Hỏi - Đáp pháp luật
Câu hỏi: Em trai tôi mới mất đầu năm 2015. Em chưa vợ con. Hiện tại bố mẹ tôi còn sống và chỉ còn tôi là con. Bố mẹ tôi muốn tôi đứng ra nhận toàn bộ tài sản của em tôi: nhận tiền bảo hiểm, sang tên số cổ phần trong công ty của em tôi sang tên tôi... Đồng thời bố mẹ tôi muốn làm thủ tục chuyển tài sản của bố mẹ cho tôi nếu sau này ông bà qua đời. Vậy xin cho hỏi gia đình tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Câu hỏi: Di chúc ghi là giấy giao quyền sử dụng đất ở, có chữ kí của các thành viên trong gia đình và của người làm chứng thì có được chấp nhận không?
Câu hỏi: Ông bà ngoại của tôi có 3 người con trai và 3 người con gái. Trong đó có 1 người con gái đã cho người khác nuôi từ nhỏ. Ông bà ngoại tôi mất có để lại căn nhà nhưng không để lại di chúc. Hai người cậu và mẹ của tôi đều mất sau ông bà ngoại. Nay người cậu còn sống muốn bán căn nhà đó. Xin hỏi em có được hưởng thừa kế không. Xin cảm ơn.
Câu hỏi: Khi tôi nhặt được tài sản nhưng không biết chủ sở hữu thì có cần phải khai báo cho cơ quan công an biết hay không? Có quy định nào trong luật không? Xin cám ơn.
Câu hỏi: Bố tôi mất không để lại di chúc, hiện tại các anh chị tôi sống khác tỉnh, chỉ còn em trai tôi sống chung và chăm sóc bố mẹ tôi khi đau yếu. Nay, mẹ tôi muốn di chúc lại 1/2 thửa đất mẹ tôi được hưởng cho em trai được không? (khi bố tôi còn sống chưa phân định mẹ tôi được hưởng vị trí nào và bố hưởng vị trí nào).
Câu hỏi: Chồng tôi có chuyển tiền đặt cọc mua nhà (500 triệu) cho bác Huỳnh nhưng chưa kịp làm giấy thoả thuận hay hợp đồng (vì chồng tôi đang đi công tác xa mà bác ấy là hàng xóm thân quen đang cần tiền gấp giải quyết việc riêng, hẹn mấy hôm nữa về thì làm hợp đồng luôn). Nhưng tiếc thay, sau 3 hôm thì bác ấy lên tăng xông và mất đột ngột. Xin hỏi, bác gái và con cái bác ấy có nghĩa vụ trả lại cho chồng tôi số tiền ấy như thế nào. Chúng tôi chỉ có bằng chứng là giấy chuyển tiền mang tên bác ấy, ngân hàng cũng có xác nhận. Giữa chồng tôi và bác ấy có thương lượng qua lại vấn đề giá cả và tiền bạc bằng điện thoại điện thoại mất hết tin nhắn cũ. Sau thời gian tang lễ đã 4 tháng nhưng gia đình họ lại trốn tránh gặp mặt chồng tôi, vợ bác ấy nói không biết gì hết. Vợ chồng tôi phải làm thế nào. Xin cảm ơn rất nhiều.
Câu hỏi: Anh trai tôi do cờ bạc nên đã mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà cháu đi cầm cố, nhưng người nhận cầm cố lại mang sổ đỏ của nhà tôi đi cầm cố cho người khác. Vậy phải làm thế nào để lấy lại sổ đỏ.
Câu hỏi: Tôi cùng 3 người chú đi làm trong công trình. Nay công trình đã hoàn thành nhưng chủ thầu không trả tiền công đúng hẹn. Khi gọi điện cho chủ thầu thì chủ thầu tắt máy. Số tiền của 4 người khoảng 10 triệu đồng. Vậy tôi có thể nhờ pháp luật can thiệp giúp chúng tôi không?
Câu hỏi: Tôi có ý định xây một ngôi nhà nên đã thuê người đến đào móng. Trong quá trình đào, người làm thuê đã đào được 1 hũ vàng. Tôi lấy hũ vàng và cho họ mỗi người một ít tiền nhưng họ không chịu vì họ cho rằng họ là người đào được thì phải là của họ. Cho tôi hỏi hũ vàng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của ai?
Câu hỏi: Ông nội tôi sinh được 7 người con và đã chia đất cho 7 người bằng nhau. Nhưng khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra cho từng người thì ông nội tôi chỉ làm cho 6 người. Riêng mảnh đất ba tôi ở, ông nội tôi cho ở chứ không làm giấy chứng nhận và tách sổ cho ba tôi vì ba tôi không thuận với ông nội. Vậy sau này nếu ông nội tôi mất mà vẫn không làm giấy tách quyền sở hữu cho ba tôi thì mảnh đất ba tôi ở sẽ bị chia đều không?
Câu hỏi: Ngày 12/3/2015, tôi và bạn tôi làm hợp đồng mua bán xe máy viết tay, có chữa ký của 2 bên, giá bán xe 30 triệu nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Đến giữa tháng 5 thì bạn tôi đòi lại xe máy để cho vợ bạn tôi đi và đồng ý trả lại tôi 30 triệu tiền bán xe. Bạn tôi nói: xe chưa đăng kí sang tên thì vẫn là của bạn tôi, bạn tôi có quyền đòi lại và trả lại tiền mua bán xe. Hỏi: bạn tôi làm vậy có đúng không?
Câu hỏi: Sau khi các thành viên trong gia đình tôi không thoả thuận được về việc phân chia di sản, chú tôi đã tự viết giấy phân chia tài sản và ép buộc bà nội tôi lăn tay để lấy dấu vào giấy phân chia tài sản (bà nội tôi hỏng mắt không viết được). Như vậy có đúng quy định pháp luật không? Nếu không thỏa thuận để phân chia tài sản được tôi sẽ phải nhờ cơ quan nào giải quyết tranh chấp này.
Câu hỏi: Tôi là người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật và đã nhập quốc tịch Nhật Bản. Nay mẹ tôi mất đi và để lại cho tôi quyền thừa kế tài sản là một căn nhà có giá trị lớn. Mẹ tôi chỉ có một mình tôi là con và không có bất cứ quan hệ pháp lý nào khác. Vậy tôi có được hưởng quyền thừa kế hay không? Nếu được hưởng tôi có quyền đứng tên bán nhà hay không? Và khi bán được tôi có quyền mang toàn bộ tiền sang Nhật hay không?
Câu hỏi: Tôi có ký bão lãnh cho hai vợ chồng người bạn vay tiền của một người quen để làm nhà (hai vợ chồng bạn tôi cùng ký vào giấy vay đó), trong giấy bảo lãnh tôi có viết: khi hai vợ chồng đó không còn khả năng trả nợ nữa thì tôi sẽ là người đứng ra đảm nhiệm. Nay vợ chồng bạn tôi ly hôn, hai vợ chồng tự thống nhất ai vay người ấy trả, nếu cả hai cùng ký thì cả hai cùng trả. Khi ra tòa, vấn đề về tài sản do hai vợ chồng tự thương lượng. Hiện tại bên cho vay đã đòi tiền nhưng bạn tôi nói vừa ly hôn nên chưa có tiền, ít hôm nữa sẽ trả. Vây tôi phải làm gì để bên vay phải có trách nhiệm trả cả gốc và lãi bên cho vay khi bạn tôi vẫn đủ sức khỏe, khả năng lao động. Xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi: Cha mẹ đã sang tên cho con quyền sở hữu nhà. Hiện cha mẹ sống cùng nhà với con, khi con thế chấp hay bán nhà thì cha mẹ có phải ký tên đồng ý không.
Câu hỏi: Bố tôi có 2 cuốn sổ tiết kiệm và quyền sử dụng đất đều đứng tên ông. Tháng 3/2015 bố tôi mất và không làm di chúc. Chúng tôi muốn chuyển hết cho mẹ tôi. Nhưng bố mẹ tôi không còn giữ giấy tờ kết hôn, và giấy khai sinh của tôi đã thất lạc. Bố mẹ tôi sinh được 3 người con, trong đó người con thứ 2 bị mất năm 2007 và giấy chứng tử của anh tôi đã thất lạc. Mẹ tôi có ra ban tư pháp của UBND xã yêu cầu xin lại bản sao chứng tử của người con thứ hai, nhưng UBND xã không cấp. Như vậy có đúng không? Gia đình tôi phải làm những thủ tục gì để mẹ tôi được hưởng 2 cuốn sổ tiết kiệm và quyền sử dụng đất nêu trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi: Em đang cho thuê nhà và ký hợp đồng trong 02 năm (hiện tại đã được gần 01 năm). Tháng nào bên thuê nhà cũng thanh toán tiền nhà chậm trễ, không đúng kỳ hạn theo hợp đồng nên em đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Bên thuê đã xin ở lại, hứa sẽ thanh toán tiền nhà đúng kỳ hạn theo hợp đồng nên em cũng cho qua. Nhưng đến hôm nay, em nhận được thông tin bên thuê nhà báo đồng hồ nước bị đứt chì mặt số; và đã lập biên bản đóng tiền thay đồng hồ nước mới với mức chi phí đóng là 1.200.000 đồng. Em đã thỏa thuận mỗi bên có trách nhiệm chịu một nửa. Nhưng bên thuê nhất quyết khăng khăng là lỗi hư đứt không phải do bên thuê làm và yêu cầu em chịu hết vì đó là nhà em, đồng hồ nước nhà em. Theo hợp đồng thuê thì có nội dung điều khoản về trách nhiệm, nghĩa vụ bên thuê là: Giữ gìn nhà, bồi thường sửa chữa mọi hư hỏng do bên thuê gây ra; như vậy, bên thuê phải chịu trách nhiệm bồi thường hay sửa chữa mọi hư hỏng mà bên thuê gây ra trong thời gian sinh hoạt. Nhưng bên thuê vẫn luôn cương quyết yêu cầu em phải chịu hết và yêu cầu em đền hợp đồng khi em vừa đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Em sẽ phải giải quyết như thế nào ạ?
Câu hỏi: Gia đình tôi có 4 anh chị em gồm : anh tôi, chị tôi, tôi và em trai tôi. Mẹ tôi đã qua đời năm 2000. Ba tôi cũng mới qua đời vào tháng 1 năm 2015, để lại cho chúng tôi một mảnh vườn 7,8 sào nam bộ và một mảnh đất mặt tiền 512m2 có 1 căn nhà cấp 4. Trước khi mất ba tôi có phân chia phần tài sản cho các anh chi em tôi bằng miệng nội dung như sau : 1. Về mảnh vườn 7,8 sào: chia cho chị tôi 1 sào, còn lại 6,8 sào chia đôi cho tôi và em trai tôi mỗi người 3,4 sào. 2. Về mảnh đất mặt tiền 512m2 và căn nhà cấp 4: Chia mảnh đất 512m2 thành 3 phần: 1 phần có căn nhà để làm hương hỏa cho ông bà còn lại chia cho tôi và em tôi mỗi người 1 phần. Về phần anh tôi thì lúc còn sống ba tôi đã lo vốn cho anh tôi làm ăn nên ba không chia cho anh tôi. Vì ba tôi lo sợ sau khi ba tôi mất anh tôi sẽ tranh chấp với 3 chị em tôi nên trước khi mất ba tôi đã sang tên sổ đỏ mảnh vườn 7,8 sào cho em trai tôi đứng tên và nói sau này em tôi phải chia lại cho chị tôi và tôi. Hiện tại, em tôi đã đứng tên sổ đỏ mảnh đất 7,8 sào và muốn lấy hết 7,8 sào vườn này, không chịu chia cho tôi và chị tôi như lời di nguyện của cha tôi. Đã vậy em tôi còn muốn kiện ra tòa đòi chia mảnh đất 512m2 ra làm 4 và lấy thêm 1 phần. Việc này khiến các anh chị tôi và tôi không thể chấp nhận được, rất mong được tư vấn, trong trường hợp này tôi phải làm sao để em tôi thực hiện đúng như di nguyện của cha tôi. Trân trọng cảm ơn.
Câu hỏi: Bố tôi đã chết không để lại di chúc, mẹ tôi còn sống. Gia đình tôi muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế của cha tôi. Cha, mẹ tôi có số 6 người con, trong đó người anh trai đầu tôi là Phan Sỹ N chết năm 2009. Anh N có hai người con đều trên 18 tuổi, nhưng hai người con của anh N không đồng ý ký tên vào văn bản phân chia di sản mà không nêu lý do. Đã hai năm rồi chúng tôi không làm được các thủ tục cần thiết để phân chia di sản. Vậy xin hỏi chúng tôi phải làm như thế nào cho đúng luật ?
Câu hỏi: Người em họ tôi có vay của người khác một số tiền, đã trả được 1/3 số tiền nhưng sau đó em tôi không có khả năng trả nợ tiếp. Bên cho vay đã cho người đến đòi tiền với lời lẽ đe dọa làm tổn hại sức khỏe bên vay. Do đó bên vay sợ hãi không biết nên làm thế nào? Nếu thời gian sau đó bên vay đủ khả năng để trả tiền thì cần người làm chứng và có nên báo chính quyền đi cùng không?
