cấm bán tại hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 213. Đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 214. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 215. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Điều 216. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Điều 217. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 218. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 219. Thương phiếu
- Điều 220. Quyền sử dụng thương phiếu của thương nhân
- Điều 221. Phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán thương phiếu
- Điều 222. Các loại chế tài trong thương mại
- Điều 223. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Điều 224. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 225. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
- Điều 226. Phạt vi phạm
- Điều 227. Căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt
- Điều 228. Mức phạt vi phạm
- Điều 229. Bồi thường thiệt hại
- Điều 230. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 231. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
- Điều 232. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
- Điều 233. Quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán
- Điều 234. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồi thường thiệt hại
- Điều 235. Huỷ hợp đồng
- Điều 236. Thông báo huỷ hợp đồng
- Điều 237. Hậu quả của việc huỷ hợp đồng
- Điều 238. Tranh chấp thương mại
- Điều 239. Hình thức giải quyết tranh chấp
- Điều 240. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài
- Điều 241. Thời hạn khiếu nại
- Điều 242. Thời hiệu tố tụng
- Điều 243. Việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, các phán quyết, quyết định của Trọng tài
- Điều 244. Quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 245. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 246. Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 247. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại
- Điều 248. Trách nhiệm trong việc thực hiện Luật thương mại
- Điều 249. Thanh tra thương mại
- Điều 250. Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại
- Điều 251. Đối tượng của Thanh tra thương mại
- Điều 252. Quyền hạn của Thanh tra thương mại
- Điều 253. Trách nhiệm của Thanh tra thương mại
- Điều 254. Quyền của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
- Điều 255. Nghĩa vụ của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
- Điều 256. Khen thưởng
- Điều 257. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
- Điều 258. Hình thức xử lý vi phạm
- Điều 259. Thẩm quyền xử phạt
- Điều 260. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 261. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại
- Điều 262. Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý hoạt động thương mại