- 1Quyết định 39/2005/QĐ-BYT về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 42/2005/QĐ-BYT về "Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 43/2005/QĐ-BYT ban hành "Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm" của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 4Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT về việc hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế do Bộ Văn hóa Thông tin - Bộ Y tế ban hành
- 5Nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
- 6Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 8Quyết định 21/2007/QĐ-BYT Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 4128/2001/QĐ-BYT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 928/2002/QĐ-BYT về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Thông tư 08/2004/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng do Bộ Y tế ban hành
- 12Quyết định 01/2005/QĐ-BYT về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 02/2005/QĐ-BYT về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn nước khoáng thiên nhiên đóng chai do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Nghị định 45/2005/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 15Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
- 16Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 17Nghị định 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
- 18Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 19Nghị định 54/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 20Thông tư 01/2000/TT-BYT hướng dẫn công tác kiểm tra, đăng ký chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 21Công văn 1181/ATTP-TCKN hướng dẫn lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ hậu kiểm do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ban hành
- 22Quyết định 3199/2000/QĐ-BYT về Tiêu chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an toàn thức ăn đường phố do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 2Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 3Nghị định 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
- 4Quyết định 408/QĐ-TTg năm 2009 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/BCĐTƯVSATTP | Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2010 |
VỀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HẬU KIỂM CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh VSATTP;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ về hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về VSATTP;
Căn cứ Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP;
Bộ Y tế - Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm (gọi tắt là kế hoạch hậu kiểm) về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP) năm 2010 như sau:
a) Đánh giá thực trạng việc bảo đảm CLVSATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể (gọi chung là cơ sở thực phẩm); đánh giá thực trạng về CLVSATTP một số nhóm mặt hàng thực phẩm có nguy cơ cao lưu thông trên thị trường nhằm phát hiện và cảnh báo các mối nguy ảnh hưởng đến CLVSATTP;
b) Thông qua việc hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm và xem xét hồ sơ liên quan (công bố tiêu chuẩn; đăng ký quảng cáo; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATT) đánh giá công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP từ trung ương đến địa phương trong việc cấp các loại giấy liên quan đến bảo đảm CLVSATTP.
c) Trên cơ sở kết quả hậu kiểm, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý CLVSATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
a) Kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm CLVSATTP của các cơ sở thực phẩm và các cơ quan quản lý về CLVSATTP trong ngành y tế từ trung ương đến địa phương.
b) Quá trình hậu kiểm có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan từ trung ương đến địa phương nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
1. Đối với cơ sở thực phẩm, tập trung xem xét việc thực hiện các quy định về:
a) Công bố tiêu chuẩn sản phẩm;
b) Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm;
c) Quảng cáo sản phẩm thực phẩm;
d) Điều kiện VSATTP của cơ sở thực phẩm;
đ) Chất lượng VSATTP của sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao.
e) Việc thực hiện quy định về bảo đảm CLVSATTP nhập khẩu.
2. Đối với cơ quan quản lý về CLVSATTP, tập trung xem xét:
a) Việc tiếp nhận, thẩm xét hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm;
b) Việc tiếp nhận, thẩm xét hồ sơ đăng ký quảng cáo và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo sản phẩm thực phẩm;
c) Việc tiếp nhận, thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP;
d) Việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm về CLVSATTP thuộc phạm vi quản lý.
1.1. Đối với cơ sở thực phẩm và sản phẩm thực phẩm: Năm 2010 tiến hành hậu kiểm tất cả các cơ sở thực phẩm, các nhóm sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao, trong đó ưu tiên hậu kiểm các đối tượng sau:
1.1.1. Đối với sản phẩm thực phẩm, ưu tiên hậu kiểm CLVSATTP các nhóm thực phẩm:
a) Sữa và các sản phẩm từ sữa;
b) Thịt và các sản phẩm từ thịt;
c) Nước uống đóng chai, nước giải khát; nước khoáng thiên nhiên đóng chai;
d) Rượu sản xuất trong nước theo phương pháp công nghiệp;
đ) Thực phẩm chức năng.
e) Bánh kẹo.
1.1.2. Đối với cơ sở thực phẩm, ưu tiên hậu kiểm điều kiện VSATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể; cơ sở quảng cáo thực phẩm. Ngoài ra, đối với các đoàn của trung ương và một số tỉnh có các cơ sở nhập khẩu sẽ tiến hành hậu kiểm các cơ sở nhập khẩu thực phẩm.
1.2. Đối với cơ quan quản lý: Các đoàn hậu kiểm sẽ kiểm tra, hậu kiểm công tác quản lý về CLVSATTP của các cơ quan quản lý từ Cục ATVSTP đến Sở Y tế, Chi cục ATVSTP và các cơ quan chuyên môn tham gia kiểm nghiệm thực phẩm.
2.1. Quy trình chung: Bộ Y tế, Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành chức năng thành lập các Đoàn hậu kiểm, tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở. Trong quá trình kiểm tra, kết hợp nghe báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm CLVSATTP, thu thập tài liệu liên quan, kiểm tra thực tế cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm; lấy mẫu để kiểm nghiệm xác định các chỉ tiêu CLVSAT; lập biên bản thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, biên bản vi phạm hành chính (nếu có); đánh giá, phân tích hồ sơ, kết quả kiểm nghiệm để hoàn thành báo cáo. Kết thúc năm 2010, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả trong toàn quốc, đồng thời rút kinh nghiệm cho công tác hậu kiểm năm tiếp theo.
2.2. Hậu kiểm tại cơ sở thực phẩm và sản phẩm thực phẩm:
a) Đối với việc công bố tiêu chuẩn và ghi nhãn sản phẩm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (có/không có giấy chứng nhận; giấy chứng nhận còn hiệu lực hay hết hiệu lực);
+ Kiểm tra nội dung ghi nhãn: Đối chiếu giữa nội dung nhãn sản phẩm đang lưu hành với nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ của sản phẩm bằng tiếng Việt trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn. Nội dung cụ thể thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
Đối với sản phẩm có sử dụng chất phụ gia thực phẩm phải ghi đúng tên nhóm với tên chất phụ gia hoặc với mã số quốc tế của chất phụ gia. Các phụ gia là “hương liệu”, “chất tạo ngọt”, “chất tạo màu” cần ghi thêm “tự nhiên”, “nhân tạo” hay “tổng hợp”.
Đối với thực phẩm chức năng, ngoài các quy định chung về ghi nhãn phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 08/2004/TT-BYT hướng dẫn quản lý thực phẩm chức năng.
Đối với sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, việc ghi nhãn không được trái với quy định tại Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/2/2006 của Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
b) Đối với việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm:
+ Đối chiếu hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ sở với quy định của Nhà nước về đăng ký quảng cáo thực phẩm.
+ Đối chiếu thực tế nội dung, hình thức quảng cáo của các tài liệu, ấn phẩm, băng hình quảng cáo với hồ sơ đăng ký quảng cáo về các nội dung: Tên sản phẩm; Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo, ngày cấp; Hình thức quảng cáo; Nội dung quảng cáo…
+ Đối với cơ sở làm dịch vụ quảng cáo, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động dịch vụ quảng cáo theo quy định tại Pháp lệnh Quảng cáo, Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BVHTT-BYT ngày 12/01/2004 của Bộ Văn hóa thông tin - Bộ Y tế hướng dẫn về quảng cáo trong lĩnh vực Y tế.
c) Đối với điều kiện VSATTP của cơ sở thực phẩm:
+ Kiểm tra Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP;
+ Kiểm tra điều kiện VSATTP của cơ sở so với các quy định của Bộ Y tế gồm: Điều kiện cơ sở; Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ; Điều kiện về con người.
d) Kiểm tra CLVSATTP của các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao, trong đó ưu tiên các nhóm thực phẩm như đã nêu thông qua việc lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn cơ sở ghi trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
đ) Kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu:
+ Tờ khai hải quan đối với từng lô hàng thực phẩm nhập khẩu.
+ Kết quả kiểm tra nhà nước về CLVSATTP nhập khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước đối với từng lô hàng;
+ Biện pháp xử lý và kết quả xử lý đối với lô hàng không đạt.
+ Việc chấp hành quy định về công bố tiêu chuẩn đối với những lô hàng thực phẩm nhập khẩu chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm được phép giải tỏa.
+ Lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn cơ sở ghi trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc hồ sơ nhập khẩu (C.A của nhà sản xuất).
2.3. Phương pháp hậu kiểm đối với cơ quan quản lý: Trên cơ sở xem xét, đánh giá các loại hồ sơ xin cấp các giấy chứng nhận của cơ sở thực phẩm, tiến hành xem xét, đánh giá các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý tại điểm 2, mục II của bản kế hoạch này.
Sau đợt hậu kiểm, tổ chức hội thảo, chia sẻ thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước về VSATTP và việc chấp hành các quy định pháp luật về CLVSATTP của các cơ sở thực phẩm, đưa ra các cảnh báo nguy cơ và các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về CLVSATTP.
1. Hình thức tổ chức các đoàn hậu kiểm
1.1. Tại tuyến Trung ương:
+ Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, các đơn vị liên quan tổ chức các Đoàn hậu kiểm, tiến hành hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.
+ Các đơn vị tham gia Đoàn hậu kiểm bao gồm:
* Các Bộ là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP.
* Một số Hội, Hiệp hội bao gồm: Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP; Hiệp hội thực phẩm chức năng; Hội Dinh dưỡng.
* Các Viện khu vực của Bộ Y tế tham gia kiểm nghiệm về CLVSATTP: Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia; Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh; Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên; Viện Pasteur Nha Trang.
1.2. Tại các địa phương: Tùy theo tình hình thực tế, thành phần tham gia các đoàn hậu kiểm tại địa phương bao gồm Sở Y tế (Chi cục ATVSTP, Thanh tra Sở, Trung tâm y tế dự phòng) phối hợp với các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP và một số Hội liên quan, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Đoàn hậu kiểm của Trung ương khi hậu kiểm trên địa bàn.
2. Phân bổ thời gian triển khai thực hiện
Nhằm làm tốt công tác bảo đảm CLVSATTP, từ năm 2010 việc hậu kiểm sẽ được triển khai liên tục trong năm, cụ thể như sau:
+ Tháng 1 - 2/2010: Công tác hậu kiểm được phối hợp với hoạt động thanh tra, kiểm tra về CLVSATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010 theo Kế hoạch số 1197/KH-BYT ngày 22/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong đó, tuyến trung ương tổ chức 10 đoàn, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 30 tỉnh, thành phố. Nội dung chủ yếu thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm CLVSATTP của các cơ sở thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán.
+ Tháng 4 - 5/2009: Công tác hậu kiểm được phối hợp với hoạt động thanh tra, kiểm tra về CLVSATTP trong Tháng hành động vì CLVSATTP năm 2010 tổ chức từ ngày 15/4/2010 - 15/5/2010, trong đó tuyến trung ương sẽ tổ chức từ 10 - 12 đoàn, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 30 - 33 tỉnh thành phố. Nội dung bao gồm cả công tác quản lý nhà nước của các cấp về CLVSATTP và việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm CLVSATTP của các cơ sở thực phẩm có nguy cơ cao.
+ Tháng 8 - 9/2010: Công tác hậu kiểm được phối hợp với hoạt động thanh tra, kiểm tra về CLVSATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2010, trong đó tuyến trung ương sẽ tổ chức từ 5 - 7 đoàn, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 15 - 20 tỉnh, thành phố trọng điểm. Nội dung chủ yếu thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm CLVSATTP của các cơ sở thực phẩm, tập trung nhiều vào các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu, đặc biệt là bánh, mứt, kẹo.