Câu hỏi: Tôi đã dùng tiền để đầu tư dự án; sau đó nghe lời chủ đầu tư, tôi đem tài sản đi thế chấp vay tiền để đầu tư tiếp. Người cho tôi vay tiền là người do chủ đầu tư giới thiệu. Chủ đầu tư viết giấy cam kết sau 60 ngày sẽ trả số tiền gốc+lãi và hợp đồng trên sẽ bị huỷ. Nhưng quá hạn chủ đầu tư thì mất liên lạc còn người cho vay kiện tôi ra toà. Vậy đây có phải là âm mưu của hai người này bày ra để hãm hại tôi không? Tài sản là công cụ để kinh doanh, là miếng cơm manh áo của cả gia đình tôi, các con tôi đã trưởng thành cùng đóng góp công sức từ rất lâu vậy có được công nhận là tài sản chung không? Tôi muốn tố cáo hành vi của họ thì phải làm sao?
Câu hỏi: Vợ tôi được vợ chồng cô ruột không có con nhận làm con nuôi từ lúc 5 tuổi nhưng nghĩ đơn giản nên không làm thủ tục nhận con nuôi. Bố vợ tôi mất cách đây 20 năm nhưng gia đình không làm thủ tục báo tử tại phường. Mẹ vợ tôi mất cách đây một năm không để lại di chúc. Gia đình tôi có đi làm thừa kế nhưng không được do không làm thủ tục con nuôi. Hiện giờ làm thủ tục chuyển hàng thừa kế thứ hai nhưng phải chứng minh được bố mẹ vợ tôi không có con đẻ. Gia đình vợ tôi cư trú tại địa chỉ hiện nay gần 50 năm nhưng vợ tôi ra phường xin chứng nhận là con nuôi cũng không được, xin chứng nhận bố mẹ tôi không có con cũng không được. Vậy xin hướng dẫn cho gia đình tôi làm thủ tục để vợ tôi hoặc hàng thừa kế thứ 2 được hưởng quyền thừa kế. Xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi: Chồng của dì tôi đã chết, dì nuôi 2 đứa con gái, sống cùng mẹ chồng. Khi chồng dì mất, mẹ chồng đứng tên trên sổ đỏ mảnh đất mà cả gia đình chung sống. Hiện tại bà nghe lời ông người con cả nên không cho dì và 2 cháu được tách đất ra làm sổ đỏ. Tôi muốn hỏi nếu bà mẹ kia để di chúc cho ông anh trai thì dì và 2 đứa cháu có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc không?
Câu hỏi: Trước đây ba và mẹ tôi có làm di chúc để lại gia sản cho các con, trong di chúc có ghi rõ số tài sản mà mỗi người con sẽ được nhận, và ghi là di chúc có hiệu lực khi cả ba và mẹ tôi mât, đã được phòng công chứng thị trấn huyện xác nhận. Nay ba tôi đã mất, còn mẹ tôi do tuổi đã cao, nên mẹ tôi cũng muốn thực hiện luôn di chúc này, vẫn giữ nguyên nội dung và nguyện vọng mà ba và mẹ tôi đã lập. Xin cho hỏi như vậy chúng tôi thực hiện được di chúc này hay không? Khi hỏi thì nhân viên phòng tư pháp huyện có bảo theo luật phải hủy bỏ di chúc trước khi thực hiện sang tên chủ quyền, nhưng chúng tôi sợ sẽ bị tranh chấp trong gia đình khi hủy bỏ di chúc. Xin được tư vấn cụ thể hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi: Vợ chồng tôi mới mua một mảnh đất. Sổ đỏ cấp năm 2005, mang tên người vợ. Năm 2008 ông chồng bị đột quỵ chết không để lại di chúc. Tháng 6/2015 gia đình đã làm xong thủ tục phân chia di sản thừa kế (người thừa kế gồm 6 người con và bà vợ), những người thừa kế nhường toàn bộ di sản cho bà vợ. Cơ quan công chứng đã tiến hành niêm yết về việc khai nhận thừa kế tại 2 địa phương vì 2 vợ chồng có 2 hộ khẩu, được Cán bộ tư pháp cấp xã nơi niêm yết ký xác nhận. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên tại phòng tài nguyên, bà vợ và hai vợ chồng tôi ký hợp đồng chuyển nhượng đất và nhà, có công chứng. Khi vợ chồng tôi nộp hồ sơ đăng ký sang tên thì được cán bộ Tư pháp báo lại có phát hiện thêm người thừa kế. Gia đình họ có một người con thứ 7, lấy chồng nước ngoài, nay yêu cầu ra thông báo hủy Văn bản phân chia tài sản, hủy kết quả đăng ký sang tên cho bà vợ đồng nghĩa với Hợp đồng mua bán giữa vợ chồng tôi và bà vợ vô hiệu. Vậy xin được hỏi: 1. Cán bộ tư pháp làm vậy có đúng nguyên tắc chưa, tại sao trong thời gian niêm yết không tiến hành thẩm tra? Cán bộ tư pháp phường có thể yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu không? Hướng giải quyết như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn!
Câu hỏi: Tài sản thuộc sở hữu chung của bố mẹ tôi. Khi bố mất không có để lại di chúc. Nay, mẹ tôi viết di chúc để lại toàn bộ tài sản đó cho em tôi như vậy có đúng không? Xin cám ơn.
Câu hỏi: Tôi được bạn cho 1 chiếc xe máy airblade nhưng chưa sang tên. Chiếc xe do chị của bạn đó đứng tên. Nay người chị đó tới đòi xe nhưng tôi không trả, chị ấy đòi kiện tôi để đòi lại xe. Xin hỏi chị đó có thể kiện tôi không vì tôi đã được em của chị cho chiếc xe này.
Câu hỏi: Bố mẹ tôi có 1 căn nhà xây dựng năm 1992. Năm 1999 mẹ tôi qua đời, năm 2009 bố tôi lấy vợ 2 (có đăng kí kết hôn), năm 2011 thì bố tôi bị bệnh qua đời. Hiện tại căn nhà đã sang tên cho tôi, em trai tôi và người vợ 2 của bố. Tôi xin hỏi nếu chia tài sản chung là căn nhà trên thì mỗi người được chia như thế nào? Thủ tục ra sao?
Câu hỏi: Trước khi kết hôn với mẹ tôi, bố tôi có một đời vợ, nhưng đã ly hôn. Bố tôi sau khi lấy mẹ tôi thì cả hai vợ chồng di chuyển vào Nam lập nghiệp. Hiện tại, gia đình tôi có một mảnh đất và có ý định sau này bán đi để về lại miền Bắc. Thế nhưng giờ bố tôi lại rất yếu, tuy ý thức vẫn còn rất tỉnh táo nhưng không còn khả năng nói chuyện, tay chân đều đã liệt nhiều năm nay. Mẹ tôi đang có ý định bán ngôi nhà này sau khi bố mất để về quê. Sổ đỏ mang tên bố tôi, trong trường hợp bố tôi không có di chúc, vậy thì con trai riêng của bố tôi với vợ cũ có được hưởng quyền được thừa kế một phần và có cần phải có sự đồng ý của người con trai riêng ấy thì mẹ tôi mới được bán đất hay không?
Câu hỏi: Hiện nay gia đình tôi đang sở hữu một mảnh đất có chiều rộng mặt đường là 5m, chiều sâu là 25m, mảnh đất đó mang tên bố tôi. Nhưng năm 2010 bố tôi bị tai nạn gia thông và đã mất. Hiện nay mẹ tôi muốn trao tặng mảnh đất đó cho người khác. Tôi xin hỏi: Thứ nhất: Mẹ tôi có quyền định đoạt mảnh đất đó hay không? Thứ hai: Nếu được định đoạt thì việc trao tặng đó cần những thủ tục gì? Thứ ba: Việc trao tặng này có được coi là mua bán, trao đổi và phải áp giá mua bán đất không? Thứ tư: Chúng tôi có phải đóng thuế hay các khoản phí nào khác cho việc trao tặng này không?
Câu hỏi: Bà nội tôi mất năm 2009. Tại bệnh viện, trước khi mất bà tôi có trăn trối chỉ định bố tôi là người kế thừa, có hai người làm chứng ghi chép lại, nội điểm chỉ và hai người làm chứng kí tên. Di chúc đó chú tôi hiện đang giữ, chưa công chứng chứng thực. Bố tôi về nhà nội sống từ 2009 đến nay. Hiện tại các bác và cô tôi kiện đòi phân chia tài sản. Xin hỏi luật sư: Di chúc nội tôi lập như thế có hợp pháp không? Nếu có thì cần những thủ tục giấy tờ gì để đảm bảo quyền lợi cho người thừa kế là bố tôi? Xin trân trọng cảm ơn!
Câu hỏi: Có hai người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng hiện nay một người ở xa không về để ký trực tiếp vào hợp đồng mua bán đất được, ông ta ủy quyền cho người đứng tên còn lại trong sổ thực hiện hợp đồng mua bán với tôi. Như vậy có đúng thủ tục không?
Câu hỏi: Ông bà tôi có hiến 1 phần đất cho chùa để trồng cây phước thiện, nhưng bị người khác chiếm ở trái phép nên chùa không muốn tranh chấp nên đã làm giấy tờ trả lại cho ông bà tôi. Vì tuổi già nên ông bà tôi có làm giấy ủy quyền cho cha tôi đi kiện để lấy lại phần đất và đến khi kiện được cha tôi sẽ nhận phần đất trên. Ông tôi mất 2001, bà tôi mất 2009, đến khi bà tôi mất thì vụ kiện vẫn chưa xong. Đến năm 2011, vụ kiện mới hoàn tất, người chiếm đất trái phép đồng ý trả lại phần đất cho chùa, và chùa chỉ đồng ý trả lại phần đất cho ông bà tôi, không đồng ý trả cho cha tôi. Bây giờ cô, chú tôi đòi chia thừa kế phần đất đó. Vậy cho tôi hỏi, theo quy định về giấy ủy quyền của người đã mất thì cha tôi phải chịu chia thừa kế dù đã bỏ thời gian và chi phí không hề nhỏ để có lại được phần đất hay là vẫn được thừa hưởng phần đất?
Câu hỏi: Tôi có cho thuê 1 căn nhà mục đích kinh doanh quán cafe hát, thời hạn 3 năm, 10 triệu/tháng. Trong hợp đồng mục quyền lợi bên thuê có ghi: bên thuê được tiếp tục thuê nhà theo các điều khoản đã thỏa thuận trước đó nếu căn nhà thay đổi chủ sở hữu. Bây giờ mới thuê được 1 năm thì chủ nhà bán nhà và thông báo cho tôi biết cuối tháng phải dọn (từ lúc thông báo tới cuối tháng là chỉ còn 15 ngày). Họ chỉ bồi thường cho tôi 10 triệu. Sau khi thuê nhà tôi có sơn sửa, trang trí lại căn nhà. Không những vậy, quán cafe hát làm ăn thua lỗ nên tôi đi hủy giấy phép kinh doanh, những phòng karaoke thì tôi cho sinh viên thuê ở, còn phòng khách ở dưới thì tôi làm chỗ mua bán thú cưng. Nói tóm lại, mục đích thuê nhà của tôi đã có thay đổi và bên chủ nhà hoàn toàn không biết chuyện này. Tôi đang làm ăn tốt, bắt đầu có mối có nhiều khách, không muốn trả mặt bằng. Tôi đã thỏa thuận với chủ nhà rồi nhưng họ chỉ chịu trả 10 triệu bồi thường và người chủ mới mua không chịu cho thuê tiếp. Vậy tôi có được yêu cầu bồi thường cao hơn không? Tôi cho sinh viên thuê nhà cũng có ký hợp đồng, vậy họ có phải bồi thường thêm về thiệt hại này không? Tôi có bị yếu thế hơn vì đã thay đổi mục đích sử dụng mà không báo cho chủ nhà biết?
Câu hỏi: Năm 2010 do tôi làm ăn gặp khó khăn nên bố mẹ tôi có bán mảnh đất cho vợ chồng anh chị người quen số tiền 700 triệu để cho tôi trả nợ, do là chỗ quen biết thân tình nên khi mua anh chị ý mới trả 200 triệu và nói với bố mẹ tôi sang tên sổ đỏ để làm thủ tục vay ngân hàng rồi trả nốt số tiền. Tuy nhiên sau khi sang tên sổ đỏ vợ chồng anh chị này cầm sổ đỏ đó đi thế chấp ngân hàng nhưng bị từ chối vì có nợ xấu. Lúc này gia đình tôi mới biết bị lừa vì vợ chồng anh chị ta làm ăn thua lỗ, nợ nần ngân hàng và nhiều người nữa. Sau đó gia đình tôi đòi ráo riết thì vợ chồng họ trả được thêm 270 triệu (trả bằng nhiều lần). Đến năm 2013 số tiền còn nợ là 230 triệu thì vợ chồng họ đến gia đình tôi viết giấy hẹn mỗi tháng trả 10 triệu nhưng trả được 3 lần thì từ đó đến nay không trả nữa. Năm 2014 sau khi bố tôi mất gia đình tôi có đến đòi thì vợ chồng họ hứa hẹn mỗi tháng trả 1-2 triệu nhưng đến nay chưa trả thêm được đồng nào. Vậy giờ tôi có thể làm đơn kiện vợ chồng anh ta để đòi số tiền còn lại được không?
Câu hỏi: Anh trai tôi đã mất hiện tại tài sản còn lại là nhà và đất ở. Trước khi anh trai mình kết hôn ba mẹ mình có cho anh một thửa đất, làm sổ đỏ anh đứng tên. Sau khi kết hôn có làm nhà trên thửa đất đó. Giờ anh tôi mất đột ngột không có di chúc để lại tài sản. Người vợ muốn gia đình mình làm thủ tục sang tên cho chị ấy. Gia đình tôi không chấp nhận chỉ đồng ý để khi cháu tôi đủ 18 tuổi sẽ sang tên lại cho cháu. Nhưng chị ấy không đồng ý, viết đơn kiện buộc gia đình tôi phải sang tên cho chị. Vậy chị có đủ thẩm quyền tự ý sang tên mà không cần sự đồng ý của gia đình mình không? Tài sản đó chị ấy có quyền thừa hưởng hay chỉ cháu tôi mới được thừa hưởng?
Câu hỏi: Bà không có gia đình và nhận chồng tôi làm con nuôi. Nhưng hiện tại bây giờ bà đang ốm nặng không giao tiếp và không cử động được, vợ chồng tôi vẫn đang chăm sóc cho bà. Vậy khi bà mất thì việc thừa kế sẽ như thế nà? Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ ra sao?
Câu hỏi: Năm 2012, bố chồng tôi cho vợ chồng tôi một mảnh đất (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với điều kiện vợ chồng tôi phải chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ chồng tôi đến khi mất, lo ma chay hương hỏa. Bố tôi đã đến văn phòng công chứng lập một hợp đồng tặng cho với điều kiện trên. Sau khi được tặng cho, chồng tôi đã dỡ bỏ nhà cũ, xây nhà mới. Gần đây giữa vợ chồng tôi và bố mẹ chồng xảy ra mâu thuẫn, bố mẹ chồng tôi nói không thể sống chung với vợ chồng tôi nữa. Do không có chỗ ở khác nên bố chồng tôi nhờ người làm đơn kiện đòi lại nhà đất của mình mà vợ chồng tôi đang ở. Xin hỏi vợ chồng tôi có phải trả lại nhà không?
Câu hỏi: Cháu Hoa (sinh năm 2005) là con nuôi hợp pháp của bà Lan, đồng thời cũng là con đẻ của em gái bà Lan. Bà Lan không có chồng, chỉ có duy nhất cháu là con nuôi. Bố mẹ đẻ bà Lan đều đã mất. Bà Lan có 1 người chị và 2 người em ruột. Vậy khi bà Lan mất đi ai sẽ là người giám hộ hợp pháp đương nhiên của cháu Hoa?
Câu hỏi: Tôi không có chồng và có 1 con trai. Nay tôi lập di chúc với nội dung như sau: tài sản để lại cho con, riêng căn nhà thì để con tôi rồi đến đời các cháu tôi ở nhưng không được quyền bán. Nếu như sau này khu đất đó nhà nước quy hoạch, làm lợi ích cho đất nước cho dân, thì con tôi nhận đền bù và di dời đi. Xin hỏi nếu như vậy thì bản di chúc có hợp pháp không ?
Câu hỏi: Tôi có thỏa thuận mua của gia đình ông B 1 con bò cái giá 30 triệu đồng. Tôi có đặt cọc trước 10 triệu, hẹn 1 tuần sau đưa thêm 20 triệu và nhận bò về. 1 tuần sau tôi quay lại đưa tiền thì con bò đẻ 1 con bò con cách đó 3 ngày. Vậy cho tôi hỏi con bò con đó là của ai?
Câu hỏi: Dòng họ bên ngoại của cháu có 12 cô chú. Ông ngoại có 1 căn nhà khá lớn. Ông đã mất từ lâu, bà thì mất cách đây 1 năm. Kể từ khi ông mất, đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đến nay chỉ còn cô út ở đấy để lo việc thờ tự. Còn người chú thứ Tư luôn gây ra tranh chấp vì cho rằng mình có công xây dựng nhà khi xưa. Đến nay đa số cô chú đồng ý quyết định bán căn nhà và chia đều số tiền bán được. Người quyết định mua nhà lại là cô Năm, vì muốn giữ lại nơi thờ cúng tổ tiên. Nhưng người chú thứ Mười lại có ý kiến rằng, nếu chỉ cần 1 người không đồng ý, thì không được quyền bán căn nhà. Vậy xin luật sư cho biết ý kiến trên có đúng hay không? Vụ việc nên giải quyết theo hướng nào là thích hợp nhất? Xin cảm ơn luật sư!
Câu hỏi: Vợ chồng A có 3 con, 2 con đã trưởng thành và 1 con 16 tuổi. Vợ chồng A có tài sản chung là 1 xe ô tô và 2 căn nhà. chồng A chết không để lại di chúc. A thuyết phục 2 người con đã trưởng thành lập văn bản từ chối nhận di sản. Sau đó, A đứng tên toàn bộ khối di sản. Vì còn 1 người con chưa trưởng thành nên A là đại diện theo pháp luật của người con này. Sau đó, A đem toàn bộ tài sản thế chấp ngân hàng để vay tiền tiêu xài cá nhân mà không lo lắng cho các con. Nay A mất khả năng trả nợ, ngân hàng kiện yêu cầu phát mãi tài sản. Xin Luật sư cho hỏi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người con chưa trưởng thành kia? Vì người con chưa trưởng thành nên không thể đứng đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung được. Mặc khác, A là người đại diện theo pháp luật của người con này nên không thể tự mình đại diện con mình mà đứng ra kiện chính bản thân mình để yêu cầu chia? Xin Luật sư tư vấn hướng giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người con chưa thành niên nêu trên. Xin chân thành cám ơn!
Câu hỏi: Ông bà nội tôi có 3 người con gồm: ba tôi và 2 cô của tôi. Ông tôi mất năm 1967, bà tôi mất năm 1996. Ông bà có để lại một thửa đất, ba tôi xây dựng một ngôi nhà trên đất đó. Năm 2005, ba tôi mất. Một người cô của tôi không có gia đình mất năm 2007, nay chỉ còn 01 người cô còn sống. Cả ông bà nội, ba và cô của tôi đều không để lại di chúc. Vậy, tôi muốn hỏi: ba tôi mất sau ông bà nội thì chúng tôi là cháu có được hưởng thừa kế của ba không?
Câu hỏi: Đối với người tham gia giao dịch không biết chữ thì khi công chứng có cần người làm chứng không?
Câu hỏi: Chị C là con của ông B, Chị C đã lấy trộm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy CMND và các giấy tờ khác của ông B, đồng thời làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông A. Hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng, chị C giả chữ ký ký thay cho ông B và đem hợp đồng đến Văn phòng công chứng để Công chứng viên D công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất. Do Công chứng viên D không chứng kiến các bên ký hợp đồng nhưng vẫn thực hiện công chứng hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã công chứng, ông A phát hiện C gian dối giả chữ ký nên. Vậy ông A nên làm gì?
Câu hỏi: Vợ chồng tôi là đồng chủ sỡ hữu một căn nhà mặt đường nhỏ (có sổ đỏ), trước đây tôi bán hàng tạp hóa ở đây, còn chồng tôi đi làm. Sau đó anh đưa tôi đến một căn nhà khác trong ngõ nhưng rộng hơn, chồng tôi ký hợp đồng cho người ta thuê căn nhà mặt đường trên trong thời hạn 2 năm (hợp đồng không có công chứng và chỉ có chữ ký của chồng tôi). Hiện nay tôi không còn chỗ bán hàng, và anh quản lý hết chi tiêu, lấy hết tiền cho thuê nhà, không đưa tôi một đồng nào. Thời hạn hợp đồng trên chưa hết, liệu tôi có quyền về ở cùng người thuê nhà trong căn nhà mặt đường kia để kiếm sống không? Hiện giờ tôi gần 60 tuổi, không có lương hưu. Kính mong sự giúp đỡ và xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi: Tài sản của 02 vợ chồng đang thế chấp tại ngân hàng. Vì đi làm xa nên chồng uỷ quyền cho vợ sau khi trả hết tiền cho ngân hàng, thực hiện xong thủ tục xóa chấp sẽ được bán/chuyển nhượng tài sản đó. Như vậy công chứng trong trường hợp này có đúng không?
Câu hỏi: Tôi đang làm thủ tục khai nhận thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở (không có di chúc), vậy tôi phải nộp các chi phí gì cho tổ chức công chứng.
Câu hỏi: Tôi muốn đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền thì phải thông báo cho bên ủy quyền một thời gian hợp lý. Vậy cho tôi hỏi thời gian hợp lý là bao lâu? Và tôi đã gửi thông báo cho bên ủy quyền nhưng bên ủy quyền không nhận được thì tôi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không? Khi tôi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng có còn hiệu lực hay không? Và bên ủy quyền có sao lục được hợp đồng ủy quyền hay không?
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691