Hệ thống pháp luật

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2003/PL-UBTVQH11

Hà nội, ngày 26 tháng 07 năm 2003

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 12/2003/PL-UBTVQH11 NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XI (2002-2007 và năm 2003;
Pháp lệnh này quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm,

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Pháp lệnh này quy định việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Điều 2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng điều ước quốc tế đó

Điều 3. Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.

2. Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.

3. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm.

4. sở chế biến thực phẩm là doanh nghiệp, hộ gia đình, bếp ăn tập thể nhà hàng và cơ sở chế biến thực phẩm khác.

5. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc.

6. Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

7. Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm.

8. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm nhằm hoàn thiện công nghệ xử lý, chế biến thực phẩm.

9. Vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng có hàm lượng thấp cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của cơ thể con người.

10. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, có tác đụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

11. Thực phẩm có nguy cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hóa học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

12. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng các nguồn có hoạt tính phóng xạ để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

13. Gen là một đoạn trên phân tử nhiễm sắc thể có vai trò xác định tính di truyền của sinh vật

14. Thực phẩm có gen đã bị biến đổi là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệ gen.

Điều 4.

1. Kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Điều 5.

1. Nhà nước có chính sách và biện pháp để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nham bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Nhà nước tạo điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 7. Người tiêu dùng có quyền được thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và lựa chọn, sử dụng thực phẩm thích hợp; có trách nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tự bảo vệ mình trong tiêu dùng thực phẩm, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tự giác khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; khiếu nại, tố cáo, phát hiện về các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.

Điều 8. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm trái với quy định của pháp luật;

2. Sản xuất, kinh doanh:

a) Thực phẩm đã bị thiu, thối, biến chất, nhiễm bẩn có thể gây hại cho tính mạng, sức khỏe của con người;

b) Thực phẩm có chứa chất độc hoặc nhiễm chất độc;

c) Thực phẩm có ký sinh trùng gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật vượt quá mức quy định;

d) Thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc kiểm tra không đạt yêu cầu;

đ) Gia súc, gia cầm, thủy sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân; sản phẩm chế biến từ gia sức, gia cầm, thủy sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân;

e) Thực phẩm nhiễm bẩn do bao gói, đồ chứa đựng không sạch, bị vỡ, rách trong quá trình vận chuyển;

g) Thực phẩm quá hạn sử dụng;

3. Sản xuất, kinh doanh động vật, thực vật có chứa mầm bệnh có thể lây truyền sang người, động vật, thực vật;

4. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ nguyên liệu không phải là thực phẩm hoặc hóa chất ngoài Danh mục được phép sử dụng;

5. Sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;

6. Sử dụng phương tiện bị ô nhiễm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại để vận chuyển thực phẩm;

7. Thông tin, quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa sai sự thật hoặc có hành vi gian dối khác về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chương 2:

SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

MỤC 1. SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI, SỐNG

Điều 9. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải bảo đảm nơi nuôi, trồng, buôn bán thực phẩm không bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh và phải cách biệt với khu vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bẩn thực phẩm.

Điều 10. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải thực hiện các biện pháp xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 11. Việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục và các chất khác có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm phải theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi, sống có trách nhiệm:

1. Bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bị ô nhiễm, được bảo quản ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hóa chất, đặc biệt ỉa hóa chất độc hại và các nguồn gây bệnh khác;

2. Chịu trách nhiệm về xuất xứ thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

MỤC 2. CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Điều 13.

1. Nơi chế biến thực phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Nơi chế biến thực phẩm phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 14.

1. Việc sử dụng nguyên liệu để chế biến thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở chế biến thực phẩm phải thực hiện mọi biện pháp để thực phẩm không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh có thể lây truyền sang người, động vật, thực vật.

3. Cơ sở chế biến thực phẩm phải bảo đảm quy trình chế biến phù hợp với quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 15.

1. Cơ sở chế biến thực phẩm chỉ được phép sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng trong Danh mục được phép sử dụng và sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định.

2. Bộ Y tế quy định Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng được phép sử dụng và liều lượng, giới hạn sử dụng.

Điều 16. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình chế biến thực phẩm có trách nhiệm:

1. Sử dụng thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Sử dụng đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm;

3. Sử dụng nước để chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quy định;

4. Dùng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.

MỤC 3 . BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM

Điều 17.

1. Bao bì thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực phẩm không bị ô nhiễm và bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn bảo quản, sư dụng và thuận lợi cho việc ghi nhãn.

2. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thử nghiệm, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 18.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải áp dụng phương pháp bảo quản thực phẩm thích hợp để bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, giữ được chất lượng, mùi vị và không làm tăng thêm các chất ô nhiễm vào thực phẩm.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hướng dẫn phương pháp bảo quản thực phẩm, quy định liều lượng chất bảo quản thực phẩm và thời gian bảo quản cho từng loại thực phẩm.

Điều 19.

1. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp thiếu xạ lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ hoặc bằng ký hiệu quốc tế và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm cho phép lưu hành.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được kinh doanh thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ thuộc Danh mục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và trong giới hạn liều chiếu xạ theo quy định của pháp luật: Bộ Y tế quy định Danh mục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ.

Điều 20.

1. Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen dã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là thực phẩm có gen đã bị ben đổi.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng thực phẩm có gen đã bị biến đổi.

Điều 21. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình vận chuyển thực phẩm phải bảo quản thực phẩm và các thành phần của thực phẩm không bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học, hóa học, lý học không được phép có trong thực phẩm, giữ được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.

Điều 22. Phương tiện sử dụng vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm;

2. Dễ dàng tẩy rửa sạch;

3. Dễ dàng phân biệt các loại thực phẩm khác nhau;

4. Chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lây nhiễm giữa các thực phẩm với nhau;

5. Duy trì, kiểm soát được các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển.

MỤC 4. NHẬP KHẨU, XUẤ T KHẨ U THỰC PHẨM

Điều 23. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vì chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình nhập khẩu, xuất khẩu; khi nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam; khi xuất khẩu phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật nước nhập khẩu

Điều 24.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm phải có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của mình.

Chính phủ quy định thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.

Điều 25.

1. Thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu đã được xác nhận đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm do tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng có thể bị kiểm tra nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam có thể được giảm số lần kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 26.

1. Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu hủy hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình nhập khẩu không đạt yêu cầu.

2. Thực phẩm xuất khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị tái chế, chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình xuất khẩu không đạt yêu cầu

Điều 27. Thực phẩm mang theo người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tiêu dùng cá nhân; thực phẩm dùng cho nhân viên, hành khách trên phương tiện giao thông nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; thực phẩm là hàng hóa quá cảnh Việt Nam phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

MỤC 5. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

Điều 28.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại các Mục 1, 2, 3 và 4 của Chương này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính phủ quy định Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, thẩm quyền và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 29.

1. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn sức khỏe, yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.

Điều 30.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe của những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở của mình theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Y tế quy định việc kiểm tra sức khỏe đối với người làm việc tại cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

MỤC 6. CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 31. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 32. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, quy định về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi, đồ chứa đựng, vật liệu để làm bao gói thực phẩm, dụng cụ, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 33.

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải công bố việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định của pháp luật; trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ sở thì tiêu chuẩn đó không được thấp hơn Tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn mà mình đã công bố và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

MỤC 7. QUẢNG CÁ O, GHI NHÃN THỰC PHẨM

Điều 34.

1. Việc quảng cáo về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao

, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liên quan đến thực phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Người quảng cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình.

2. Nội dung quảng cáo về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liên quan đến thực phẩm phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Điều 35.

1. Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; không được ghi trên nhãn thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào về thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi nhãn thực phẩm trước khi xuất xưởng thực phẩm.

3. Nhãn thực phẩm phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Tên thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm;

c) Định lượng của thực phẩm;

d) Thành phần cấu tạo của thực phẩm;

đ) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm;

e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm;

g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng thực phẩm;

h) Xuất xứ của thực phẩm.

Chương 3:

PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ BỆNH TRUYỀN QUA THỰC PHẨM

Điều 36. Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gôm:

1. Bảo đảm vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm;.

2. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

3. Kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

4. Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;

5. Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm;

6. Lưu mẫu thực phẩm theo quy định của pháp luật

Điều 37.

Các biện pháp khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gồm:

a) Phát hiện, tổ chức điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;

b) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc;

c) Thu hồi thực phẩm đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;

d) Thông báo kịp thời cho người tiêu dùng về tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm, thực phẩm đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;

đ) Kịp thời điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm;

e) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa việc lan truyền bệnh dịch do ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Chính phủ phân công cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Điều 38.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm có trách nhiệm chủ động phòng ngừa và kịp thời khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp khắc phục hậu quả, đồng thời phải báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nơi gần nhất và phải chịu mọi chi phí cho việc khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở y tế hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời

Điều 40. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm ở địa phương; trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm thì phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để khác phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan; đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có thẩm quyền và thông báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có khả năng bị lây lan.

Ủy ban nhân dân địa phương nơi có khả năng bị lây lan ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm thông báo cho nhân dân địa phương biết để đề phòng và thực hiện các biện pháp phối hợp khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan.

Điều 41.

1. Trường hợp Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm không đủ khả năng khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan thì phải đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có thẩm quyền giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết.

2. Trường hợp bệnh truyền qua thực phẩm tạo thành dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con người thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;

4. Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

5. Quản lý việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;

7. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm;

8. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

9. Hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm;

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 43.

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo các nguyên tắc sau đây:

a) Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện;

b) Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Chương 5:

KIỂM TRA, THANH TRA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 44.

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Chính phủ quy định cụ thể về việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.

Điều 45.

1. Việc thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm do thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện.

2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm do Chính phủ quy định.

Điều 46. Thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ:

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

2. Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

3. Đề xuất, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 47. Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có các quyền và trách nhiệm sau đây:

1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tư liệu và trả lời những vấn đề cần thiết phục vụ công tác thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; trường hợp cần thiết được lấy mẫu xét nghiệm, niêm phong tài liệu, tang vật có liên quan đến nội dung thanh tra, lập biên bản về các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

2. Yêu cầu giám định, kết luận những vấn đề cần thiết để phục vụ công tác thanh tra;

3. Đình chỉ hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại hoặc có nguy cơ gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và những hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, biện pháp xử lý hoặc quyết định thanh tra của mình;

6. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 48.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng thanh tra phải chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 49.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục khởi kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ Lý VI PHạM

Điều 50. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có công phát hiện vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 52. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2003.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 54. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH



Nguyễn Văn An

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003

  • Số hiệu: 12/2003/PL-UBTVQH11
  • Loại văn bản: Pháp lệnh
  • Ngày ban hành: 26/07/2003
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Văn An
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 138
  • Ngày hiệu lực: 01/11/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản