Hệ thống pháp luật

Thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: DS336

Câu hỏi:

Người em họ tôi có vay của người khác một số tiền, đã trả được 1/3 số tiền nhưng sau đó em tôi không có khả năng trả nợ tiếp. Bên cho vay đã cho người đến đòi tiền với lời lẽ đe dọa làm tổn hại sức khỏe bên vay. Do đó bên vay sợ hãi không biết nên làm thế nào? Nếu thời gian sau đó bên vay đủ khả năng để trả tiền thì cần người làm chứng và có nên báo chính quyền đi cùng không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Khi giao kết hợp đồng vay tiền, em họ của bạn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Với tư cách là bên vay, em họ bạn có nghĩa vụ trả nợ được quy định tại Điều 474 Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp em họ của bạn không có khả năng trả nợ tiếp tức là đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ của mình thì bên cho vay có quyền yêu cầu em họ bạn phải tiếp tục thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Vì vậy, cách làm tốt nhất là em trai bạn nên thu xếp số tiền để trả nợ cho bên cho vay, tránh phiền phức và xảy ra mâu thuẫn không đáng có. Nếu không thể thu xếp trả nợ được ngay thì nên thương lượng, thỏa thuận với bên cho vay để đưa ra một khoảng thời gian hợp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Khi đã có khả năng để trả nợ, em họ bạn có thể mời người làm chứng việc trả nợ này. Về việc mời chính quyền địa phương đi cùng thì theo chúng tôi là không cần thiết; hơn nữa, đây là việc thực hiện nghĩa vụ dân sự giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng dân sự nên chính quyền địa phương cũng không có lý do để tham gia vào việc này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM