Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
CỤC AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1181/ATTP-TCKN
V/v hướng dẫn lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ hậu kiểm

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2009

 

Kính gửi: ……………………………….....................

Ngày 08/4/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch số 264/KH-BYT triển khai công tác hậu kiểm về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tạo thuận lợi cho các đoàn hậu kiểm trung ương và địa phương triển khai hoạt động, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hướng dẫn việc lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ triển khai hậu kiểm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009 như sau (trên cơ sở nguyên tắc lấy mẫu quy định tại Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa trên thị trường):

1. Giải thích từ ngữ

- Lô sản phẩm thực phẩm (sau đây viết tắt là lô): Là tập hợp các sản phẩm thực phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, bao gói; có cùng đặc tính kỹ thuật và được sản xuất bởi cùng một cơ sở sản xuất, trên cùng dây chuyền công nghệ, trong một thời gian nhất định.

- Mẫu đơn lẻ (unit of sample): là một đơn vị bao gói sản phẩm được lấy từ các vị trí khác nhau trong cùng một lô.

- Cỡ mẫu: là số lượng mẫu đơn lẻ trong mẫu chung cần lấy.

- Mẫu chung (overall sample): là tập hợp các mẫu đơn lẻ đồng nhất.

- Mẫu kiểm nghiệm: Là mẫu sản phẩm thực phẩm do đoàn kiểm tra lấy, gửi đi kiểm nghiệm tại cơ quan kiểm nghiệm ATVSTP được chỉ định.

- Mẫu lưu: Là mẫu đồng nhất với mẫu kiểm nghiệm, mẫu được lưu giữ tại cơ quan kiểm nghiệm, cơ sở được kiểm tra và cơ quan kiểm tra.

- Cơ quan kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm: là cơ quan có thẩm quyền được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP.

- Hậu kiểm (Post-market surveillance): là các hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành các quy định pháp luật về VSATTP.

2. Nguyên tắc lấy mẫu

Phải đảm bảo ngẫu nhiên, khách quan, không có bất kỳ tác động nào ảnh hưởng đến các đặc tính kỹ thuật của mẫu.

3. Phương pháp lấy mẫu

- Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản (Simple sampling). Mỗi sản phẩm trong lô được lựa chọn ngẫu nhiên, đều có cơ hội ngang nhau để được chọn làm mẫu kiểm tra.

- Tập hợp các mẫu đơn lẻ, ngẫu nhiên được lấy (mẫu chung) sẽ được chia một cách ngẫu nhiên để làm mẫu kiểm nghiệm và các mẫu lưu.

4. Trình tự, thủ tục lấy mẫu

Quá trình lấy mẫu phải có sự chứng kiến của đại diện cơ sở được kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm.

4.1. Chuẩn bị lấy mẫu:

- Chuẩn bị các tài liệu, dụng cụ lấy mẫu, bao bì chứa đựng mẫu, ghi nhãn mẫu các điều kiện thích hợp để bảo quản mẫu.

- Xác định lô cần lấy mẫu (theo yêu cầu của trưởng đoàn).

- Xác định các mẫu đơn lẻ cần lấy. Số lượng mẫu phải đủ để kiểm nghiệm (Hướng dẫn lượng mẫu kiểm nghiệm tối thiểu kèm theo). Vị trí các mẫu đơn lẻ được xác định trên cơ sở bảng số ngẫu nhiên (Kèm theo) hoặc bốc thăm ngẫu nhiên.

4.2. Tiến hành lấy mẫu:

- Tiến hành lấy đủ các mẫu đơn lẻ, gộp thành một mẫu chung. Trong quá trình lấy mẫu không được phá bỏ hoặc làm rách bao bì của sản phẩm.

- Tiến hành chia mẫu chung thành 03 phần mẫu tương đương đủ lượng để kiểm nghiệm và lưu (01 phần mẫu để kiểm nghiệm; 01 phần mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 phần mẫu lưu tại cơ sở được kiểm tra).

- Các phần mẫu sau khi chia phải được niêm phong riêng. Tem niêm phong theo mẫu (Kèm theo).

- Làm biên bản lấy mẫu theo mẫu (Kèm theo). Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn, cán bộ lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu.

- Trong trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký biên bản và niêm phong thì biên bản và niêm phong vẫn có hiệu lực nếu có đủ chữ ký của các thành viên trong đoàn và ghi rõ “Đại diện cơ sở không ký”.

- Trưởng đoàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng loại thực phẩm để quyết định thời gian lưu mẫu tại các cơ sở trên.

4.3. Bảo quản, vận chuyển và bàn giao mẫu:

- Mẫu kiểm nghiệm phải được giao cho cơ quan kiểm nghiệm được chỉ định trong thời gian sớm nhất. Quá trình bàn giao mẫu phải lập biên bản bàn giao (Kèm theo).

- Sau quá trình lấy mẫu, mẫu kiểm nghiệm và các mẫu lưu phải được bảo quản, vận chuyển theo đúng điều kiện bảo quản sản phẩm do nhà sản xuất công bố.

5. Chi phí lấy mẫu

Chi phí lấy mẫu do cơ quan kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm chi trả theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình triển khai áp dụng, nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị các đoàn hậu kiểm tại trung ương và địa phương phản ánh kịp thời về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để hướng dẫn giải quyết:

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Ngõ 135 Núi trúc, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 04.38463702; Fax: 04.38463739

Xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan, đơn vị.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Cục trưởng (để chỉ đạo);
- Các Phòng thuộc Cục;
- Các đoàn hậu kiểm;
- Lưu: VT, TTrC, TCKN.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Công Khẩn

 

HƯỚNG DẪN

LƯỢNG MẪU KIỂM NGHIỆM TỐI THIỂU
(Kèm theo Công văn số 1181/ATTP-TCKN ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm)

TT

Sản phẩm/dạng sản phẩm

Lượng mẫu kiểm nghiệm tối thiểu

Ghi chú

1

Sữa bột

900g

 

2

Sữa nước

1000 ml

 

3

Phomat, bơ, kem

500 g

 

4

Sản phẩm thịt, thủy sản

1000 g

 

5

Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc

1000 g

 

6

Rượu (độ cồn trên 300)

1500 ml

 

7

Rượu (độ cồn dưới 300)

2250 ml

 

8

Nước uống đóng chai

4000 ml

 

9

Thực phẩm chức năng:

 

 

 

Dạng viên

200 viên

 

 

Dạng siro, dạng lỏng

2000 ml

 

 

Dạng cao

200 g

 

 

Dạng túi lọc

400 g

 

Ghi chú:

- Nếu lượng mẫu trong một đơn vị sản phẩm lớn hơn lượng mẫu kiểm nghiệm tối thiểu thì lấy nguyên một đơn vị sản phẩm.

- Nếu lượng mẫu trong một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn lượng mẫu kiểm nghiệm tối thiểu thì lấy số đơn vị sản phẩm sao cho tổng lượng mẫu trong các đơn vị sản phẩm được chọn không nhỏ hơn lượng mẫu tối thiểu.

- Trong từng trường hợp cụ thể, Trưởng đoàn kiểm tra căn cứ hướng dẫn trên và đề nghị cụ thể của cán bộ lấy mẫu để quyết định số lượng mẫu cần lấy.

 

BẢNG SỐ NGẪU NHIÊN
(Kèm theo Công văn số 1181/ATTP-TCKN ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm)

03

47

43

73

86

 

36

96

47

36

61

 

46

98

63

71

62

97

74

24

67

62

 

42

81

14

57

20

 

42

53

32

37

32

16

76

62

27

66

 

56

50

26

71

07

 

32

90

79

78

53

12

56

85

99

26

 

96

96

68

27

31

 

05

03

72

93

15

55

59

56

35

64

 

38

54

82

46

22

 

31

62

43

09

90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

22

77

94

39

 

49

54

43

54

82

 

17

37

93

23

78

84

42

17

53

31

 

57

24

55

06

88

 

77

04

74

47

67

63

01

63

78

59

 

16

95

55

67

19

 

98

10

50

71

75

33

21

12

34

29

 

78

64

56

07

82

 

52

42

07

44

38

57

60

86

32

44

 

09

47

27

96

54

 

49

17

46

09

62

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

18

07

92

46

 

44

17

16

58

09

 

79

83

86

19

62

26

62

38

97

75

 

84

16

07

44

99

 

83

11

46

32

24

23

42

40

64

74

 

82

97

77

77

81

 

07

45

32

14

08

52

36

28

19

95

 

50

92

26

11

97

 

00

56

76

31

28

37

85

94

35

12

 

83

39

50

08

30

 

42

34

07

96

88

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

70

29

17

12

13

 

40

33

20

38

26

 

13

89

51

03

74

56

62

18

37

35

 

96

83

50

87

75

 

97

12

25

93

47

99

49

57

22

77

 

88

42

95

45

72

 

16

64

36

16

00

16

08

15

04

72

 