2.2. Triển khai hậu kiểm định kỳ hàng tháng trong năm 2010:
Ngoài các đợt cao điểm về thanh tra hậu kiểm trong các dịp lễ tết, tháng hành động như nêu trên, việc hậu kiểm sẽ được thực hiện liên tục trong năm, từ trung ương đến địa phương. Trong đó, tại trung ương việc triển khai các đoàn hậu kiểm được phân công cụ thể như sau (Phụ lục kèm theo).
3. Lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu và đánh giá kết quả
a) Lấy mẫu: Bộ Y tế giao Cục ATVSTP chủ trì thống nhất với các đoàn hậu kiểm, các cơ quan kiểm nghiệm quy định cụ thể số lượng, chủng loại mẫu cần lấy cho từng đoàn hậu kiểm.
b) Kiểm nghiệm mẫu: Căn cứ tình hình thực tế về dự báo nguy cơ và yêu cầu của công tác quản lý, Cục ATVSTP quy định cụ thể các chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với từng loại thực phẩm và chỉ đạo các Viện kiểm nghiệm để kiểm nghiệm, trong đó:
+ Việc kiểm nghiệm mẫu thực phẩm chủ yếu do các viện khu vực của Bộ Y tế thực hiện (danh sách tại mục 1, phần III của bản Kế hoạch). Riêng đối với một số chỉ tiêu đánh giá về thực phẩm chức năng, các đoàn hậu kiểm sẽ chuyển mẫu về Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm.
+ Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu và tiến độ hậu kiểm, Cục ATVSTP thống nhất với các Đoàn hậu kiểm để chuyển mẫu cho các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn khác để thực hiện.
a) Lấy mẫu: Căn cứ tình hình thực tế về dự báo nguy cơ và yêu cầu của công tác quản lý tại địa phương, Sở Y tế quy định cụ thể số lượng mẫu đối với từng loại thực phẩm cần hậu kiểm và giao nhiệm vụ cho các đoàn hậu kiểm, các đơn vị trực thuộc tham gia hậu kiểm để thực hiện.
b) Kiểm nghiệm mẫu:
+ Căn cứ tình hình thực tế, Sở Y tế quy định cụ thể các chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với từng loại thực phẩm và giao Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện.
+ Đối với những chỉ tiêu kiểm nghiệm tuyến tỉnh không đủ khả năng thực hiện, các địa phương có thể gửi mẫu đến các Viện khu vực trong hệ y tế dự phòng hoặc các labo đạt chuẩn khác để kiểm nghiệm.
3.3. Hướng dẫn chỉ tiêu kiểm nghiệm trọng điểm và đánh giá kết quả:
a) Chỉ tiêu kiểm nghiệm trọng điểm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2000/TT-BYT ngày 21/1/2000 hướng dẫn thực hiện công bố, kiểm tra, đăng ký CLVSATTP và căn cứ hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
b) Đánh giá kết quả: Kết quả kiểm nghiệm mẫu được đánh giá theo tiêu chuẩn cơ sở trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Trường hợp tiêu chuẩn cơ sở không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và các quy định hiện hành về giới hạn VSATTP thì phải căn cứ tiêu chuẩn quốc gia và các quy định hiện hành về giới hạn VSATTP để đánh giá, đồng thời phải xem xét lại hồ sơ công bố tiêu chuẩn.
4.1. Báo cáo kết quả hậu kiểm trong các đợt Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu do các Đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm của trung ương và các địa phương thực hiện, đề nghị gửi về Bộ Y tế (Cục ATVSTP) theo đúng thời gian quy định ghi trong Kế hoạch khai thanh tra, kiểm tra đối với từng đợt để Cục ATVSTP tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Báo cáo kết quả hậu kiểm theo kế hoạch định kỳ hàng tháng, đề nghị các đoàn thanh tra, hậu kiểm gửi về Cục ATVSTP chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo để Cục ATVSTP tổng hợp, định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế. Riêng đối với đoàn hậu kiểm tháng 12, yêu cầu hoàn thành trước ngày 10/12/2010, báo cáo trước ngày 25/12/2010.
4.3. Trước ngày 25/12/2010, đề nghị các địa phương gửi báo cáo tổng hợp kết quả hậu kiểm về CLVSATTP năm 2010 gửi về Cục ATVSTP để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế trước khi tổ chức hội nghị tổng kết công tác hậu kiểm năm 2010 nhằm đánh giá kết quả, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc triển khai công tác hậu kiểm những năm tiếp theo.
Kinh phí phục vụ cho công tác hậu kiểm lấy từ kinh phí Chương trình mục tiêu bảo đảm CLVSATTP năm 2010 và các nguồn kinh phí khác của Nhà nước dành cho công tác bảo đảm CLVSATTP, trong đó:
Kinh phí bảo đảm cho công tác hậu kiểm năm 2010 lấy từ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP năm 2010 do Cục ATVSTP quản lý và sử dụng, trong đó:
+ Kinh phí bảo đảm cho hoạt động của các đoàn hậu kiểm lấy từ kinh phí dự án 1.
+ Kinh phí phục vụ cho việc mua mẫu và kiểm nghiệm mẫu lấy từ kinh phí dự án 3.
Kinh phí bảo đảm cho công tác hậu kiểm năm 2010 lấy từ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP năm 2010 do Bộ Tài chính chuyển thẳng cho địa phương và nguồn kinh phí khác của địa phương (nếu có), trong đó:
+ Kinh phí bảo đảm cho hoạt động của các đoàn hậu kiểm lấy từ kinh phí dự án 1.
+ Kinh phí phục vụ cho việc mua mẫu và kiểm nghiệm mẫu lấy từ kinh phí dự án 3.
Việc phân bổ cụ thể kinh phí cho công tác hậu kiểm do địa phương quyết định.
Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành./.
Nơi nhận: | TL. TRƯỞNG BAN |
KÈM THEO KẾ HOẠCH SỐ 01/BCĐTƯVSATTP
Danh sách các tỉnh, thành phố dự kiến có các đoàn thanh tra, hậu kiểm về CLVSATTP của trung ương đến thanh tra, hậu kiểm năm 2010
TT | Tên tỉnh, TP | T 1 - 2 | T 3 | T 4 - 5 | T 6 | T 7 | T 8 - 9 | T 10 | T 11 | T 12 |
|
| Phối hợp với thanh tra trong dịp Tết nguyên đán 2010 (10 đoàn) | Chú trọng các sản phẩm sữa (nhập khẩu và sản xuất trong nước) | Phối hợp với Tháng hành động (11 đoàn) | Chú trọng nước uống đóng chai; bếp ăn tập thể | Tập trung chủ yếu thanh tra về quảng cáo thực phẩm | Phối hợp thanh tra VSATTP Tết trung thu, chú trọng bánh, mứt, kẹo | Chú trọng thực phẩm chức năng, thực phẩm nhập khẩu | Chú trọng sản phẩm rượu nấu theo phương pháp công nghiệp | Chú trọng sản phẩm từ thịt |
1 | Hà Nội | x | x |
| x | Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra tại các đơn vị thực hiện việc quảng cáo chú trọng đối với quảng cáo thực phẩm chức năng và sữa đặc biệt là sữa dùng cho trẻ nhỏ | x | x |
| x |
2 | Hải Phòng | x |
|
| x |
| x |
| x | |
3 | Hải Dương |
|
| x |
| x |
|
|
| |
4 | Hưng Yên |
|
| x |
|
|
|
| x | |
5 | Thái Bình |
|
| x |
|
|
|
|
| |
6 | Hòa Bình |
|
| x |
|
|
|
|
| |
7 | Nam Định |
|
| x |
|
| x |
|
| |
8 | Hà Nam |
| x | x |
|
|
|
|
| |
9 | Ninh Bình |
|
| x |
| x |
|
|
| |
10 | Quảng Ninh | x |
|
| x |
|
|
| x | |
11 | Bắc Giang | x |
|
|
|
|
| x |
| |
12 | Vĩnh Phúc |
|
| x |
|
|
| x |
| |
13 | Phú Thọ | x |
|
| x |
|
| x |
| |
14 | Lào Cai | x |
|
|
|
|
|
|
| |
15 | Yên Bái | x |
|
|
|
|
|
|
| |
16 | Thái Nguyên |
| x | x |
|
|
|
|
| |
17 | Bắc Cạn |
|
| x |
|
|
|
|
| |
18 | Lạng Sơn | x |
|
|
|
|
| x |
| |
19 | Sơn La |
| x | x |
|
|
|
|
| |
20 | Điện Biên |
|
| x |
|
|
|
|
| |
21 | Lai Châu |
|
| x |
|
|
|
|
| |
22 | Bắc Ninh | x | x |
|
|
|
|
|
| |
23 | Hà Giang |
|
| x |
|
|
|
|
| |
24 | Tuyên Quang |
|
| x |
|
|
|
|
| |
25 | Cao Bằng |
|
| x |
|
|
|
|
| |
26 | Thanh Hóa | x |
|
| x |
|
|
|
| |
27 | Nghệ An | x |
|
|
|
| x |
|
| |
28 | Hà Tĩnh | x |
|
|
|
| x |
|
| |
29 | Quảng Bình |
|
| x |
|
|
|
|
| |
30 | Quảng Trị |
|
| x |
|
| x |
|
| |
31 | T. Thiên Huế |
|
| x |
|
|
|
|
| |
32 | Đà Nẵng |
|
| x |
|
|
|
|
| |
33 | Quảng Nam |
|
| x |
|
|
|
|
| |
34 | Quảng Ngãi |
|
| x |
|
|
|
|
| |
35 | Bình Định |
|
| x |
|
|
|
|
| |
36 | Phú Yên |
|
| x |
|
|
|
|
| |
37 | Khánh Hòa | x |
|
| x |
|
|
|
| |
38 | Ninh Thuận | x |
|
| x |
|
|
|
| |
39 | Bình Thuận | x |
|
| x |
|
|
|
| |
40 | Gia Lai | x |
|
|
|
|
|
|
| |
41 | Kon Tum | x |
|
|
|
|
|
|
| |
42 | Đắc Lắc | x |
|
|
|
|
|
|
| |
43 | Đắc Nông |
|
| x |
|
|
|
|
| |
44 | Lâm Đồng |
|
| x |
|
|
|
|
| |
45 | Bình Phước |
|
| x |
|
|
|
|
| |
46 | Đồng Nai | x | x |
|
|
| x |
| x | |
47 | Bà Rịa - VTàu |
|
| x |
|
| x |
|
| |
48 | Hồ Chí Minh | x | x |
| x | x | x |
| x | |
49 | Tây Ninh |
|
| x |
|
| x |
|
| |
50 | Bình Dương | x | x |
|
|
| x |
| x | |
51 | Bến Tre |
|
| x |
| x |
|
|
| |
52 | Long An |
|
| x |
|
|
| x |
| |
53 | Tiền Giang | x |
|
| x |
|
|
|
| |
54 | Vĩnh Long | x |
|
|
|
|
| x |
| |
55 | Trà Vinh | x |
|
|
|
|
| x |
| |
56 | Cần Thơ | x |
|
| x | x |
|
|
| |
57 | Hậu Giang | x |
|
|
|
|
|
|
| |
58 | Sóc Trăng | x |
|
|
|
|
|
|
| |
59 | An Giang | x |
|
|
|
| x |
|
| |
60 | Kiên Giang | x |
|
| x |
|
|
|
| |
61 | Đồng Tháp | x |
|
|
|
|
|
|
| |
62 | Bạc Liêu |
|
| x |
|
|
|
|
| |
63 | Cà Mau |
|
| x |
|
|
|
|
| |
|
| 10 đoàn | 02 đoàn | 11 đoàn | 04 đoàn | 02 đoàn | 2 đoàn | 4 đoàn | 2 đoàn | 2 đoàn |
|
| 30 tỉnh | 8 tỉnh | 33 tỉnh | 12 tỉnh |
| 6 tỉnh | 12 tỉnh | 7 tỉnh | 7 tỉnh |
Tổng hợp các đoàn thanh tra, hậu kiểm năm 2010:
1. Tổng số tỉnh, thành phố được thanh tra, hậu kiểm: 63/63
2. Tổng số tháng trong năm được thanh tra, hậu kiểm: 12/12
3. Tổng số Đoàn thanh tra, hậu kiểm của trung ương: 39 đoàn
4. Các đơn vị tham gia đoàn hậu kiểm của trung ương:
+ Cơ quan quản lý: Các thành viên tổ công tác liên ngành VSATTP trung ương
+ Các Viện khu vực: 04 đơn vị
+ Các Hội, Hiệp hội: 04 đơn vị
MỘT SỐ VĂN BẢN QUY ĐỊNH, VĂN BẢN HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP CÔNG TÁC HẬU KIỂM CLVSATTP NĂM 2010
1. Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”.
2. Thông tư số 01/2000/TT-BYT ngày 21/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, đăng ký chất lượng VSATTP”.
3. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BVHTT-BYT ngày 12/1/2004 của Bộ Văn hóa thông tin - Bộ Y tế hướng dẫn về quảng cáo trong lĩnh vực Y tế.
4. Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”.
5. Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005 ban hành “Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm”.
6. Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 ban hành “Quy định yêu cầu kiến thức về VSATTP đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
7. Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 ban hành “Quy định yêu cầu sức khỏe đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
8. Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng”.
9. Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/2/2006 về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
10. Nghị định của Chính phủ số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 về sản xuất, kinh doanh rượu.
11. Quyết định số 01/2005/QĐ-BYT ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát.
12. Quyết định số 02/2005/QĐ-BYT ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy định về quản lý CLVSATTP nước khoáng thiên nhiên đóng chai”.
13. Quyết định số 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành điều kiện vệ sinh an toàn thức ăn đường phố.
14. Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn”.
15. Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT ngày 21/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy định về điều kiện bảo đảm VSATTP trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm”.
16. Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.
17. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
18. Công văn số 1181/ATTP-TCKN ngày 29/7/2009 của Cục ATVSTP hướng dẫn lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ hậu kiểm CLVSATTP.
19. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
20. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại;
21. Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
22. Các văn bản quy định khác có liên quan.
KẾT QUẢ HẬU KIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010
(Kèm theo kế hoạch số 01/BCĐTƯVSATTP ngày 12/01/2010)
I. Công tác chỉ đạo của địa phương về triển khai hậu kiểm (nêu cụ thể)
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra hậu kiểm tại cơ sở thực phẩm
1. Việc tổ chức các đoàn hậu kiểm (nêu cụ thể số lượng đoàn, thành phần).
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
Bảng 1. Kết quả hậu kiểm:
TT | Loại hình cơ sở thực phẩm | Tổng số cơ sở | Số CS được hậu kiểm | Số cơ sở đạt | Tỷ lệ % đạt |
1 | Sản xuất, chế biến |
|
|
|
|
2 | Kinh doanh |
|
|
|
|
3 | Dịch vụ ăn uống |
|
|
|
|
| Tổng số (1 + 2 + 3) |
|
|
|
|
Bảng 2. Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
TT | Tổng hợp tình hình vi phạm | Số lượng | Tỷ lệ % so với số CS được hậu kiểm |
1 | Tổng số cơ sở được hậu kiểm |
|
|
2 | Số cơ sở có vi phạm |
|
|
3 | Số cơ sở vi phạm bị xử lý |
|
|
Trong đó: | |||
3.1 Hình thức phạt chính | |||
| Số cơ sở bị cảnh cáo |
|
|
| Số cơ sở bị phạt tiền |
|
|
| Tổng số tiền phạt |
|
|
3.2. Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả | |||
* | Số cơ sở bị đóng cửa |
|
|
* | Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm |
|
|
| Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành |
|
|
| Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm |
|
|
| Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy |
|
|
* | Số cơ sở phải khắc phục về nhãn |
|
|
| Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục |
|
|
* | Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu quảng cáo |
|
|
| Số loại tài liệu quảng cáo có bị đình chỉ lưu hành |
|
|
* | Các xử lý khác |
|
|
3.3 | Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý |
|
|
3.4 | Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở) |
|
|
Bảng 3. Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT | Nội dung vi phạm | Số CS được hậu kiểm | Số cơ sở vi phạm | Tỷ lệ % |
1 | Điều kiện vệ sinh cơ sở |
|
|
|
2 | Điều kiện trang thiết bị dụng cụ |
|
|
|
3 | Điều kiện về con người |
|
|
|
4 | Công bố tiêu chuẩn sản phẩm |
|
|
|
5 | Ghi nhãn thực phẩm |
|
|
|
6 | Quy định về quảng cáo thực phẩm |
|
|
|
7 | Vi phạm khác (ghi rõ) |
|
|
|
Bảng 4. Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT | Nội dung | Số mẫu được KN | Số mẫu đạt | Tỷ lệ % đạt |
1 | Kết quả kiểm nghiệm hóa lý |
|
|
|
2 | Kết quả kiểm nghiệm vi sinh |
|
|
|
4 | Tổng số |
|
|
|
3. Nhận xét, đánh giá
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu tại các bảng từ 1 - 4.
IV. Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý (nêu cụ thể những điểm mạnh, yếu, những tồn tại, bất cập trong quản lý).
IV. Đề xuất kiến nghị.
- 1Quyết định 39/2005/QĐ-BYT về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 42/2005/QĐ-BYT về "Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 43/2005/QĐ-BYT ban hành "Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm" của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 4Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT về việc hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế do Bộ Văn hóa Thông tin - Bộ Y tế ban hành
- 5Nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
- 6Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 8Quyết định 21/2007/QĐ-BYT Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 4128/2001/QĐ-BYT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 928/2002/QĐ-BYT về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 12Thông tư 08/2004/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng do Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 01/2005/QĐ-BYT về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Quyết định 02/2005/QĐ-BYT về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn nước khoáng thiên nhiên đóng chai do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 15Nghị định 45/2005/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 16Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 17Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
- 18Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 19Nghị định 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
- 20Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 21Nghị định 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
- 22Quyết định 408/QĐ-TTg năm 2009 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Nghị định 54/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 24Thông tư 01/2000/TT-BYT hướng dẫn công tác kiểm tra, đăng ký chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 25Công văn 1181/ATTP-TCKN hướng dẫn lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ hậu kiểm do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ban hành
- 26Quyết định 3199/2000/QĐ-BYT về Tiêu chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an toàn thức ăn đường phố do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 27Kế hoạch 402/KH-BYT về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế năm 2018
- 28Kế hoạch 1518/KH-BCĐTƯATTP năm 2019 triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2020 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
Kế hoạch 01/BCĐTƯVSATTP về triển khai công tác hậu kiểm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành
- Số hiệu: 01/BCĐTƯVSATTP
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/01/2010
- Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Người ký: Trịnh Quân Huấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định