33

27

14

34

09

 

45

59

34

68

49

31

16

93

32

43

 

50

27

89

87

19

 

20

15

37

00

49

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

68

34

30

13

70

 

55

74

30

77

40

 

44

22

78

84

26

74

57

25

65

76

 

59

29

97

68

60

 

71

91

38

67

54

27

42

37

86

53

 

48

55

90

65

72

 

96

57

69

36

10

00

39

68

29

61

 

66

37

32

20

30

 

77

84

57

03

29

29

94

98

94

24

 

68

49

69

10

82

 

53

75

91

93

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

90

82

66

59

 

83

62

64

11

12

 

67

19

00

71

74

11

27

94

75

6

 

06

09

19

74

66

 

02

94

37

34

02

35

24

10

16

20

 

33

32

51

26

38

 

79

78

45

04

91

38

23

16

86

38

 

42

38

97

01

50

 

87

75

66

81

41

31

96

25

91

47

 

96

44

33

49

13

 

34

86

82

53

91

Hướng dẫn sử dụng bảng số ngẫu nhiên

Ví dụ: cần lấy một mẫu gồm 8 đơn vị trong lô gồm 500 đơn vị. Các đơn vị trong lô được “dán nhãn” từ 1 - 500. Sử dụng bảng ngẫu nhiên để định vị các mẫu đơn lẻ cần lấy, điểm khởi đầu là vị trí cột 1, dòng 1; chọn theo chiều dọc, hướng, từ trên xuống (có thể tùy chọn điểm khởi đầu, chiều chọn số và hướng chọn số) các đơn vị sẽ được lấy gồm: 034, 167, 125, 162, 332 181, 266, 234; bỏ qua các giá trị 977, 555, 844, 630, 576 vì không có vị trí tương ứng.

 

MẪU TEM NIÊM PHONG MẪU
(Kèm theo Công văn số 1181/ATTP-TCKN ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm)

Cán bộ lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Trưởng Đoàn kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

,…. ngày…./…./2009

TEM
NIÊM PHONG
MẪU

 

Tên sản phẩm

………………………..

 

Mã số mẫu

 

………………………........

Đại diện cơ sở
được lấy mẫu

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

,…. ngày…./…./2009

 

MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU
(Kèm theo Công văn số 1181/ATTP-TCKN ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm)

Tên cơ quan ra quyết định kiểm tra
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Đoàn kiểm tra

, ngày    tháng     năm      

 

BIÊN BẢN LẤY MẪU

Số …

1. Tên cơ sở được lấy mẫu:

2. Địa điểm lấy mẫu:

3. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức danh, đơn vị)

4. Phương pháp lấy mẫu:

5. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)

Mẫu gồm 03 phần (01 phần để kiểm nghiệm; 01 phần để lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 phần để lưu tại cơ sở được kiểm tra)

STT

Tên mẫu, ký hiệu, số lô, ngày SX, hạn SD, đơn vị đóng gói nhỏ nhất

Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn

Lượng mẫu

Quy cách niêm phong mẫu

Mã số mẫu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tình trạng mẫu:

Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, Đoàn kiểm tra giữ 02 bản, Cơ sở được kiểm tra giữ 01 bản./.

 

Đại diện cơ sở được lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO MẪU
(Kèm theo Công văn số 1181/ATTP-TCKN ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm)

Tên cơ quan ra quyết định kiểm tra
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Đoàn kiểm tra

, ngày    tháng     năm      

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO MẪU

Đoàn kiểm tra :

(Bên giao mẫu)

Đại diện là:

Cơ quan kiểm nghiệm:  

(Bên nhận mẫu)

Đại diện là:  

Hôm nay, tại……………….. Đại diện (bên giao mẫu) và Đại diện (Bên nhận mẫu) tiến hành bàn giao mẫu và các yêu cầu kiểm nghiệm, cụ thể như sau:

STT

Tên mẫu, ký hiệu, số lô, ngày SX, hạn SD, mã số mẫu

Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn

Quy cách niêm phong mẫu

Số lượng mẫu

Chỉ tiêu yêu cầu kiểm nghiệm

Căn cứ đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Tài liệu kèm theo:

 

Đại diện đoàn kiểm tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện cơ quan kiểm nghiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1181/ATTP-TCKN hướng dẫn lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ hậu kiểm do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ban hành

  • Số hiệu: 1181/ATTP-TCKN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 29/07/2009
  • Nơi ban hành: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
  • Người ký: Nguyễn Công Khẩn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/07/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản