Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1739/TCHQ-PC | Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2019 |
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Căn cứ vào các nội dung vướng mắc tại hai Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan) với doanh nghiệp năm 2018 trong các ngày 27/11/2018 và ngày 30/11/2018, Tổng cục Hải quan đã tiến hành rà soát các câu hỏi thuộc lĩnh vực hải quan do doanh nghiệp nêu trong và sau Hội nghị. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp nội dung trả lời.
Kính chuyển Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để thông báo cho cộng đồng các doanh nghiệp biết và thực hiện (Tài liệu gửi kèm theo).
Trân trọng./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Công văn số 1739/TCHQ-PC ngày 27 tháng 3 năm 2019 của Tổng cục Hải quan)
I. Câu hỏi sau Hội nghị đối thoại tại Hà Nội (ngày 27/11/2018)
Câu 1. Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà.
Chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn của Nhật chuyên kinh doanh, sản xuất các mặt hàng nông sản như: Hạt tiêu, quế, hoa hồi.
Chúng tôi xin được hỏi Quý Bộ hai vấn đề sau:
Cách tính định mức: Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định “Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu”. Trong đó không bao gồm tỷ lệ hao hụt. Đây là điểm khác biệt với Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Chúng tôi cho rằng sự thay đổi này không phù hợp với tình hình thực tế bởi một số mặt hàng, phần nguyên liệu hao hụt không tạo ra phế phẩm phế liệu như Thông tư 39/2018/TT-BTC nêu trên.
VD: Chúng tôi xuất cho sản xuất 1 tấn nguyên liệu hạt tiêu nhưng chỉ thu về khoảng 950 kg tiêu thành phẩm, 50kg hao hụt từ khâu tách đá, nghiền, sàng, sấy và bay hơi tự nhiên (trước khi đưa vào gia công nguyên liệu ở trạng thái tươi, ẩm hơn). Do vậy lượng hao hụt này không tạo ra phế liệu, phế phẩm mà là trạng thái hao hụt tự nhiên.
Kính đề nghị Quý Bộ hướng dẫn để chúng tôi có cơ sở phản ánh đúng thực trạng và đưa vào báo cáo quyết toán đủ lượng nguyên liệu thực tế đã xuất cho sản xuất.
Trân trọng cảm ơn Quý Bộ!
Trả lời:
Cách tính định mức: Quy định về định mức sản xuất tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng cụ thể, định hướng rõ ràng cách thức xác định bằng số lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có tạo ra phế liệu, phế phẩm hoặc hao hụt tự nhiên đều được tính vào định mức thực tế sản xuất, cụ thể, công thức tính được xác định như sau:
Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư | = | Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để GCSX hoặc XK |
Tổng lượng sản phẩm thu được |
Câu 2: Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác VN1
1. Đề nghị có văn bản hướng dẫn hoàn thuế/cho phần tồn dương của hàng SXXK cho kiểm tra sau thông quan sau khi hàng xuất khẩu ra nước ngoài /DNCX. Doanh nghiệp đã có công văn và hồ sơ hoàn thuế cho phần này nộp từ 26/12/2017 nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời bất cứ cái gì về phần hồ sơ này. Công ty đã nộp hồ sơ hoàn tại Cục Kiểm tra sau thông quan tại TCHQ nhưng nhân viên tiếp nhận có bảo DN là chưa dựa vào văn bản nào để cho hoàn.
2. Đề nghị có văn bản hướng dẫn cho hoàn hàng SXXK đã nộp thuế do quá 275 ngày theo Luật cũ (trước 1/9/2016) hiện giờ quá nhiều doanh nghiệp đã nộp hồ sơ hoàn thuế tại các Chi cục nhưng vẫn chưa được hoàn.
3. Điều 71 của Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi tại khoản 49 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa. Đã có công văn hướng dẫn rõ vấn đề này nhưng công văn này có đề cập quản lý như với tờ khai giấy. Vậy có phân luồng tờ khai không? Trường hợp doanh nghiệp chọn phương thức báo cáo theo tháng mà hồ sơ phân luồng đỏ thì có còn phế liệu, phế phẩm để kiểm hóa khi doanh nghiệp đã bán? Nếu có phân luồng đỏ thì DN sẽ phát sinh rất nhiều chi phí như tiền vận tải, bốc dỡ hàng, phí vào bến bãi...DN lớn thường xuyên phát sinh bán phế liệu, phế phẩm sẽ phát sinh rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Đề nghị chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế và kê khai theo mẫu, hải quan có thể kiểm tra sau thông quan hoặc kiểm tra chứng từ tại DN.
Trả lời:
1. Hoàn thuế cho phần tồn dương:
Đối với trường hợp của Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 bị ấn định và xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật đối với nguyên phụ liệu, vật tư chênh lệch tồn kho thực tế nhiều hơn so với hồ sơ khai báo quyết toán của cơ quan hải quan. Doanh nghiệp không tự khai báo đầy đủ số liệu về nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn tồn trong kho, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan bị phát hiện sai lệch về số liệu thực tế tồn trong kho với số liệu đã khai báo với cơ quan hải quan, do doanh nghiệp không giải trình được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch về số liệu sổ sách với số liệu thực tế, vì vậy đã chấp hành nộp thuế, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp không khiếu nại/khiếu kiện Quyết định ấn định thuế, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hiện nay, Công ty xin hoàn thuế đối với số tiền thuế bị cơ quan hải quan ấn định với lý do nguyên liệu, vật tư bị ấn định thuế doanh nghiệp đã đưa vào sản xuất xuất sản phẩm xuất khẩu và thực tế đã xuất sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định hiện hành về các trường hợp hoàn thuế được quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì trường hợp nêu trên không thuộc các trường hợp được hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu doanh nghiệp đã nộp theo quyết định ấn định thuế.
2. Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu SXXK đã nộp thuế do quá hạn 275 ngày (phát sinh trước ngày 01/9/2016).
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu trước ngày 01/9/2016 đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng đã đưa vào sản xuất và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu. Cơ sở xác định hàng hóa được hoàn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Hồ sơ hoàn thuế thực hiện tương tự khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn, bao gồm:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
- Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
- Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP);
- Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
Thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.” (Công văn số 6948/TCHQ-TXNK ngày 26/11/2018 của Tổng cục Hải quan).
3. Thủ tục hải quan đối với phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 71 của Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi tại khoản 49 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC không quy định phân luồng đối với phế liệu, phế phẩm khi tiêu thụ nội địa, các tiêu chí phân luồng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không áp dụng đối với phế liệu, phế phẩm khi tiêu thụ nội địa.
1. Theo quy định tại Điều 71 Thông tư 39/2018/TT-BTC: phế liệu hàng SXXK thu được sau quá trình sản xuất được miễn thuế NK nhưng phải kê khai thuế GTGT với cơ quan hải quan. Trường hợp DN kê khai hồ sơ theo mẫu 06/BKKTT/TXNK thì doanh nghiệp có thể kê khai theo tháng và sau ngày xuất hóa đơn của phế liệu được không? Và thời hạn nộp thuế VAT cho phế liệu với cơ quan hải quan là bao lâu kể từ khi nộp mẫu 06 cho cơ quan hải quan?
2. DN sản xuất bu lông gồm 05 công đoạn chính: kéo, dập, tôi, mạ, đóng gói. Trong trường hợp thời gian tới, khách hàng có yêu cầu sau khi DN sản xuất tới công đoạn “tôi” sẽ không phủ mạ mà chỉ xử lý bề mặt bằng phốt phát. Và DN sẽ thuê gia công ngoài công đoạn xử lý này sau đó sẽ chuyển lại DN để đóng gói và XK (nguyên liệu đầu vào là nhập E31 SXXK, thành phẩm xuất đi theo loại hình E62). Vậy DN có phải khai báo hợp đồng gia công thuê ngoài công đoạn xử lý bề mặt với cơ quan HQ và nộp thuế NK đối với phần nguyên liệu đưa đi gia công ngoài này không?
Trả lời:
- Nội dung 1: Trường hợp doanh nghiệp kê khai hồ sơ theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK thì doanh nghiệp được lựa chọn kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan trước khi bán tiêu thụ nội địa (theo từng lần phát sinh) hoặc tổng hợp số lượng phế liệu, phế phẩm đã bán ra trong tháng để kê khai, nộp thuế 01 lần vào cuối tháng (kê khai theo tháng).
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) đối với phế liệu, phế phẩm là thời hạn cơ quan hải quan tiếp nhận bảng kê.
- Nội dung 2:
+ Về việc thông báo hợp đồng gia công lại của loại hình sản xuất xuất khẩu: Theo quy định tại Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) thì “Trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này”.
Đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, thuê đơn vị khác gia công một hoặc một số công đoạn thì không đáp ứng điều kiện miễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Vướng mắc này đang được Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trước mắt, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Câu 4. Công ty CP que hàn điện Việt Đức
Việc hoàn thuế tự vệ tạm thời cho Công ty SX que hàn điện Việt Đức khi Công ty nhập khẩu thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng SX que hàn.
Công ty đã ký hợp đồng với công ty TM nhập khẩu. Khi ban hành biện pháp tự vệ chính thức đã cho miễn trừ với mã này. Hiện nay, đã 3 năm vẫn chưa được giải quyết.
Trả lời:
Trường hợp mức thuế tự vệ chính thức thấp hơn mức thuế tạm thời thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả phần chênh lệch cho doanh nghiệp như đối với tiền thuế nộp thừa.
Trường hợp Công ty que hàn điện Việt Đức không nhập khẩu mà mua lại mặt hàng thép có mã số 7227.90.00 của công ty thương mại trong nước nên không thuộc đối tượng được hoàn thuế tự vệ.
Về vướng mắc của Công ty, Tổng cục Hải quan đã có Công văn trả lời số 3410/TCHQ-TXNK ngày 23/5/2017, số 7228/TCHQ-TXNK ngày 6/11/2017, số 784/TCHQ-TXNK ngày 7/2/2018. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng có Công văn số 6046/BCT-QLCT ngày 7/7/2017 trả lời vướng mắc này của Công ty.
Câu 5. Công ty TNHH Pastron Vina
Hàng hóa vật tư xây dựng công trình của DN chế xuất được lựa chọn không cần làm thủ tục hải quan (Thuế VAT 0%).
Vậy khi thanh lý, nhà xưởng cho 1 DN khác thì có thể mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc thủ tục XNK tại chỗ hay không?
DN chế xuất mua hàng trong nước đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế như DN bình thường (VD ô tô phục vụ cho chuyên gia) khi thanh lý thì phải thực hiện những thủ tục gì? Sử dụng hóa đơn gì?
Trả lời:
Đối với hàng hóa là vật liệu xây dựng từ nội địa không phải làm thủ tục hải quan để xây dựng nhà xưởng đã được hưởng chính sách ưu đãi thuế áp dụng cho DNCX thì khi thanh lý, bán nhà xưởng cho DN khác thực hiện theo quy định tại Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC (mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ).
DNCX mua hàng trong nước đã hoàn thành các nghĩa vụ như doanh nghiệp bình thường (VD: ô tô phục vụ chuyên gia) thì căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC để thực hiện. Theo đó, khi thanh lý hàng hóa này DNCX không phải làm thủ tục hải quan; DNCX và đối tác tuân thủ chế độ hóa đơn, chứng từ như giữa các doanh nghiệp nội địa mua bán với nhau.
Câu 6. Công ty TNHH C-tech Bắc Ninh
Công ty TNHH C-tech có nhập khẩu hàng hóa từ HQ có nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Về Việt Nam kiểm tra hàng bị lỗi hỏng, bên Công ty thực hiện tái xuất trở lại chủ hàng bên Hàn Quốc trong thời gian ngày 01/7/2016 đến nay.
Vậy số thuế nhập khẩu năm 2016 đến nay doanh nghiệp thực hiện hoàn thuế tại cơ quan nào?
Trả lời:
(1) Về thuế nhập khẩu:
Đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng sau đó phải xuất trả lại khách hàng nước ngoài do hàng hóa không đủ chất lượng, lỗi, hỏng, thì doanh nghiệp được hoàn lại thuế nhập khẩu với điều kiện hàng hóa tái xuất phải nguyên trạng như khi nhập khẩu; doanh nghiệp khai rõ hàng hóa tái xuất có nguồn gốc nhập khẩu. Mã loại hình sử dụng trên tờ khai xuất là B13. Việc hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
(2) Về thuế GTGT
a. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký trước ngày 01/07/2016:
Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Khoản 1 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài, tờ khai xuất khẩu đăng ký trước ngày 01/07/2016, cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả số tiền thuế GTGT đã nộp tại khâu nhập khẩu như đối với số tiền thuế nộp thừa.
b. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/07/2016 đến trước ngày 01/02/2018:
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13, thì: “Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.”
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, thì: Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nhưng sau đó tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài, tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/07/2016 đến trước ngày 01/02/2018 thì không được hoàn thuế mà thực hiện kê khai, khấu trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. (Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn số 3761/BTC-CST ngày 2/4/2018).
c. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/02/2018 đến nay:
Liên quan đến vướng mắc hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài, hiện nay, Tổng cục Hải quan đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan để báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Câu 7. Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal
Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal (“Công ty”) xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Quí cơ quan tới các doanh nghiệp chúng tôi trong thời gian qua. Hiện nay, chúng tôi và một số doanh nghiệp trong ngành dệt may và cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác đang gặp phải một số khó khăn vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các quy định về hải quan về hoạt động xuất khẩu tại chỗ và ảnh hưởng của chính sách không miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng, cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. Chúng tôi đã đăng ký tham gia Đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2018 ngày 27/11/2018 tại Hà Nội để phản ánh và kiến nghị với các cơ quan của Bộ Tài chính về vấn đề này như sau:
Hiện nay, chúng tôi và rất nhiều doanh nghiệp trong ngành đang thực hiện việc sản xuất xuất khẩu vải và nguyên liệu cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng nguyên liệu vải được giao tại nội địa cho doanh nghiệp gia công của Việt Nam để tiếp tục chuỗi gia công, cung ứng rồi sau đó xuất khẩu thành phẩm là quần áo ra nước ngoài cho thương nhân nước ngoài. Như vậy, vải và nguyên liệu được chuyển giao tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (“NĐ134”) ngày 1/9/2016 thì “Hình thức xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế nhập khẩu”. Điều này được khẳng định lại trong công văn số 5826/TCHQ-TXNK ngày 5/10/2018 của Tổng cục Hải quan, theo đó yêu cầu các cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế, tính tiền phạt chậm nộp và xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp đã được miễn thuế nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng sau đó xuất khẩu tại chỗ.
Chúng tôi thấy rằng quy định trên là chưa hợp lý và gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
1. Về cơ sở pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ
- Khoản c Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 đã quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm: Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
- Khoản 7 Điều 16 về miễn thuế, Luật 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016 quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Khoản 3 Điều 53, Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
Chúng tôi đã và đang thực hiện theo hướng dẫn của các quy định Hải quan nói trên. Việc kết luận hàng hóa xuất khẩu tại chỗ không phải là hoạt động xuất khẩu là do sự không rõ ràng và nhất quán của các văn bản pháp lý.
2. Về ảnh hưởng của Nhà nước không miễn thuế nhập khẩu đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ
- Quy định không cho miễn thuế đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ vô hình chung làm tăng chi phí của DN, kéo dài thời gian lưu thông hàng hóa và giảm lợi thế cạnh tranh cho các DN dệt, may trong nước. Thay vì hàng hóa được giao theo chỉ định tới các DN dệt, may trong nước, DN dệt phải xuất khẩu ra nước ngoài rồi sau đó nhập trở lại Việt Nam, gây tăng chi phí vô ích như vận tải, xếp dỡ, thời gian vận chuyển, chờ đợi, tăng thủ tục thông quan.
- Việc đánh thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để SXXK tại chỗ sẽ không khuyến khích các DN Việt Nam sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước. Điều này sẽ không khuyến khích được các DN đầu tư phát triển chuỗi cung ứng và phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Như vậy, quy định này đã đi ngược lại chủ trương của Chính phủ về định hướng phát triển DN phụ trợ và chuỗi cung ứng tại Việt Nam để góp phần phát triển nền kinh tế sâu rộng, bền vững.
- Đối với ngành dệt may cũng vậy, việc đánh thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để SXXK tại chỗ sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng từ DN sản xuất sợi, dệt vải và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu trong nước. Việc đánh thuế nhập khẩu sẽ tạo ra phản ứng thu hẹp lại hoạt động của chuỗi cung ứng này.
- Hơn nữa, việc đánh thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để SXXK tại chỗ sẽ ảnh hưởng đến các DN phụ trợ cho các DN trong chuỗi cung ứng như DN cung cấp nguyên liệu, dịch vụ vận tải, logictic... do việc thu hẹp sản xuất của chuỗi cung ứng.
3. Kiến nghị
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, nghiên cứu và trình Chính phủ:
- Sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP theo hướng tiếp tục cho phép DN hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hoạt động SXXK tại chỗ;
- Đề nghị không truy thu tiền thuế nhập khẩu và tiền phạt đối với DN SXXK thực hiện xuất khẩu tại chỗ từ thời điểm 01/9/2016 đến nay.
Trả lời:
Vướng mắc đối với việc xử lý thuế (từ ngày 01/9/2016) hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng xuất khẩu tại chỗ (trừ xuất khẩu tại chỗ vào khu phi thuế quan) hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp vướng mắc của các doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các đơn vị có liên quan để sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Câu 8. Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên
- Dự thảo sửa đổi Luật thuế Xuất nhập khẩu:
Liên quan đến quy định tại điều 22 khoản 2, Nghị định 134/2016/NĐ-CP đang quy định:
“Điều 22. Miễn thuế hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan
2. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam”.
Bản dự thảo sửa đổi khoản 2 nêu trên với nội dung:
“2. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất của sản phẩm nhập khẩu và trị giá tính thuế của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong sản phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước”.
Khó khăn phát sinh:
- DNCX phải cung cấp chi tiết bản định mức các nguyên vật liệu nhập khẩu cho sản phẩm cùng thông tin trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu làm căn cứ khai trị giá tính thuế. Đây là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, không thể chia sẻ cho các đối tác mua sản phẩm.
- Hiện tại hệ thống quản lý của doanh nghiệp không thực hiện việc phân loại nguồn gốc nguyên vật liệu (nhập khẩu hay mua trong nước) đã được sản xuất cho các sản phẩm theo các đơn hàng cụ thể. Do đó, không phân biệt được, sản phẩm này được sản xuất bởi nguyên vật liệu nhập khẩu hay mua trong nước.
- Ngoài ra, với xu thế hội nhập thì thuế suất nhập khẩu sẽ về dần 0% do vậy việc tính thuế nhập khẩu theo mã HS của sản phẩm nhưng trị giá tính thuế của nguyên vật liệu nhập khẩu không có ý nghĩa giảm thuế phải nộp với doanh nghiệp nhập khẩu.
Đề nghị:
1. Bộ Tài chính không bãi bỏ khoản 2, điều 22 tại Nghị định 134/NĐ-CP.
2. Bộ Tài chính có thể thêm nội dung phương pháp xác định trị giá tính thuế như trong dự thảo như là một sự lựa chọn bổ sung cho các doanh nghiệp nội địa khi làm làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan. Đồng thời, Chúng tôi cũng đề nghị, Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết đến hồ sơ, thủ tục khai báo mà các bên phải chuẩn bị và thực hiện để có thể khai báo hải quan trên hệ thống VNACC/VCIS được thuận lợi.
Do trị giá tính thuế nhập khẩu là cơ sở để tính toán trị giá tính thuế VAT trên Tờ khai nhập khẩu, vậy đề nghị Bộ Tài chính xem xét bổ sung hướng dẫn về trị giá tính thuế VAT cho trường hợp hàng nhập khẩu vào nội địa ở quy định nêu trên.
Trả lời:
Về đề nghị không bãi bỏ khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Hiện nay tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP không bãi bỏ, sửa đổi khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Do đó, sản phẩm sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan vẫn thực hiện như quy định hiện hành. Do đó sẽ không phát sinh vướng mắc như doanh nghiệp trình bày.
Câu 9. Công ty TNHH Chế biến Phụ phẩm Thủy sản XuRi Việt Trung
Công ty TNHH Chế biến Phụ phẩm Thủy sản XuRi Việt Trung ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy móc với công ty Trung Quốc: Dây chuyền chế biến bột cá 120 tấn/24h (mới 100% xuất xứ Trung Quốc) đồng bộ tháo rời đóng trong 6 container cùng một chuyến tàu, để tạo tài sản cố định cho nhà máy chế biến Bột cá. Công ty chúng tôi đã mở tờ khai nhập khẩu hàng hóa lô hàng trên vào ngày 28/12/2016 với số tờ khai 10120101717741 tại Chi cục Hải quan Vinh qua hệ thống khai hải quan điện tử.
Chúng tôi áp mã HS hàng hóa là 84388091. Các căn cứ để Công ty xác định mã HS:
- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS 2007); Căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hoá và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan ban hành theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2016.
- Mã HS trên C/O nhà nhập khẩu cung cấp.
- Theo Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về ban hành danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được đến công suất 80 tấn nguyên liệu/24h mã HS 84388091.
- Công văn số 14052/BTC-CST về việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu của một số lô hàng ngày 21/10/2013: TT042012: Dây chuyền chế biến bột cá mã HS: 84388091.
- Theo Công văn hướng dẫn của Cục Hải quan Nghệ An số 2075/HQNA-NV ngày 27/12/2016 về việc trả lời Công văn số 26/2016/CV-XR của công ty TNHH CB PP TS Xuri Việt Trung.
- Dây chuyền chế biến bột cá là dây chuyền chế biến công nghiệp dùng để sản xuất bột cá dùng làm thức ăn chăn nuôi.
- Tham khảo nhiều công ty đã từng nhập khẩu dây chuyền chế biến bột cá như chúng tôi trên cả nước cũng áp mã HS 84388091.
Và do là máy móc thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp nên chúng tôi áp mã thuế “Miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác: VK210” theo sự hướng dẫn của Cục Hải quan Nghệ An theo Công văn số 2075/HQNA-NV ngày 27/12/2016 đính kèm.
Nhưng theo Công văn số 6281/TCHQ-TXNK ngày 25/9/2017 của Tổng cục Hải quan về việc “áp mã HS cho mặt hàng dây chuyền chế biến Bột cá” thì Tổng cục Hải quan áp mã HS cho Công ty chúng tôi là 84361010. Công ty chúng tôi nhận thấy chưa thỏa đáng về việc áp mã HS của Tổng cục Hải quan bởi vì:
- Mã HS 84361010 theo chú giải chi tiết của danh mục hàng hóa bao gồm: đập vỡ bánh khô dầu; máy cắt bắp cải; máy dập hoặc thái củ cải đương, cây củ cải, cà rốt, cỏ khô; máy cắt rơm, cỏ khô hoặc cỏ xanh; máy nghiền yến mạch hoặc lúa mạch; các loại máy dùng trong trang trại, máy trộn thức ăn cho gia súc; là những máy nhỏ dùng trong nông nghiệp trong khi đó dây chuyền chế biến Bột cá của chúng tôi là dây chuyền chế biến công nghiệp.
- Và Công ty chúng tôi có tham khảo bài báo về việc Công ty TNHH Honoroad Việt Nam đã từng nhập khẩu dây chuyền chế biến bột cá áp mã 84361010 nhưng sau khi Chi cục Hải quan Tây Đô Cần Thơ kiểm tra thực tế hàng hóa thì lại áp mã là 84388091 cho Công ty Honoroad Việt Nam.
Ngày 17/10/2017, Công ty chúng tôi đã có buổi làm việc với Cục Hải quan Nghệ An về việc áp mã của dây chuyền chế biến bột cá của Công ty chúng tôi. Chúng tôi cho rằng việc áp mã HS theo Công văn số 6281/TCHQ-TXNK ngày 25/9/2017 của Tổng cục Hải quan vẫn chưa thỏa đáng.
Kính đề nghị Tổng cục Hải quan kiểm tra lại hồ sơ nhập khẩu hàng hoá của Công ty chúng tôi, các quy định liên quan đến vấn đề áp mã HS hàng hóa nhập khẩu và trả lời cho Công ty chúng tôi trong thời gian sớm nhất.
Trả lời:
(1) Về phân loại mặt hàng dây chuyền chế biến bột cá do Công ty Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Xuri Việt Trung tại Công văn số 6281/TCHQ-TXNK ngày 25/09/2017, Tổng cục Hải quan làm rõ cơ sở phân loại như sau:
Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo nội dung nhóm 84.36, nhóm này bao gồm máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Đồng thời chú giải chi tiết nhóm 84.36 mô tả về các máy chế biến thức ăn chăn nuôi, tương tự như các khối chức năng của dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi như máy đạp vỡ bánh khô dầu, máy nghiền, máy dập...
Theo tài liệu gửi kèm hồ sơ của Công ty và Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, mặt hàng dây chuyền chế biến bột cá có công suất 120 tấn nguyên liệu/ngày, chuyên dùng trong ngành nông nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do vậy, mặt hàng thỏa mãn mô tả “các loại máy khác dùng trong nông nghiệp” của nhóm 84.36.
Nhóm 84.38 có mô tả “Máy chế biến công nghiệp hoặc sản xuất thực phẩm hay đồ uống, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác trong Chương này, trừ các loại máy để chiết xuất hay chế biến dầu hoặc mỡ động vật hoặc dầu hoặc chất béo từ thực vật”.
Vì vậy, mặt hàng trên đã thỏa mãn nội dung nhóm 84.36 thì không phù hợp xem xét phân loại tại nhóm 84.38.
(2) Về Công văn số 14052/BTC-CST ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính: Nội dung Công văn nêu trên là văn bản lấy ý kiến sửa đổi các mức thuế, không phải Công văn hướng dẫn về phân loại hàng hóa của Bộ Tài chính, do vậy không phải là cơ sở pháp lý để phân loại hàng hóa.
(3) Về việc hướng dẫn phân loại mặt hàng tại Cục Hải quan Cần Thơ:
Tổng cục Hải quan có Công văn số 3487/TCHQ-TXNK ngày 25/05/2017 hướng dẫn phân loại đối với trường hợp mặt hàng “Máy tách thịt cá” và “Máy vắt khô thịt cá biển” do Công ty TNHH Hai thành viên Hải Sản 404 nhập khẩu. Trường hợp hai mặt hàng này có đặc điểm khác với mặt hàng do Công ty Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Xuri Việt Trung nhập khẩu, cụ thể:
Theo tài liệu gửi kèm Công văn số 825/HQCT-KTS của Cục Hải quan TP. Cần Thơ, hai mặt hàng “Máy tách thịt cá” (loại bỏ xương và da cá để lấy thịt) và “Máy vắt khô thịt cá biển” (ép, vắt nước của thịt cá để tách nước ra khỏi thịt cá theo đúng yêu cầu) đều được sử dụng để chế biến thịt cá. Do đó, căn cứ mô tả, cấu trúc nhóm 84.38 và Chú giải HS 2012 nhóm 84.38, đặc điểm và chức năng của “Máy tách thịt cá” và “Máy vắt khô thịt cá biển” đều phù hợp phân loại nhóm 84.38, mã số: 8438.80.91.
(4) Về nội dung Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Qua rà soát, hiện tại Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn nhiều dòng hàng có mô tả hàng hóa và mã HS chưa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Căn cứ Điều 19 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính đã nhiều lần có ý kiến và có công văn trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có ý kiến trả lời, dẫn đến việc áp dụng mã số hàng hóa tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 và mã số hàng hóa tại Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam chưa thống nhất.
Câu 10. Công ty cổ phần thép Hòa Phát
Khi thực hiện Thông tư 08, 09 của Bộ TNMT doanh nghiệp mất thêm rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện thông quan hàng hóa phế liệu.
Cụ thể: chúng tôi có nhập khẩu qua cảng Hải Phòng bằng container và cảng Cái Lân sau khi có thông tư 08, 09 thường mất 15-20 ngày mới được thông quan do phải đợi kết quả của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh, phải đợi 3-5 ngày mới được giải phóng hàng do đợi kết quả của Sở Tài nguyên môi trường mới được dỡ hàng.
Từ trước tới giờ hàng sắt phế liệu chúng tôi nhập khẩu 100% đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn 31:2018/BTNMT.
Kiến nghị: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trao đổi làm việc với Bộ Tài nguyên môi trường cho tiến hành kiểm tra chất lượng phế liệu tại cơ sở sản xuất để giảm thời gian thông quan và giải phóng hàng. Giảm bớt thiệt hại kinh tế cho việc lưu tàu và container tại cảng.
Trả lời:
Phế liệu là mặt hàng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nên cần phải quản lý chặt chẽ, do vậy thực hiện Chỉ thị 27 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã đề xuất giải pháp phải lưu giữ phế liệu tại cửa khẩu trong khi chờ kết quả kiểm tra chất lượng của Sở Tài nguyên môi trường để đảm bảo việc xử lý tái xuất ngay tại cửa khẩu trong trường hợp không đạt chất lượng, ngoài ra, thực tế kho, bãi của doanh nghiệp cũng chưa được bảo đảm điều kiện giám sát hải quan.
Tuy nhiên, đối với phế liệu ở dạng hàng xá, hàng rời, vận chuyển nguyên tàu để giảm chi phí cho doanh nghiệp do phải lưu tàu tại cảng, Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp. Để có hướng dẫn do doanh nghiệp được đưa về bảo quản tại cơ sở sản xuất nếu đáp ứng yêu cầu giám sát trong khi chờ kết quả kiểm tra chất lượng.
Liên quan đến việc đưa hàng về bảo quản đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 7225/TCHQ-GSQL ngày 07/12/2018 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất. Đề nghị Công ty căn cứ Công văn số 7225/TCHQ-GSQL nêu trên để thực hiện.
Câu 11. Công ty TNHH Ford Việt Nam
Chính sách quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải:
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nhóm II phải trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn nghị định 74 quy định: “đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường (điểm 2.b). Đối với ô tô, có 7 loại phụ tùng nằm trong danh mục nhóm II này.
Theo quy định hiện hành, tất cả các hàng hóa nhập khẩu là linh kiện lắp ráp ô tô, phụ tùng thay thế, bảo hành cho xe sản xuất trong nước đều được kiểm tra xác nhận bởi Cục Đăng kiểm. Vì vậy việc “nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được thông quan hàng hóa” cho từng lô hàng là việc không cần thiết. Mất thời gian của doanh nghiệp và cơ quan chức năng, làm chậm thông quan lô hàng, đặc biệt cho sản xuất mùa cao điểm khi thời gian thực hiện các thủ tục hải quan được tính theo phút.
Còn với linh kiện phụ tùng thay thế cho xe nhập khẩu nguyên chiếc, các linh kiện này đã được kiểm tra, thử nghiệm hoặc đã đệ trình Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ECE rồi. Vì vậy nếu cần kiểm soát chất lượng của những mục hàng này đề nghị cho phép doanh nghiệp được xuất trình giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ECE mà không cần phải chứng nhận trong nước.
Trả lời:
Trong quá trình thực hiện Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan cũng đã thấy được việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy đăng ký KTNN về chất lượng có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (2b) là không thực sự cần thiết, làm phát sinh TTHC và chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy cơ chế 1 cửa quốc gia, 1 cửa Asean, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020 trong đó có giao Bộ KHCN là đơn vị chủ trì trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 74/2018/NĐ-CP theo hướng không yêu cầu DN phải nộp bản đăng ký KTNN về chất lượng có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan Hải quan.
Ngoài ra Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình rà soát các quy định về kiểm tra chuyên ngành và các Bộ, ngành để kiến nghị sửa đổi theo hướng tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý và đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô thì không yêu cầu phải KTNN về chất lượng vì khi sản xuất thành ô tô hoàn chỉnh cơ quan đăng kiểm đã thực hiện kiểm tra.
Câu 12. Công ty TNHH điện tử Stanley Việt Nam
1. Hệ thống dữ liệu kế toán, sản xuất khi của công ty không thể theo dõi tách biệt được nguyên liệu nhập theo loại hình NSXXK và NKD thì có thể lập vào các quyết toán nguyên liệu thành phẩm SXXK bằng cách lấy số lượng sản phẩm xuất theo loại hình XSXXK nhân với định mức kỹ thuật của sản phẩm được không?
Nếu không được xin quý cơ quan hướng dẫn cách giải quyết vấn đề: công ty muốn miễn (hoặc hoàn thuế) của nguyên liệu nhập về để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng hệ thống dữ liệu của công ty không quản lý tách biệt được nguyên liệu SXXK và NKD?
Công ty có nên nhập nguyên liệu để SX hàng XK theo hình thức NKD rồi hoàn thuế khi được XK không?
Nhờ Quý cơ quan hướng dẫn cách lập báo cáo quyết toán cho phần nguyên liệu đã nhập theo loại hình NSXXK nhưng dữ liệu của công ty không quản lý riêng được NSXXK và NHD?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan thì trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ quản lý kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa sử dụng.
Theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại Điều 60 Thông tư số 39 quy định rõ, cụ thể việc quản lý, theo dõi nguyên liệu, vật tư theo quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo từng loại hình, nguồn gốc hàng hóa. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc nêu trên thì cơ quan hải quan kiểm tra, xác định số lượng, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đúng mục đích khai báo theo nguyên tắc số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu theo đúng loại hình xác định mức thực tế = lượng NLVT thực tế sử dụng. Như vậy, theo quy định việc theo dõi, quản lý nguyên liệu tách rõ theo từng loại hình là trách nhiệm phải thực hiện. Tại nội dung trình bày Công ty chưa nêu rõ được việc tại sao không quản lý, không theo dõi được rõ theo từng loại hình mà thực tế việc này quyết định Công ty có thực hiện đúng quy định pháp luật hay không. Hiện nay, chính sách miễn thuế đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, nếu sử dụng để sản xuất, bán nội địa là trái quy định và phải nộp thuế nhập khẩu. Khi quản lý, theo dõi theo đúng loại hình trên hệ thống so sánh thì việc lập báo cáo quyết toán mới đúng. Vì số liệu báo cáo quyết toán là số liệu theo dõi của doanh nghiệp trên hệ thống sổ sách của doanh nghiệp.
2. Theo quy định doanh nghiệp được nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng hóa, kinh doanh trong nội địa. Khi tìm được thị trường xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm thì được xem xét hoàn lại số thuế đối với nguyên liệu đầu vào đã nộp, quy định cụ thể đề nghị căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP để thực hiện.
Câu 13. Công ty cổ phần rau quả Việt Xô
Câu hỏi: Công ty chúng tôi sản xuất bột agar tại Việt Nam, sau đó chuyển sang thuê gia công tại Italy. Sau khi gia công, chúng tôi nhận lại hàng, sau đó tái xuất sang nước thứ ba. Khi nhập hàng về Việt Nam, sau khi gia công, chúng tôi phải đóng thuế nhập khẩu cho phần giá trị chênh lệch theo Nghị định 107, 12 chúng tôi được hoàn lại phần thuế này, tuy nhiên Chi cục hải quan gia công không đồng ý vì trường hợp này chưa có trong nghị định. Chúng tôi kính đề nghị Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính xem xét bổ sung để chúng tôi được hoàn thuế nhập khẩu trong trường hợp này.
Trả lời:
- Trường hợp nguyên liệu sản xuất bột agar của doanh nghiệp có nguồn gốc nhập khẩu sau đó được Công ty thuê nước ngoài gia công và nhận lại sản phẩm để xuất khẩu thì không thuộc đối tượng được miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12, Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp sử dụng nguyên liệu, vật tư trong nước thuê gia công ở nước ngoài phải nộp thuế xuất khẩu (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Sản phẩm sau gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Sau khi nhập khẩu trở lại sản phẩm gia công và đã nộp thuế nhập khẩu, trường hợp công ty tiếp tục xuất khẩu nguyên trạng như khi nhập khẩu, đáp ứng quy định tại Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì được hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp.
Câu 14. Công ty TNHH PIC Việt Nam
Câu hỏi: vấn đề chính sách thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập gia công, xuất tại chỗ.
Chúng tôi nhập NVL từ nước ngoài theo hợp đồng gia công theo loại hình E21, sản xuất ra bán thành phẩm sau đó xuất khẩu tại chỗ E5 cho 1 doanh nghiệp khác để hoàn thiện nốt. Sau đó doanh nghiệp này xuất khẩu sản phẩm hoàn thiện ra nước ngoài.
Theo một số thông tin/công văn hướng dẫn gần đây thì không được miễn thuế cho NVL nhập E21 nhưng xuất tại chỗ như trên. Chúng tôi thấy quy định này không hợp lý vì sản phẩm cuối cùng đã được xuất khẩu ra nước ngoài, vì vậy nguyên vật liệu nhập khẩu ra sản phẩm đó phải được miễn thuế
Đề xuất: nếu tính thuế thì nên tính đối với hàng nhập khẩu tại chỗ tùy theo mục đích nhập khẩu không nên truy thu đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ
Hỏi: Trường hợp xuất tại chỗ chuyển giao NVL theo chỉ định của bên thuê gia công thì có được miễn thuế NK đối với NVL nhập khẩu ban đầu không?
Trả lời:
Vướng mắc đối với việc xử lý thuế (từ ngày 01/9/2016) đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài theo hợp đồng gia công nhưng xuất khẩu tại chỗ (trừ xuất khẩu tại chỗ vào khu phi thuế quan không phát sinh vướng mắc) hiện nay Bộ Tài chính đang tổng hợp vướng mắc của các doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp.
Câu 15. Công ty TNHH dịch vụ và hệ thống EDPN
Tháng 5/2018, công ty có hoạt động bán hàng chuyển khẩu: mua hàng từ Sinh bán sang Cambodia, không nhập hàng về Việt Nam nên không có tờ khai hải quan. Công ty có xuất hóa đơn bán cho đơn vị mua tại Cambodia, nay EDPN Việt Nam cần chuyển khoản trả tiền cho đối tác tại Sing nhưng tất cả các ngân hàng đều từ chối do có thông tin từ Bộ Tài chính là DN FDI không được phép có hoạt động kinh doanh chuyển khẩu
Vậy đơn vị cần xin giấy phép như thế nào và gửi lên cơ quan nào để có thể thanh toán khoản nợ này cho đối tác nước ngoài.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động kinh doanh chuyển khẩu thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu tại Việt Nam.
Đề nghị DN liên hệ với Bộ Công thương là đơn vị chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định trên để được hướng dẫn xử lý.
Câu 16. Công ty TNHH LEXOL Việt Nam
Doanh nghiệp có làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu cho các tờ khai bổ sung C/O trong thời hạn 30 ngày cán bộ tiếp nhập hồ sơ hoàn thuế phát hiện:
Thời gian duyệt bổ sung C/O quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai (DN bổ sung đúng thời hạn) và một số C/O đã duyệt bổ sung có ngày invoice khác ngày invoice trên tờ khai. Xin hỏi:
- Lỗi do cán bộ tiếp nhập (duyệt hồ sơ lâu, kiểm tra không kỹ chứng từ) thì C/O đó còn có hiệu lực không?
- Về tính hợp lệ của C/O khi có sự khác biệt HS với HS khai báo khi kiểm hóa thì hàng hóa đúng khai báo, HS khác biệt cấp độ chương => C/O có được chấp nhận hay không?
Trả lời:
- Nộp bổ sung C/O:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018: trong trường hợp chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, đối với tờ khai hải quan điện tử: tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trường hợp nộp quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan thì không được xem xét chấp nhận theo quy định.
- C/O đã duyệt bổ sung có ngày invoice khác ngày invoice trên tờ khai:
Về nguyên tắc, thông tin trên C/O phải phù hợp với thông tin trong bộ hồ sơ hải quan và tờ khai hải quan nhập khẩu. Trong trường hợp doanh nghiệp truyền dữ liệu điện tử hóa đơn thương mại trên hệ thống điện tử nhưng có nhầm lẫn và thông tin sửa đổi phù hợp với khai báo trên C/O thì sự nhầm lẫn này không làm ảnh hưởng đến việc xem xét tính hợp lệ của C/O nếu không có nghi ngờ nào khác về tính hợp lệ của C/O với thông tin hồ sơ hải quan của lô hàng.
- Hiệu lực của C/O: về nguyên tắc, C/O có thời hạn hiệu lực là 01 năm kể từ ngày cấp và được nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực.
- Khác biệt mã số HS trên C/O với HS khai báo trên tờ khai hải quan (thực tế hàng hóa nhập khẩu):
Việc khác biệt mã số HS trên C/O với mã số HS trên tờ khai hải quan được quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, cơ quan Hải quan cần căn cứ thông tin khai báo về tên hàng hóa, mã số HS, mô tả hàng hóa khai trên tờ khai hải quan, C/O, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế hoặc trong trường hợp cần kiểm tra để phục vụ việc xác minh xuất xứ) để xác định tính hợp lệ của C/O.
Trường hợp khác biệt mã số HS trên C/O với mã số HS khai báo không ảnh hưởng đến bản chất hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan Hải quan có thể xem xét chấp nhận tính hợp lệ của C/O. Trường hợp cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu trên C/O không phải là hàng hóa nhập khẩu theo khai báo thì cơ quan hải quan không xem xét chấp nhận tính hợp lệ của C/O.
Trường hợp gặp vướng mắc cụ thể thì đề nghị đơn vị báo cáo để Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) hướng dẫn thực hiện.
Câu 17. Công ty TNHH Hà Nội Seowon Intech
Doanh nghiệp muốn hỏi về vấn đề hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu bị lỗi đã trả lại nhà cung cấp nước ngoài từ tháng 7/2016 đến tháng 01/2018 cụ thể:
1. Tổng cục Hải quan căn cứ theo Thông tư 130/2016/TT-BTC nên đã không giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp mà yêu cầu kê khai khấu trừ tại Cục Thuế nội địa.
2. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh căn cứ theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 đã kết luận trả lời doanh nghiệp không được khấu trừ mà liên hệ với cơ quan hải quan để được hướng dẫn hoàn lại hoặc bù trừ vào lô nhập khẩu tiếp theo
Hỏi: Doanh nghiệp có được hoàn không? Và hoàn từ đâu?
Nếu không được hoàn thì doanh nghiệp có được kê khai khấu trừ không?
Nếu đã hết hạn kê khai thì doanh nghiệp có được tính là chi phí hợp lý không?
Trả lời:
a) Giai đoạn từ 30/6/2016 trở về trước
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng bị lỗi phải trả lại nước ngoài cơ quan hải quan thực hiện hoàn lại số tiền thuế GTGT đã nộp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Thông tư 38/2015/TT-BTC như đối với số tiền thuế nộp thừa.
b) Giai đoạn từ 01/7/2016 đến trước ngày 01/2/2018 (ngày có hiệu lực của Nghị định 100/2016/NĐ-CP)
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, thì: Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nhưng sau đó tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài, tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/07/2016 đến trước ngày 01/02/2018 thì không được hoàn thuế GTGT mà thực hiện kê khai, khấu trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. (Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn số 3761/BTC-CST ngày 2/4/2018).
Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp của Công ty TNHH Hà Nội Seowon Intech đã nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó phải tái xuất trả lại nước ngoài phát sinh từ tháng 7/2016 đến tháng 01/2018 thì số tiền thuế GTGT đã nộp không được hoàn mà thực hiện kê khai khấu trừ với cơ quan thuế địa phương. Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn thực hiện.
Hiện nay doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Nội Bài còn rất nhiều tờ khai chưa qua khu vực giám sát (113 tờ xuất và 43 tờ nhập).
Trong ngày 20/9/2018 doanh nghiệp có gặp Cục Hải quan Hà Nội xin xử lý và đã có chỉ đạo bằng công văn 2963/TB-HQHN ngày 24/9/2018.
Tuy nhiên đến nay công việc vẫn chưa được xử lý triệt để. Do vậy, đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý cho doanh nghiệp.
Trả lời:
Tổng cục Hải quan ghi nhận và yêu cầu Cục HQ Hà Nội chỉ đạo Chi cục Hải quan Nội Bài rà soát các tờ khai xuất khẩu chưa xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống. Nếu hàng đã thực xuất khẩu thì xác nhận trên hệ thống để doanh nghiệp thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Câu 19. Công ty TNHH KMW Việt Nam
- Công ty chúng tôi là công ty chế xuất có nhập khẩu một số nguyên liệu về làm mẫu phục vụ hoạt động đào tạo của công ty, nhưng sau đó chúng tôi có nhu cầu sử dụng nguyên liệu này để sản xuất xuất khẩu. Vậy công ty chúng tôi có phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng không? Loại hình tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng là gì? (nếu phải chuyển đổi).
- Xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa: chúng tôi có các phế liệu phế phẩm sau quá trình sản xuất vậy khi thực hiện tiêu hủy, bán phế phẩm, chúng tôi có cần bóc, tách riêng các phế phẩm ra thành nguyên liệu khi làm thủ tục xin tiêu hủy/bán phế phẩm không?
Trả lời:
- Nội dung 1:
+ Việc kê khai thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018); Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Mã loại hình thực hiện theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan.
+ Việc xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX; tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX được quy định tại Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Theo đó:
++ Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư nêu trên, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng.
++ Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư nêu trên.
++ Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư nêu trên.
- Nội dung 2: Xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ sau quá trình sản xuất khi thực hiện tiêu hủy, bán phế phẩm có cần bóc tách riêng các phế phẩm ra thành nguyên liệu khi làm thủ tục xin tiêu hủy/bán phế phẩm không.
Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, thì:
“Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh...thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);
Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.”
Căn cứ Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, thì:
“Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Đối với xử lý phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.”
Theo đó, phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hanh kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC. (Doanh nghiệp không phải bóc tách phế phẩm thành nguyên liệu, vật tư ban đầu).
II. Câu hỏi sau Hội nghị đối thoại tại TP. Hồ Chí Minh (ngày 30/11/2018)
Câu 1. Công ty TNHH Le Long Việt Nam
1.1. NK SXXK nhưng XNK tại chỗ: Theo Công văn số 1357/TXNK-CST ngày 20/3/2018, Công văn số 5826/TCHQ-TXNK ngày 05/10/2018 về việc xử lý thuế đối với hàng hóa XNK tại chỗ thì trường hợp DN NKSXXK sản xuất sản phẩm bán cho thương nhân nước ngoài nhưng chỉ định giao hàng cho DN tại VN - hình thức XNK tại chỗ không được miễn thuế đối với nguyên liệu NKSXXK cấu thành nên SP xuất khẩu tại chỗ.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế XNK số 107 thì miễn thuế “7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu”.
Luật không có quy định rõ là XK tại chỗ không được miễn thuế. Do vậy dẫn đến hàng loạt DN không riêng gì Công ty chúng tôi xuất khẩu hàng SXXK bán cho thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại VN hiểu là được miễn thuế.
Đến thời điểm các công văn số 1357/TXNK-CST ngày 20/3/2018, Công văn số 5826/TCHQ-TXNK ngày 05/10/2018 nêu trên, chúng tôi phát sinh một số lượng tiền thuế bị truy thu. Tính từ ngày Nghị định 134 có hiệu lực 01/9/2016 đến thời điểm này, Chúng tôi phải gánh phần tiền chậm nộp phát sinh là một con số không nhỏ, gây khó khăn cho hoạt động của DN là không phù hợp. Mặt khác, Nghị định sửa đổi Nghị định 134 lại dự thảo là trường hợp trên được miễn thuế. Vì thế, Công ty chúng tôi kiến nghị không truy thu thuế đối với trường hợp NK SXXK nhưng XK tại chỗ (theo chỉ định của thương nhân nước ngoài), kể cả giai đoạn từ 01/9/2016 đến nay.
1.2. NK SXXK có thuê gia công lại rồi trực tiếp XK ra nước ngoài:
Theo Công văn số 5724/TXNK-CST ngày 27/9/2018 của Cục thuế XNK - TCHQ hướng dẫn về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa NSXXK thuê gia công lại thì DN phải kê khai chuyển mục đích sử dụng trước khi mang đi thuê gia công lại. Trường hợp không thực hiện kê khai, cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định.
Vướng mắc của Công ty:
Công ty NK SXXK mặt hàng hạt nhựa, sau đó thuê DN nội địa gia công vỏ bình ắc quy, vỏ bình này tiếp tục nhập trở lại Công ty để tiếp tục các công đoạn khác sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh là bình ắc quy, trực tiếp XK SP ra nước ngoài.
Vào tháng 06/2018, (trước thời điểm công văn 5724 ngày 27/9/2018 nêu trên), chúng tôi tự giác kê khai tiền thuế đối với phần nguyên liệu NSXXK thuê gia công. Do việc gia công lại này phát sinh trước thời điểm công văn 5724 nên chúng tôi không thể chuyển mục đích như hướng dẫn được bởi vì nguyên liệu đã cấu thành SP và XK hết. Như vậy:
- Trường hợp này, Chúng tôi có bị xử phạt VPHC về hành vi khai sai làm tăng số tiền thuế được miễn (Điều 8 NĐ 45) hay hành vi không khai chuyển mục đích sử dụng (Điều 13 NĐ 45)?
Kiến nghị: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế XNK số 107 thì miễn thuế “7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu”. Thực tế, sản phẩm SX Công ty thực xuất khẩu ra nước ngoài, phù hợp với quy định của Luật. Mặt khác, Nghị định sửa đổi Nghị định 134 lại dự thảo là trường hợp trên được miễn thuế. Vì thế, Công ty chúng tôi kiến nghị không truy thu thuế đối với trường hợp này.
Trả lời:
a. Nội dung 1.1: Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng xuất nhập khẩu tại chỗ
Các trường hợp miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công quy định tại Điều 10, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP nhưng xuất khẩu tại chỗ (không xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan) phát sinh từ ngày 01/9/2016 đến nay, Bộ Tài chính đang tập hợp vướng mắc của các đơn vị để xem xét, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tổng cục Hải quan đang trao đổi với các đơn vị có liên quan sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
b. Nội dung 1.2. Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu có thuê gia công lại rồi trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài
Vướng mắc của Công ty đã được Cục Thuế XNK - Tổng cục Hải quan trả lời tại công văn số 8837/TXNK-CST ngày 19/12/2018 như sau:
b.1. Về chính sách thuế
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP; khoản 3 Điều 33 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013; khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ- CP.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng hóa xuất khẩu mà giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công hoặc sản xuất một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm; trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu, đã đưa hàng hóa nhập khẩu vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công hoặc sản xuất một hoặc một số công đoạn và nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất và/hoặc xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ (không đáp ứng điều kiện có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu) nên phần hàng hóa nhập khẩu đã đưa cho doanh nghiệp khác sản xuất hoặc gia công không thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thực hiện kê khai trên tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng như quy định nêu trên, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế, trị giá tính thuế của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực hiện theo tờ khai nhập khẩu ban đầu. Ngoài ra, cơ quan hải quan thực hiện tính tiền chậm nộp và xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định đối với số hàng hóa này.
b.2. Về thời hạn nộp tiền thuế ấn định
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:
- Đối với tờ khai nhập khẩu đăng ký từ ngày 01/7/2013: Thời hạn nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan bị ấn định nên phải tính chậm nộp từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày nộp thuế.
- Đối với tờ khai nhập khẩu đăng ký trước ngày 01/7/2013: Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế. Do đó, chỉ tính chậm nộp trong trường hợp chậm nộp tiền thuế sau ngày ban hành quyết định ấn định thuế.
Cách tính tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 66 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ Tài chính.
b.3. Về xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý để xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ.
Câu 2. Công ty TNHH Sprint inc
Liên quan đến vấn đề miễn thuế, hoàn thuế đối với loại hình sản xuất xuất khẩu mà cụ thể là hàng sản xuất xuất khẩu tại chỗ.
- Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, về hoàn thuế sản xuất xuất khẩu. Hiện tại doanh nghiệp không được hoàn thuế cho loại hình sản xuất xuất khẩu mà xuất theo loại hình xuất khẩu tại chỗ.
- Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP về miễn thuế cho hàng nhập sản xuất xuất khẩu. Hiện tại chưa biết có được miễn hay không và có khả năng bị truy thu thuế cho hàng sản xuất tại chỗ.
Công ty xin hỏi khi nào sẽ có thông tư, nghị định hướng dẫn thay đổi bổ sung nêu rõ vấn đề này vì rất nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị sự bất hợp lý và không rõ ràng trong Nghị định này.
Theo đề xuất của dự thảo Nghị định sửa đổi thì có được hoàn miễn thuế xuất cho loại hình xuất tại chỗ từ thời điểm 01/9/2016 đến thời điểm hiện tại và tương lai hay không?
Trả lời:
a. Về hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng xuất khẩu tại chỗ: Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp. Căn cứ quy định này, trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu tại chỗ thì không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP nên không được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
b. Về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng xuất khẩu tại chỗ: Tổng cục Hải quan đang tổng hợp vướng mắc của các doanh nghiệp để trình Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với các đơn vị liên quan sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP về miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Câu 3. Công ty TNHH MTV thiết bị mê kong
Máy nông nghiệp mới 100% bị tịch thu do lỗi số khung (cụ thể trường hợp 5 máy kéo Nông nghiệp của DN Mê kong).
Chính sách thuế GTGT máy móc phục vụ nông nghiệp theo Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Trả lời:
Liên quan đến giải quyết vướng mắc của Công ty, ngay sau khi Hội nghị kết thúc, Tổng cục Hải quan đã giao Cục HQTP. Hồ Chí Minh làm việc trực tiếp với Công ty để giải quyết các vướng mắc do Công ty đề xuất. Về chính sách thuế GTGT Cục HQTP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, chỉ đạo Chi cục HQ Cát Lái thực hiện. Vì vậy, đề nghị Công ty tiếp tục liên hệ với Cục HQTP. Hồ Chí Minh để phối hợp việc tháo gỡ vướng mắc của Công ty.
Câu 4. Công ty cổ phần XL DK Miền Nam và công ty cổ phần TV thiết kế DK
Việc tách doanh thu và áp dụng hai khoảng thời gian ưu đãi, miễn, giảm thuế đối với doanh nghiệp có 1 dự án đầu tư là không phù hợp.
- Xác định dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng đối với DN có dự án đầu tư trong khu CN.
- Về việc phát hành hóa đơn đối với hàng quà tặng, biếu.
- Về vấn đề thuế nhà thầu.
- Vướng mắc về thủ tục hải quan và miễn thuế nhập khẩu cho vật tư làm hàng xuất khẩu tại chỗ.
Trả lời:
Do nội dung câu hỏi của các Công ty chưa nêu rõ vướng mắc nên Tổng cục Hải quan không đủ cơ sở để trả lời. Đề nghị Công ty gửi văn bản nêu rõ vướng mắc để Tổng cục Hải quan xem xét hướng dẫn thực hiện.
Câu 5. Công ty TNHH Giày Chinh-luh Việt Nam
5.1. Lĩnh vực hóa chất công nghiệp có chứa tiền chất
Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất giày, Công ty chúng tôi được đối tác thuê gia công ở nước ngoài chỉ định nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công từ một DN VN. Một số mặt hàng như dung môi dùng để pha keo dán giày, chất tẩy rửa có chứa thành phần là tiền chất (actone) dùng để tẩy. DN VN xuất khẩu tại chỗ theo loại hình B11, Công ty chúng tôi nhập theo loại hình E21.
Theo quy định tại khoản 1 điều 12, Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 quy định: “Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp”.
Theo hướng dẫn tại công văn số 1372/HC-VP ngày 8/12/2017 của Cục Hóa chất (Bộ Công thương) trả lời vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, tại mục 2.2 hướng dẫn về sản phẩm, hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp thì: “Các loại hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng có chứa hóa chất như: Axit sulfuric có trong bình ắc quy chì, axit phenylacetic là một auxin (một loại hoocmon thực vật) trong trái cây, axit phenylacetic được sử dụng trong một số loại nước hoa, axit acetic (thực phẩm) dùng làm dung môi hữu cơ, dược phẩm, cao su, sơn, thuốc nhuộm, thực phẩm, tẩy vải..., acetone có chứa trong các chất tẩy rửa, dụng cụ làm sạch, dùng để pha keo epoxy 2 thành phần, sơn và vecni, axit tartaric có trong thực vật, sản phẩm sơn, mực in có chứa tiền chất... (đã nêu tại Công văn số 7678/TCHQ-GSQL) không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 113.
Quy định miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định 113 áp dụng cho các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hóa chất chứa tiền chất công nghiệp nhằm mục tiêu cắt giảm các thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ”.
Theo các hướng dẫn nêu trên thì Công ty có phát sinh vướng mắc như sau:
Câu hỏi 1. Khi nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để thực hiện hợp đồng gia công, Công ty có phải xin giấy phép nhập khẩu mặt hàng như dung môi dùng để pha keo dán giày, chất tẩy rửa có chứa thành phần là tiền chất (actone) dùng để tẩy hay không?
Câu hỏi 2. Công ty chúng tôi chỉ mua hỗn hợp chất có chứa thành phần là tiền chất công nghiệp để phục vụ nhu cầu gia công giày, không thuộc đối tượng “kinh doanh hóa chất” vậy Công ty có phải lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp như quy định ở điểm b khoản 2 điều 11 Nghị định 113/2017/NĐ-CP hay không?
Câu hỏi 3. Trong trường hợp nếu phải xin giấy phép nhập khẩu, phải lập sổ theo dõi thì công ty chúng tôi không thể có số liệu chính xác để theo dõi vì chúng tôi chỉ nhập khẩu hợp chất, mỗi chất có tỷ lệ % khác nhau, rất khó khăn để tính trọng lượng của tiền chất công nghiệp cho mỗi lô hàng nhập và số lượng còn tồn trong kho.
5.2. Chính sách thuế đối với hàng hóa là máy móc thiết bị mang ra nước ngoài để sửa chữa sau đó nhập trở lại VN
Chúng tôi có nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất theo loại hình A12. Qua thời gian sử dụng, đã hết hạn bảo hành, nay bị hư hỏng một số bộ phận của máy. Chúng tôi phải gửi những bộ phận bị hư hỏng này ra nước ngoài để sửa chữa. Theo hợp đồng sửa chữa, Công ty chúng tôi phải thanh toán cho nước ngoài số tiền phí sửa chữa bao gồm tiền công và tiền linh kiện thay thế.
Khi sản phẩm sau khi sửa chữa nhập khẩu trở lại VN (loại hình G51-G61), Công ty chúng tôi có phải nộp thuế NK cho phần phí sửa chữa (tiền công và linh kiện) hay được miễn thuế NK theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì các trường hợp không kê khai nộp thuế GTGT thì “2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật”
Như vậy, Công ty chúng tôi cũng không thuộc diện kê khai nộp thuế GTGT đối với sản phẩm hàng hóa mang ra nước ngoài sửa chữa nhập khẩu trở lại VN hay không?
5.3. Về việc cung cấp HS code và tên hàng, mô tả hàng hóa cho hãng tàu khai Emanifest tại Công văn số 6889/TCHQ-GSQL
- Tại khoản 2 và 3 của công văn số 6889/TCHQ-GSQL ngày 23/11/2018 về việc khai và chấn chỉnh việc khai thông tin Emanifest”. Hãng tàu/đại lý hãng tàu/công ty giao nhận... phải khai báo thông tin về HS code; tên hàng, mô tả hàng hóa.
Trong trường hợp lô hàng là linh kiện máy móc hơn một trăm linh kiện, vậy công ty chúng tôi phải cung cấp toàn bộ mã HS, tên hàng cho Hãng tàu/đại lý hãng tàu khai emanifest?
Sau khi cung cấp cho hãng tàu/đại lý hãng tàu thông tin về HS code; tên hàng, mô tả hàng hóa sau đó công ty chúng tôi mở tờ khai nhập, mã HS và tên hàng phải điều chỉnh lại khác với thông tin đã cung cấp cho hãng tàu/đại lý hãng tàu thì có lấy hàng được hay không?
- Công văn này khi nào áp dụng và có hiệu lực? vì hàng hóa xuất khẩu từ nước ngoài về đến Việt Nam hết 45 ngày, nên vận đơn phát hành từ 15/10/2018 không thể hiện HS code.
Trả lời:
1. Câu hỏi 5.1 lĩnh vực hóa chất công nghiệp có chứa tiền chất:
- Vướng mắc của Công ty TNHH Giày Chinh-luh Việt Nam đã được Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan Long An thực hiện tại Công văn số 4173/GSQL-GQ1 ngày 27/12/2018.
- Về việc lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý chuyên môn, là biện pháp của cơ quan quản lý chuyên ngành do Cục Hóa chất - Bộ Công Thương áp dụng để kiểm soát số lượng, đường đi, mục đích sử dụng... của tiền chất công nghiệp. Trường hợp Công ty cho rằng mặt hàng nhập khẩu của Công ty không thuộc đối tượng phải lập sổ theo dõi tiền chất thì đề nghị liên hệ Cục Hóa chất - Bộ Công Thương để được xem xét, giải quyết.
- Về hoạt động gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài: trường hợp Công ty thực hiện hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài thì Công ty phải đáp ứng các quy định tại Chương VI Luật Thương mại và tiểu mục 5 Luật Quản lý ngoại thương; Điều 59 và Điều 60 Luật Hải quan năm 2014; Mục 6 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018); Mục 2 Chương 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Theo đó, Công ty có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra; thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật...
2. Câu hỏi 5.2 về chính sách thuế đối với hàng hóa là máy móc thiết bị mang ra nước ngoài để sửa chữa sau đó nhập trở lại Việt Nam.
(1) Về thuế nhập khẩu:
Căn cứ điểm c, khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, thì hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán được miễn thuế (việc miễn thuế đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế TCHQ đã có công văn số 6985/TCHQ-TXNK ngày 27/10/2017 hướng dẫn thực hiện).
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty tạm xuất hàng hóa bị hư hỏng ra nước ngoài để sửa chữa nhưng đã hết thời hạn bảo hành thì không được miễn thuế theo quy định tại điểm c, khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế nhập khẩu đối với phần chi phí thực trả để sửa chữa hàng hóa nhập khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan đến sửa chữa hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC.
(2) Về thuế GTGT:
Căn cứ khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Như vậy, trường hợp hàng hóa tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán được miễn thuế nhập khẩu thì doanh nghiệp không phải kê khai nộp thuế GTGT.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế TTĐB (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Như vậy, trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần chi phí thực trả để sửa chữa thì doanh nghiệp không phải kê khai trị giá ban đầu của hàng hóa tạm xuất, tái nhập nhưng phải kê khai phần chi phí thực trả để sửa chữa hàng hóa cộng (+) với thuế nhập khẩu để xác định số tiền thuế GTGT phải nộp.
2.3 Câu hỏi 5.3 về việc cung cấp HS code và tên hàng, mô tả hàng hóa cho hãng tàu Emannifest.
Tổng cục Hải quan đã có công văn số 35/TCHQ-GSQL ngày 03/01/2019 về việc khai báo thông tin trên hệ thống Emanifest.
Câu 6. Hội xuất nhập khẩu Bình Dương
6.1. Truy thu thuế tờ khai nhập khẩu tại chỗ có hợp lý không khi doanh nghiệp đã nhập khẩu và thỏa thuận với khách hàng về giá đã thu và thanh toán đầy đủ bây giờ không thể thu lại của khách hàng
6.2. Nguyên liệu chưa giao cho khách hàng tại chỗ và cách xử lý
6.3. Phương án chỉ thu thuế nguyên phụ liệu, tờ khai xuất khẩu tại chỗ kể từ thời gian ra quyết định chính thức
6.4. Chênh lệch về trọng lượng (hàng air) sai số thực tế tại sân bay và trên giấy tờ thường xuyên xảy ra gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân viên xuất nhập khẩu phải chầu chực xử lý thậm chí phải có phí bôi trơi.
Trả lời:
a. Nội dung 6.1. Về việc truy thu thuế đối với tờ khai nhập khẩu tại chỗ, TCHQ ghi nhận vướng mắc của doanh nghiệp để trao đổi với các đơn vị có liên quan, trình cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
b. Nội dung 6.2 và 6.3: Do câu hỏi của Công ty chưa nêu rõ vướng mắc nên Tổng cục Hải quan không đủ cơ sở để trả lời.
c. Nội dung 6.4: Chênh lệch về trọng lượng giữa tờ khai hải quan và phiếu cân hàng của kho hàng đối với hàng hóa gửi quan đường hàng không thường xuyên xảy ra. Do vậy, khi đưa hàng vào kho hàng không để xuất khẩu, nếu có chênh lệch trọng lượng thì kho hàng sẽ ghi nhận trên hệ thống và vẫn cho hàng hóa xếp lên PTVT để xuất khẩu. Cơ quan hải quan chỉ thực hiện kiểm tra khi lô hàng có sự chênh lệch bất thường về trọng lượng đồng thời có dấu hiệu vi phạm pháp luật, (quy định tại Điều 32 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015).
Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh của doanh nghiệp và chấn chỉnh các đơn vị hải quan thực hiện không đúng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Câu 7. Công ty cổ phần công nghệ truyền thông DTS
7.1. Công ty chúng tôi có nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin để thực hiện các dự án thì sẽ có trường hợp bảo hành, sửa chữa, thay thế thiết bị thì trong các trường hợp sau, việc bảo hành này sẽ thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu nào thì đúng quy định: hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực quy định là gửi thiết bị mới thay thế thiết bị hỏng và không cần trả thiết bị hỏng lại cho hãng.
7.2. Trị giá của dịch vụ hỗ trợ hoặc license (bản quyền) có được trừ ra khỏi trị giá tính thuế nhập khẩu GTGT không khi:
a) Mua thiết bị và dịch vụ hỗ trợ lắp đặt trong cùng 1 invoicw
b) Mua thiết bị và sofewave/license nhưng được giao bằng hình thức e-delivery và tất cả nằm trong 1 invoice?
7.3. Trường hợp AWB/hóa đơn thương mại không có chữ ký sống của nơi phát hành và doanh nghiệp dùng bản này để khai hải quan thì kiểm tra sau thông quan thì việc lưu các chứng từ như thế này có hợp lệ không?
Trả lời:
1. Câu hỏi số 7.1:
1.1. Về chính sách quản lý:
- Khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định:
“2. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ Mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
b) Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh Mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.”
1.2. Về thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ. Trường hợp thiết bị tạm xuất để sửa chữa, bảo hành nhưng không thể sửa chữa được phải thay thế thì thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa thay thế. Đồng thời, khai báo cụ thể thông tin tờ khai tạm xuất khi làm thủ tục tái nhập hàng hóa thay thế.
1.3. Về chính sách thuế: Về việc nhập khẩu thiết bị thay thế thiết bị bị hỏng trong điều khoản bảo hành và không trả lại thiết bị hỏng.
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán.
Trường hợp Công ty nhập khẩu thiết bị để thay thế thiết bị bị hỏng và không trả lại thiết bị bị hỏng thì không thuộc đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
2. Nội dung 7.2:
2.1) Mua thiết bị và dịch vụ hỗ trợ lắp đặt trong cùng 1 invoice:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì dịch vụ lắp đặt, hỗ trợ kỹ thuật của Công ty nếu phát sinh sau khi nhập khẩu và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì sẽ được điều chỉnh trừ ra khỏi trị giá hải quan hàng nhập khẩu.
2.2) Mua thiết bị và software/license nhưng được giao bằng hình thức e-delivery và tất cả nằm trong cùng 1 invoice:
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 và Điều 14 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, thì trường hợp hàng hóa nhập khẩu là thiết bị được vận hành bằng phần mềm đi kèm, không thể thiếu thì trị giá giao dịch của hàng hóa bao gồm giá thiết bị và giá phần mềm. Trường hợp phần mềm là sản phẩm công nghệ thông tin phải trả tiền license thì giá phần mềm bao gồm giá mua phần mềm và tiền license.
3. Nội dung 7.3: Về việc AWB (Air waybill-Vận đơn hàng không), hóa đơn thương mại có cần chữ ký của nơi phát hành hay không để sử dụng khi khai hải quan, kiểm tra sau thông quan và lưu chứng từ.
3.1) Về hóa đơn thương mại:
Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán, do người bán hàng phát hàng ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại ghi tên hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa. Theo quy định tại Điều 18 UCP600 thì hóa đơn thương mại không cần phải ký (theo tập quán thương mại quốc tế thì hóa đơn thương mại do các nước Châu Âu, Châu Mỹ phát hành không có chữ ký, hóa đơn thương mại do cá nước Châu Á phát hành có chữ ký)
3.2) Về AWB (Air waybill-Vận đơn hàng không)
Theo quy định tại Điều 129 Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 thì: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các điều kiện của hợp đồng”. Dựa vào vào bên tiếp nhận hàng hóa để chuyên chở vận đơn được chia làm hai loại:
Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.
Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.
Việc phát hành vận đơn hàng không thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về vận tải hàng không.
Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định nêu trên để thực hiện.
Câu 8. Công ty cổ phần rượu Bình Tây
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng tái nhập hàng xuất khẩu bị trả về
Công ty chúng tôi có 1 lô hàng tái nhập đã xuất khẩu trả lại Việt Nam, vì mặt hàng của chúng tôi là rượu 39,5% nên nếu nhập kinh doanh bình thường thì chúng tôi phải đóng 03 loại thuế. Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế VAT nhưng vì đây là hàng tái nhập thì căn cứ theo khoản 4 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP cơ quan hải quan thực hiện không thu thuế đối với trường hợp này nhưng chi cục hải quan nơi chúng tôi đăng ký tờ khai chỉ thực hiện không thu thuế nhập khẩu và VAT và yêu cầu doanh nghiệp đóng thuế TTĐB thì mới được thông quan.
Mặt hàng của chúng tôi là hàng tái nhập và không tiêu thụ nội địa, vậy tại sao doanh nghiệp của chúng tôi lại phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt? (chi tiết về tình trạng doanh nghiệp được thể hiện rõ tại công văn đính kèm).
Trả lời:
Về vấn đề Công ty hỏi, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 7465/TCHQ-TXNK ngày 19/12/2018 trả lời Cục Hải quan TP. Hồ Chi Minh và Công ty, đề nghị Công ty nghiên cứu nội dung hướng dẫn tại công văn số 7465/TCHQ-TXNK nêu trên để thực hiện.
9.1. Vì sao có sự trái ngược giữa quy định của Bộ Tài chính và Hải quan áp dụng trên thực tế (Doanh nghiệp chọn địa điểm làm thủ tục hải quan thuận tiện?) Thông tư 38/2015/TT-BTC thì cho phép còn Chi cục HQ không cho/mà nhờ kiểm hóa... cũng cấm.
9.2. Quy định về việc quản lý/kê khai phế liệu, phế phẩm thiếu nhất quán và chưa phù hợp thực tế phát sinh, gây khó khăn và rủi ro cho doanh nghiệp
Trả lời:
1. Câu hỏi số 9.1:
Do nội dung câu hỏi Công ty Hải Nam không rõ vướng mắc tại quy định nào của Thông tư nên Tổng cục Hải quan chưa có đủ cơ sở để hướng dẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên đề nghị Công ty căn cứ các quy định sau để thực hiện:
- Địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan năm 2014 và quy định tại Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ. Tùy từng loại hình xuất khẩu, địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
- Đối với việc kiểm tra thực tế hàng hoá: theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất. Trường hợp doanh nghiệp muốn được kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu thì doanh nghiệp phải đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu theo quy định.
2. Câu hỏi số 9.2: Đối với phế liệu, phế phẩm của hàng hóa sản xuất xuất khẩu.
Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn tại điểm 1, 2 công văn số 5914/TCHQ-TXNK ngày 9/10/2018 như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 49 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu và thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này.
Thủ tục kê khai: Doanh nghiệp thực hiện kê khai từng lần trước khi xuất hóa đơn bán tiêu thụ nội địa hoặc khai theo tháng với cơ quan hải quan theo mẫu 06/BKKTT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Tên hàng trên bảng kê khai đúng theo tên hàng thực tế bán ra, trị giá khai theo giá bán ra chưa có thuế GTGT.Cơ quan hải quan mở sổ theo dõi, cấp số cho bảng kê tương tự như đối với trường hợp tờ khai bản giấy.
Công ty có nhập khẩu mặt hàng bộ đèn led tháo rời về cảng Cát Lái. Tờ khai luồng đỏ, loại hình A11, hưởng C/O form E trên B/L thể hiện no mark và doanh nghiệp khai báo hàng không nhãn hiệu. Thực tế kiểm hóa thì 1/3 kiện hàng trong cont có dán “made in China”. Xin Quý Hải quan giải đáp thắc mắc giúp Doanh nghiệp là có vi phạm Nghị định 43/2014/NĐ-CP không? (nếu có thuộc khoản mấy, Điều mấy trong Nghị định) Công chức HQ tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm của lô hàng này cho DN nhưng công chức HQ có tạo điều kiện cho DN giải phóng hàng trước, sau đó xử lý vi phạm sau được không? Mong nhận được lời giải đáp thắc mắc từ Quý cơ quan?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng bộ đèn led thuộc đối tượng phải ghi nhãn hàng hóa. Do đó, việc hàng hóa nhập khẩu không có nhãn hàng hóa là vi phạm quy định Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ thì nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:
“a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
8. Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều này”.
……………………………….
“12. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
……………………………….
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu”.
Đề nghị Công ty nghiên cứu các quy định trên để thực hiện ghi nhãn đối với hàng hóa nhập khẩu.
1. Doanh nghiệp chúng tôi có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện dịch vụ sửa chữa các bộ phận tuabin khí của nhà máy điện. Trước đây, chúng tôi thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa vào Việt Nam để sửa chữa nhưng đến tháng 9/2018, công văn 2862/GSQL-GQ3, công văn này căn cứ theo Công văn số 1005/XNK-THCS ngày 04/9/2018 của cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương không cho phép chúng tôi thực hiện tạm nhập tái xuất nữa.
- Nhưng theo chúng tôi được đọc, khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cho phép tạm nhập tái xuất cho mục đích khác và Điều 55 Nghị định 08/2015/NĐ-CP có quy định về hồ sơ thủ tục hải quan để tạm nhập tái xuất sửa chữa. Kính mong cơ quan trả lời.
2. Hiện chúng tôi đang phải thực hiện nhập kinh doanh theo công văn 2862/GSQL-GQ3 nhưng hiện không được Hải quan Hồ Chí Minh cho thông quan, Kính mong cơ quan trả lời.
3. Chúng tôi đã đóng thuế GTGT không thanh toán cho các lô hàng nhập kinh doanh để sửa chữa trên nhưng không được Cục Thuế Vũng Tàu cho hoàn thuế lý do là chúng tôi không có hóa đơn mua bán. Mong Quý cơ quan giải thích.
Trả lời:
1. Câu hỏi số 1 và 2:
Về loại hình nhập khẩu hàng hóa để thực hiện dịch vụ sửa chữa cho đối tác nước ngoài:
- Điều 178 Luật Thương mại năm 2005 quy định “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.
- Khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương quy định “1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”.
- Công văn số 2862/GSQL-GQ3 ngày 12/9/2018 hướng dẫn vụ việc cụ thể trên cơ sở công văn số 1005/XNK-THCS ngày 04/9/2018 của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương.
Đối với trường hợp của Công ty, đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với quy định nêu trên để thực hiện loại hình xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp. Trường hợp còn vướng mắc phát sinh, đề nghị Công ty trao đổi cụ thể với Bộ Công Thương để được hướng dẫn theo thẩm quyền.
Ngoài ra, Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải đáp ứng quy định tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017 và Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ.
2. Câu hỏi số 3:
Do nội dung câu hỏi của các Công ty chưa nêu rõ vướng mắc nên Tổng cục Hải quan không đủ cơ sở để trả lời. Đề nghị Công ty gửi văn bản nêu rõ vướng mắc để Tổng cục Hải quan xem xét hướng dẫn thực hiện.
Câu 12. Công ty TNHH dịch vụ sửa chữa GEPMIP
Công ty chúng tôi là công ty liên doanh giữa tập đoàn GE của Mỹ và EVN có nhà máy tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ngành nghề: sửa chữa những bộ phận của tuabin (ngành này hiện nay chưa có tại Việt Nam). Năm 2014 khi bắt đầu đi vào hoạt động công ty có Công văn gửi Tổng cục Hải quan nêu chỉ đạo về hình thức nhập khẩu các bộ phận của tuabin khí ở nước ngoài về sửa chữa.
Theo Công văn số 538/GSQL-GQ2 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thì loại hình áp dụng cho việc nhập các bộ phận tuabin khí sẽ được áp dụng loại hình gia công. Đến năm 2018 có Công văn của Tổng cục Hải quan số 2862/GSQL-GQ3 gửi Cục HQ TPHCM giải đáp thắc mắc cho một doanh nghiệp khác về việc nhập và xuất những hàng sửa chữa từ nước ngoài có tính phí theo hình thức nhập khẩu kinh doanh. Hiện tại, chúng tôi có một số lô hàng đang ở cảng TPHCM, khi làm thủ tục để sửa chữa đang bị vướng về thủ tục chưa nhập được nếu nhập khẩu thì loại hình nhập khẩu kinh doanh thì DN phải nộp thuế VAT, những hoạt động của chúng tôi chỉ là sửa chữa mà không có giao dịch mua bán nên không có thanh toán cho những lô hàng đó vậy nên chúng tôi nhập theo loại hình nhập khẩu kinh doanh thì thủ tục hoàn thuế sẽ như thế nào?.
Trả lời:
- Điều 178 Luật Thương mại năm 2005 quy định “Gia công trong thương mại là hoại động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.
- Khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương quy định “1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”.
Việc hướng dẫn loại hình xuất nhập khẩu tại các công văn số 538/GSQL-GQ2 và công văn số 2862/GSQL-GQ3 dẫn trên là trên cơ sở từng hồ sơ vụ việc cụ thể và trên cơ sở nội dung hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Do vậy, đối với trường hợp theo báo cáo của Công ty, đề nghị Công ty cung cấp thông tin, hồ sơ cụ thể để Tổng cục Hải quan xem xét, hướng dẫn loại hình xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp hoặc có trao đổi, làm việc với Bộ Công Thương để thống nhất loại hình, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Câu 13. Công ty TNHH Wilmar Argo Việt Nam
13.1. Có cần khai bổ sung mối quan hệ đặc biệt hay không để đảm bảo chứng từ kiểm tra sau thông quan?
13.2. Hàng đồng bộ danh mục miễn thuế nhập khẩu đã thông quan thì có phải báo cáo tình hình sử dụng hàng năm? khi có thiết bị thuộc danh mục cần thay thế thì thủ tục báo cáo thế nào?
Có cần cộng các phí liên quan local charge (CIE, phí chứng từ, phí vệ sinh cont) vào chi phí cộng thêm ở phần trị giá khai báo không (đối với hàng nhập khẩu bằng container theo DK CIF
Trả lời:
- Về việc báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
Tại điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chủ dự án có trách nhiệm thông báo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính theo quy định.
Tại điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp, thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu và quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu miễn thuế hàng hóa là tổ hợp, dây chuyền phải tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu và quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền; đồng thời phải thực hiện thông báo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính theo quy định.
- Trường hợp phát sinh thiết bị thuộc danh mục miễn thuế cần thay thế:
+ Trường hợp nhập khẩu thiết bị mới để thay thế thiết bị đã được miễn thuế nhập khẩu: Căn cứ quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì không được miễn thuế đối với hàng hóa là “thiết bị nhập khẩu để thay thế” cho hàng đã được miễn thuế nhập khẩu lần đầu. Do đó, doanh nghiệp phải nộp đủ các loại thuế nhập khẩu như đối với hàng hóa nhập khẩu để kinh doanh.
+ Trường hợp tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán và hàng hóa thay thế đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế thì được miễn thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, trường hợp hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán không phải thông báo DMMT với cơ quan hải quan.
- Về trị giá khai báo:
+ Có cần khai bổ sung mối quan hệ đặc biệt hay không để đảm bảo chứng từ kiểm tra sau thông quan?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan.
Do đó, trường hợp Công ty có mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá thì Công ty phải thực hiện khai báo trên tờ khai hải quan theo quy định.
+ Phần trị giá về các khoản phải cộng (phí CIE, phí chứng từ, phí vệ sinh container).
Tổng cục Hải quan đã có 3581/TCHQ-TXNK ngày 20/6/2018 và công văn số 5475/TCHQ-TXNK ngày 20/9/2018 hướng dẫn về chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, theo đó: Khi xác định và khai báo trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu, nếu Doanh nghiệp phải trả khoản tiền như phí CIE, phí chứng từ, phí vệ sinh container và khoản tiền này chưa bao gồm trong tổng số tiền mà doanh nghiệp thực thanh toán cho người bán hàng hóa thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Câu 14. Công ty TNHH PoscoVN Holding chi nhánh Đồng Nai
14.1. Hoàn thuế chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu
Doanh nghiệp nhập khẩu Thép mạ chịu thuế chống bán phá giá tạm thời theo quyết định 3584/QĐ-BTC với mức thuế 12,4%. Sau khi có quyết định chính thức số 1105/QĐ-BCT, mức thuế chống bán phá giá chính thức là 7,02% do vậy doanh nghiệp nộp hồ sơ xin hoàn thuế từ mức 12,4% xuống còn 7,02% theo quy định của Bộ Công thương, nhưng gặp khó khăn:
- Nộp hồ sơ xin hoàn thuế lần 1: Hải quan từ chối với lý do: C/O (C/O thông thường không phải C/O ưu đãi đặc biệt) bản copy không phải bản gốc, trên C/O không dẫn chiếu số hóa đơn...
- Nộp hồ sơ xin hoàn thuế lần 2: Hải quan từ chối với lý do: Tên nhà sản xuất trong chứng từ không trùng khớp với tên nhà sản xuất quy định trong Quyết định 1105/QĐ-BCT, C/O không dẫn chiếu số hóa đơn, số hóa đơn trên C/O không khớp với chứng từ.
Doanh nghiệp đã có Công văn gửi Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công thương và Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan để xin ý kiến. Bộ Công thương đã có văn bản phản hồi xác nhận tên nhà sản xuất trên chứng từ và trong Quyết định 1105/QĐ-BCT là hoàn toàn hợp lệ. TCHQ có văn bản yêu cầu Hải quan địa phương tổng hợp báo cáo quá trình xử lý hồ sơ vụ việc để có cơ sở trả lời doanh nghiệp.
Trong thời gian chờ ý kiến phản hồi từ Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp nhận được yêu cầu của hải quan địa phương buộc phải nộp thuế chống bán phá giá mức cao nhất là 38,34% cho các tờ khai đang xin hoàn thuế với lý do không có C/O bản gốc.
DN hỏi:
- Trong khi chưa có phản hồi của TCHQ, Hải quan địa phương tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế với một lý do khác như vậy có đúng theo quy định hay không?
- Khi khai báo hải quan doanh nghiệp nộp đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của cán bộ Hải quan. Như vậy cán bộ Hải quan có trách nhiệm kiểm tra chứng từ đầy đủ để quyết định mức thuế chống bán phá giá áp dụng. Cán bộ hải quan phải chịu trách nhiệm về việc lưu chứng từ hồ sơ hải quan. Vậy hải quan địa phương cho rằng doanh nghiệp không nộp C/O bản gốc và bắt buộc phải nộp thuế theo hình thức không có C/O là đúng theo quy định hay không?
- Trong quyết định của Bộ trưởng Công thương không ghi rõ doanh nghiệp phải nộp C/O bản gốc khi mở tờ khai hải quan. Vậy Hải quan căn cứ vào quy định nào để cho rằng doanh nghiệp không có C/O bản gốc và phải chịu mức thuế cao nhất?
14.2. Hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, nguyên liệu nhập SXXK đã tạm nộp thuế nhập khẩu do quá hạn 275 ngày sau đó DN đã đưa nguyên liệu vào sản xuất và xuất khẩu theo loại hình SXXK thì có được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp hay không? Trường được hoàn thì hoàn theo quy định nào? Trường hợp không được hoàn xin Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cho biết căn cứ theo quy định nào?
Trả lời:
14.1. Đối với vướng mắc Công ty nêu: Tổng cục Hải quan đang tiến hành trao đổi với cơ quan có thẩm quyền và sẽ có hướng dẫn thực hiện sau.
14.2: Về việc hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, nguyên liệu nhập SXXK phát sinh trước ngày 01/9/2018, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6948/TCHQ-TXNK ngày 26/11/2018 hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; căn cứ khoản 5 Điều 114, khoản 2 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Theo hướng dẫn tại công văn số 12166/BTC-TCHQ ngày 31/8/2016, công văn số 11002/BTC-TCHQ ngày 17/8/2017 của Bộ Tài chính về xử lý thuế đối với các tờ khai nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu trước ngày 01/9/2016.
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu, trước ngày 01/9/2016 đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng đã đưa vào sản xuất và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu. Cơ sở xác định hàng hóa được hoàn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Hồ sơ hoàn thuế thực hiện tương tự khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn, bao gồm:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
- Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
- Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP);
- Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.
Thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Câu 15. Công ty TNHH TM-DV Giao Vận
Ngày 07/11/2018, BTC có Công văn số 13676/BTC-TCHQ gửi Bộ Y tế có đề cập 6 lần từ “chuyên dùng” trong đó 5 lần có gạch dưới. Xin BTC giải thích rõ từ chuyên dùng này? Vì hiện nay tại Hải quan các cửa khẩu hiểu như sau:
- Chuyên dùng cho y tế: Là các sản phẩm y tế dùng trong y tế
- Chuyên dùng cho y tế: là các sản phẩm y tế, nhưng có thể dùng được trong các việc khác: kéo phẫu thuật, dao phẫu thuật... hải quan cửa khẩu giải thích là kéo, dao có thể không dùng trong y tế. Việc giải thích này theo BTC có đúng không?
Cũng theo CV 13676/BTC-TCHQ và CV 875/BTC-TCHQ và rất nhiều công văn khác luôn nhắc đến việc phải có xác nhận của Bộ Y tế tuy nhiên kể từ khi có Nghị định 36/2016/NĐ-CP và rất nhiều công văn khác của Bộ Y tế hướng dẫn DN và gửi TCHQ. Đều xác nhận là BYT sẽ không xác nhận nữa mà căn cứ vào Bảng phân loại và số lưu hành của thiết bị y tế. Vậy theo BTC thì DN phải làm như thế nào là đúng phải tuân thủ công văn nào? DN rất mong muốn được làm đúng theo quy định và rất muốn sự ổn định cho dù thuế VAT là 10%
Trả lời:
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của Công ty. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang trao đổi với các cơ quan liên quan và sẽ có hướng dẫn sau khi nhận được ý kiến của các đơn vị.
Câu 16. Công ty TNHH Hoằng Tiệp Việt Nam
- Phân bổ thuế GTGT cho hoạt động chịu thế và không chịu thuế: Doanh thu để phân bổ thuế GTGT có bao gồm thuế XK hay không?
- Mã số HS: Thông tư số 182/2015/TT-BTC thì mã số HS sản phẩm cát bọc nhựa 3824.90.99.
Theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP thì phân nhóm 3824.90 không còn tồn tại. Xác định mã số HS của sản phẩm cát bạc nhựa là bao nhiêu?
Trả lời:
- Về việc doanh thu để phân bổ thuế GTGT có bao gồm thuế xuất khẩu hay không, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế nội địa để được hướng dẫn cụ thể.
- Về Nội dung doanh nghiệp hỏi về mã số của sản phẩm cát bọc nhựa: Theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC thì mã HS của sản phẩm cát bọc nhựa là 3824.90.99. Theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP thì phân nhóm 3824.90 không còn tồn tại. Xác định mã số HS của sản phẩm cát bọc nhựa là bao nhiêu.
Theo chuyển đổi tương quan mã HS của Danh mục hài hòa thuế quan ASEAN (gọi tắt là Danh mục AHTN) giữa AHTN 2012 và AHTN 2017 thì mã hàng 3824.90.99 “- - - Loại khác” của AHTN 2012 được chuyển đổi sang một số mã của AHTN 2017 như: mã số 3824.84.00 “- - Chứa aldrin (ISO), camphechlor (ISO) (toxaphene), chlordane (ISO), chlordecone (ISO), DDT (ISO) (clofenotane (INN), 1,1,1-trichloro-2,2-bis(p-chlorophenyl)ethane), dieldrin (ISO, INN), ehdosulfan (ISO), endrin (ISO), heptachlor (ISO) hoặc mirex (ISO)”, mã số 3824.85.00 “- - Chứa 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane (HCH (ISO)), kể cả lindane (ISO, INN)”, mã số 3824.86.00 “- - Chứa pentachlorobenzene (ISO) hoặc hexachlorobenzene (ISO)”, mã số 3824.87.00 “- - Chứa perfluorooctane sulphonic axit, muối của nó, perfluorooctane sulphonamides, hoặc perfluorooctane sulphonyl fluoride”, mã số 3824.88.00 “- - Chứa tetra-, penta-, hexa-, hepta- hoặc octabromodiphenyl ethers”, mã số 3824.91.00 “ - - Hỗn hợp và chế phẩm chủ yếu chứa (5-ethyl-2- methyl-2-oxido- 1,3,2-dioxaphosphinan-5-yl)methyl methyl methylphosphonate và bis[(5-ethyl-2- methyl-2-oxido-1,3,2- dioxaphosphinan-5-yl)methyl] methylphosphonate”, mã số 3824.99.99 “- - - -Loại khác”.
Thông tư số 182/2015/TT-BTC được xây dựng trên cơ sở Danh mục AHTN 2012, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở Danh mục AHTN 2017.
Việc xác định mã số hàng hóa cần dựa trên thành phần, cấu tạo công dụng, tính chất lý hóa,... Tuy nhiên, trường hợp Công ty xác định mặt hàng do Công ty nhập khẩu thuộc mã hàng 3824.90.99 tại Thông tư số 182/2015/TT-BTC và không thuộc các mã số 3824.84.00, 3824.85.00, 3824.86.00, 3824.87.00, 3824.88.00, 3824.91.00 của Nghị định số 125/2017/NĐ-CP thì phù hợp phân loại vào mã số 3824.99.99 “ - - - - Loại khác” của Nghị đinh số 125/2017/NĐ-CP.
Câu 17. Công ty TBYT DK Medica
Trong rất nhiều công văn DN hỏi về Thuế GTGT hàng y tế, được Bộ Tài chính, TCHQ trả lời từ năm 2015 đến nay như: 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015, 5474/TCHQ-TXNK ngày 16/6/2015, 8159/BTC-TCT ngày 18/6/2015, 1287/GSQL-GQ1 ngày 26/9/2016, 254/TCHQ-TXNK ngày 16/01/2018, 743/BTC-TCHQ ngày 17/01/2017, 875/BTC-TCHQ ngày 19/1/2017, 4004/TCHQ-TXNK ngày 19/6/2017, 2990/TXNK-CST ngày 18/10/2017, 1345/GSQL-GQ1 ngày 09/5/2018, 13676/BTC-TCHQ ngày 07/11/2018. Tất cả các công văn đều khẳng định: Nếu có công văn xác nhận của Bộ Y tế thì 5%; nếu không có xác nhận của Bộ Y tế thì 10%.
Tuy nhiên từ khi Nghị định 36/2016/NĐ-CP có hiệu lực thì BYT có các công văn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện như sau: 3593/BYT-CT ngày 23/6/2017, 5464/BYT-TB-CT ngày 26/9/2017, 7165/BYT-TB-CT ngày 14/12/2017, 7371/BYT-TB-CT ngày 25/12/2018, 14/2018/TT-BYT, 5322/BYT-CT ngày 11/9/2018. Hỏi:
- Thông tư số 14/2018/TT-BYT có được xem là danh mục để làm căn cứ xác định thuế VAT 5% như các công văn của Bộ Tài chính, TCHQ không>?
Các công văn của Bộ y tế như trên, kể cả Nghị định 36/2016/NĐ-CP có hiệu lực với cơ quan HQ và BTC hay không?
Trả lời:
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của Công ty. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang trao đổi với các cơ quan liên quan và sẽ có hướng dẫn sau khi nhận được ý kiến của các đơn vị.
Công ty có mở tờ khai nhập trong tháng 4/2018 nhưng đến tháng 10/2018 tờ khai mở thông quan. Trong tháng 5/2018 thông tư 38 về C/O có hiệu lực. Hỏi:
Nếu có vướng mắc về C/O thì DN sẽ áp dụng thông tư 38 để áp dụng hay sử dụng các thông tư văn bản quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Trả lời:
Chính sách thuế, chính sách mặt hàng về cơ bản áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai. Do đó, đối với vụ việc cụ thể, công ty căn cứ nguyên tắc này để biết, thực hiện. Trường hợp cụ thể còn gặp vướng mắc đề nghị công ty cung cấp hồ sơ cụ thể và có văn bản gửi Tổng cục Hải quan để có cơ sở trả lời chính xác.
Câu 19. Công ty cổ phần Long Sơn
Điều 12, Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định: “tổ chức, cá nhân sản xuất hàng xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu bên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về Hải quan” thì được miễn thuế nhập khẩu. Vậy tại sao công ty chúng tôi nhập khẩu điều thô để sản xuất xuất khẩu, có chuyển một phần nguyên liệu đi gia công một số công đoạn tại các công ty con (vốn sở hữu của công ty Long Sơn là 100% hoặc đa số) lại bị áp thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu mang đi gia công?... doanh nghiệp đã thanh khoản xong bằng sản phẩm nhân điều xuất khẩu?
Trả lời:
Để xử lý vướng mắc của Công ty cổ phần Long Sơn, ngày 25/12/2018, Tổng cục Hải quan đã tổ chức cuộc họp với Công ty và các đơn vị có liên quan. Theo kết quả cuộc họp thì Công ty phối hợp cùng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh rà soát, bổ sung hồ sơ tài liệu liên quan gửi Tổng cục Hải quan xem xét xử lý vướng mắc.
Câu 20. Công ty cổ phần Gia Lợi
20.1. Theo khoản 1 Điều 71 Thông tư 38/2015/TT-BTC “phế liệu phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế”
Từ năm 2014-2017 Công ty chúng tôi đăng ký tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất xuất khẩu với cơ quan hải quan là 3,5% nhưng thực tế tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất là 3,43%: vậy khi công ty bán phế liệu tiêu thụ trong nước, công ty đã xuất hóa đơn GTGT và thực hiện nghĩa vụ thuế nội địa với cơ quan thuế. Vậy theo Thông tư 38, công ty có phải kê khai nộp thuế GTGT đầu vào với cơ quan hải quan không?
20.2. Theo Thông tư 39 trước khi xử lý hay bán phế liệu, phế phẩm công ty phải kê khai và nộp thuế GTGT với cơ quan hải quan khi bán xuất hóa đơn và nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế nội địa. Vậy công ty có được kê khai khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT đã nộp cho cơ quan hải quan, với cơ quan thuế nội địa hay không?
Trả lời:
a. Nội dung 20.1:
Trước ngày 01/9/2016
Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
Từ ngày 01/9/2016
Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) với cơ quan hải quan theo mẫu bảng kê số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 39/2018. Doanh nghiệp được lựa chọn kê khai, nộp thuế theo từng lần trước khi bán ra hoặc kê khai theo tháng. Tên hàng khai theo tên hàng thực tế bán ra, trị giá kê khai theo giá bán ra chưa có thuế GTGT, cơ quan hải quan mở sổ theo dõi riêng và cấp số cho bảng kê như đối với tờ khai giấy (Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5914/TCHQ-TXNK ngày 9/10/2018 hướng dẫn thực hiện).
b. Nội dung 20.2:
Số thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan hải quan đối với phế liệu, phế phẩm được kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế tại cơ quan thuế nội địa.
Câu 21. Công ty Pouyuen Việt Nam
1. Sau khi sản xuất xuất khẩu có phát sinh nguyên liệu, vật tư dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng với chất lượng, giá trị thương mại không còn như ban đầu. Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
2. Sau khi sản xuất xuất khẩu có thu được phế liệu, phế phẩm. Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
3. Thành phẩm đã xuất khẩu qua nước ngoài, không đạt chất lượng; Doanh nghiệp phải tái xuất về sửa chữa; sau khi sửa xong khách kiểm tra vẫn không đạt chất lượng và trở thành phế phẩm, không thể tái xuất lại cho khách hàng. Công ty xin chuyển mục đích tiêu hủy.
Tất cả 3 trường hợp chuyển mục đích tiêu hủy trên, doanh nghiệp đều có văn bản thông báo đăng ký mời cơ quan hải quan giám sát trong suốt quá trình tiêu hủy. Sau khi tiêu hủy xong tất cả thành phế liệu không còn tình trạng ban đầu, không có giá trị sử dụng, không có giá trị thương mại.
Căn cứ Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Căn cứ Công văn số 569/TCHQ-TXNK ngày 29/01/2018 của Tổng cục Hải quan trả lời Tổng công ty May Nhà Bè.
Số phế liệu sau khi tiêu hủy trên Công ty chúng tôi bàn giao cho công ty xử lý rác thải môi trường xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường và phải trả chi phí cho họ; công ty tốn phí xử lý chứ không thu được tiền bán phế liệu, không phát sinh doanh thu.
Công ty xin hỏi:
- Công ty chúng tôi có được áp dụng 0 đồng để tính thuế nhập khẩu cho các trường hợp tiêu hủy trên không?
- Nếu không được tính giá 0 đồng thì chúng tôi phải căn cứ vào giá nào vì số phế liệu này chúng tôi không có tiêu thụ bán nội địa mà tiêu hủy?
Trả lời:
a. Nội dung 21.1:
Về xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tiêu hủy, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn tại công văn số 8127/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2017 như sau:
a.1. Về thuế nhập khẩu:
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn nhu cầu sử dụng buộc phải tiêu hủy; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất ra bán thành phẩm, thành phẩm nhưng bị hư hỏng buộc phải tiêu hủy phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu.
a.2. Về thuế GTGT:
Căn cứ Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn nhu cầu sử dụng buộc phải tiêu hủy; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất ra bán thành phẩm, thành phẩm nhưng bị hư hỏng buộc phải tiêu hủy hoàn toàn thì không phải nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đối với trường hợp hàng hóa bị tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng và được tiêu dùng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
b. Nội dung 21.2:
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của Công ty. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang trao đổi với các cơ quan liên quan và sẽ có hướng dẫn sau khi nhận được ý kiến của các đơn vị.
Câu 22. Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam
22.1. Áp dụng thuế suất 5% đối với các dụng cụ, trang thiết bị y tế không được cụ thể trong danh mục Nghị định 36 của Bộ Y tế.
Hiện tại cơ quan hải quan yêu cầu DN phải có xác nhận của Bộ Y tế về các dụng cụ thiết bị chuyên dùng trong y tế để được áp dụng thuế suất 5%. Tuy nhiên, hiện tại Bộ Y tế đã ngưng cung cấp giấy xác nhận. Điều này đã dẫn tới việc Doanh nghiệp có thể phải nộp VAT 10%. Đề nghị cơ quan hải quan có hướng dẫn cụ thể trong trường họp này để DN được áp dụng thuế 5%.
22.2. Hoàn thuế GTGT cho DN có phần lớn nguyên vật liệu, chi phí đầu vào chịu thuế 10% nhưng sản phẩm đầu ra chỉ chịu thuế GTGT 5%.
Trả lời:
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của Công ty. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang trao đổi với các cơ quan liên quan và sẽ có hướng dẫn sau khi nhận được ý kiến của các đơn vị.
Nhập nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh (sau đó xuất khẩu tại chỗ) nhập sản xuất kinh doanh đóng thuế nhập khẩu, sau có khách hàng nước ngoài mua, chỉ định giao hàng tại Việt Nam theo khoản 1 Điều 19 Luật thuế XNK nên chăng xem xét bổ sung thêm việc hoàn thuế xuất khẩu trong Nghị định 134/2016/NĐ-CP cho phù hợp với thực tế.
Trả lời:
Từ ngày 01/9/2016, trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu tại chỗ, không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan) thì không được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp).
Kiến nghị của doanh nghiệp về việc bổ sung thêm việc hoàn thuế xuất khẩu đối với trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ nhưng người nhập khẩu tại chỗ đã nộp đủ thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thì người xuất khẩu tại chỗ được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu đã nộp. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tổng hợp trình Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu hiện nay.
Doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh khi xin phép nhập khẩu một lô hàng ví dụ như là: nhập máy móc trực thuộc Bộ y tế và Bộ Công thương thì phải xin phép các Bộ ở ngoài Bắc quan mạng và điện thoại, DN ở Miền Nam thấy quá là phức tạp nên đề nghị có văn phòng đại diện đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh để DN nộp và liên hệ trực tiếp giải quyết và cấp tại TPHCM luôn mới kịp nhập khẩu và biết thiếu hồ sơ gì về làm liền. Chính những lý do đó làm khó khăn cho việc nhập khẩu những lô hàng cần có giấy phép của các Bộ đồng thời DN ở TPHCM không nắm chính sách rõ ràng khi không trực tiếp tới văn phòng.
Trả lời:
Theo kế hoạch đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN ban hành kèm Quyết định số 1254/QĐ-TTg thì trong thời gian tới nhiều hoạt động cấp giấy phép nhập khẩu của các Bộ, ngành sẽ thực hiện trên hệ thống một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến của DN và sẽ kiến nghị các Bộ quản lý chuyên nhành sớm triển khai thực hiện.
Câu 25. Công ty cổ phần XNK Nam Thái Sơn
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình sản xuất xuất khẩu bên cạnh đó công ty chúng tôi còn là chủ sở hữu góp vốn 100% vào Công ty TNHH Nam Thái Sơn Phương bắc (mã số thuế riêng và hạch toán độc lập)
Nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu này một phần được chuyển cho Công ty TNHH Nam Thái Sơn Phương Bắc trực tiếp sản xuất, gia công lại cho công ty cổ phần XNK Nam Thái Sơn.
Theo Công văn trả lời số 2733/HQHCM-TXNK từ Cục Hải quan TPHCM trả lời cho Công ty chúng tôi thì trường hợp nêu trên không được miễn thuế nhập khẩu. Sự việc này đang gây ra không ít khó khăn cho DN chúng tôi, và xin trình trực tiếp BTC xem xét.
Và căn cứ Điều 12, Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì công ty chúng tôi có bị truy thu thuế cho phần nguyên liệu đem đi gia công hay không?.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng xuất khẩu mà đưa một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hoặc đưa hàng hóa nhập khẩu vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn, nhận lại sản phẩm gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng các điều kiện để được miễn thuế theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Đề nghị Công ty gửi hồ sơ về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn thực hiện.
Câu 26. Công ty Green Tech Việt Nam
Liên quan Công văn số 5826 (5/10/2018) trả lời tỉnh Tây Ninh
Công văn số 4532 (01/10/2018)
Công văn số 6502 (24/10/2018) Có Công văn của Cục Hải quan Bình Dương (rà soát tổng hợp tất cả các tờ khai từ 01/9/2016 đến nay và gởi báo cáo cho Phòng Thuế XNK trước ngày 31/12/2018 (Công văn số 2593 ngày 09/10/2018 của Cục HQ Bình Dương).
Câu hỏi:
26.1. Công ty chúng tôi 95% (xuất khẩu) tại chỗ. Nhập khẩu, nguyên phụ liệu tại chỗ 10% trên tổng lượng nguyên phụ liệu.
Theo 5826/6502/4532 đóng thuế TKXK cho nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, đóng phạt chậm nộp (nếu có), truy thu tất cả tờ khai từ 01/9/2016 đến nay.
Theo 5826/6502/4532 thuế nhập khẩu cho những TKNKTC truy thu thuế cho những TK 1/9/2016.
26.2. Nếu sửa đổi thì có truy thu lại các tờ khai trước đó hay áp dụng luôn tất cả TK 1/9/2016 cho tất cả TKXK-NK tại chỗ?
Nếu áp dụng theo chế độ đóng thuế XNK cho TKXN chúng tôi thiệt hại:
- XK: bị mất khách hàng mua sản phẩm công ty chúng tôi.
- NK: Chúng tôi sẽ NKTC phải mua nước ngoài không NK trong nước (mất chuỗi cung ứng mất tận dụng liên kết các Công ty trong nước).
Chúng tôi có thu thập thông tin 1818, của Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc. Ngày trình thư lên Chính phủ 30/10/2018. Buổi đối thoại tại Hà Nội 27/11/2018 vẫn chưa rõ vấn đề này, nhờ Bộ Tài chính xem xét và tìm phương án nào cho DN không bị khó khăn trong quy định 134/2016/NĐ-CP, Thông tư 38 và 5826/CV-thuế XK - thuế NKTC.
Trả lời:
Vướng mắc của doanh nghiệp đang được Tổng cục Hải quan phối hợp với các đơn vị có liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Câu 27. Công ty TNHH CN Hung Cheng
Công ty chuyên sản xuất xuất khẩu tại chỗ ngoài khu phi thuế quan, theo Nghị định 134 thì không được miễn thuế nhập khẩu đầu vào, nên hiện tại công ty đang gặp khó khăn, có khả năng phải ngưng hoạt động sản xuất.
- Nếu mà thu thuế thì thu như thế nào E31 chỉ có thuế nhập khẩu, không có thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác (đang báo cáo để nộp cho Chi cục Hải quan có yêu cầu khai cả thuế GTGT) có được chuyển loại hình A12?
Trả lời:
Liên quan đến chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các đơn vị có liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Câu 28. Công ty TNHH MTV BenKan Việt Nam
Công ty em đang làm gia công cho thương gia nước ngoài. Ký hợp đồng gia công ngày 1/8/2018 và đang thực hiện. Trong quá trình sản xuất hàng gia công có phát sinh phế liệu, phế phẩm trong định mức từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện tại công ty muốn xử lý phần phế liệu phát sinh trên bằng hình thức bán xuất hóa đơn VAT cho bên mua mà theo Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định xử lý phế liệu phế phẩm khi kết thúc hợp đồng gia công, không quy định xử lý từng lần phát sinh. Theo khoản 4 Điều 103 Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn xử lý phế liệu như loại hình SXXK là kê khai, nộp thuế GTGT nếu có.
Vậy theo Điều 103 thì gia công được xử lý như loại hình SXXK và có nộp thuế GTGT cho cơ quan hải quan hay không? Nếu phải nộp thì hạch toán vào tài khoản nào cho cơ quan hải quan.
Trả lời:
Việc xử lý thuế đối với phế liệu, phế phẩm được xác định trên cơ sở định mức thực tế sản xuất của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Thủ tục kê khai: Doanh nghiệp kê khai hồ sơ theo mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC gửi đến cơ quan hải quan (mẫu điện tử) hặc mẫu 06/BKKTT/TXNK (mẫu giấy) nộp cho cơ quan hải quan trước khi bán tiêu thụ nội địa (theo từng lần phát sinh) hoặc tổng hợp số lượng phế liệu, phế phẩm đã bán ra trong tháng để kê khai, nộp thuế 01 lần vào cuối tháng (kê khai theo tháng).
Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, doanh nghiệp khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Cơ quan hải quan cấp số cho bảng kê như đối với trường hợp tờ khai giấy và mở sổ theo dõi riêng đối với bảng kê mẫu giấy. Thời hạn nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm là thời điểm kê khai với cơ quan hải quan.
Phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công khi tiêu hủy đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được miễn thuế nhập khẩu.
Việc kê khai, nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công dựa trên trị giá thực tế của phế liệu, phế phẩm khi doanh nghiệp bán ra để xác định số thuế phải nộp. (Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại công văn số 7565/TCHQ-TXNK ngày 25/12/2018).
Về nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm trong định mức thực hiện như sau:
- Tài khoản nộp thuế: Tài khoản thu NSNN - 7111;
- Cơ quan hải quan nộp tiền: Là cơ quan hải quan nơi phát sinh bảng kê tính thuế;
- Kho bạc Nhà nước: Tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan hải quan phát sinh bảng kê khai tính thuế mở tài khoản tại Kho bạc.
- Về số, ngày trên bảng kê tính thuế: Trường hợp thực hiện trên hồ sơ điện tử đề nghị người nộp thuế nộp tiền thuế theo các thông tin kê khai theo quy định tại mẫu số 04 phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy: Căn cứ thông tin trên bảng kê doanh nghiệp kê khai theo mẫu 06/BKKTT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, được cơ quan hải quan cấp số, kí hiệu cho bảng kê như đối với tờ khai giấy, cụ thể:
96 là đầu số tờ khai thống nhất chung cho trường hợp sử dụng bảng kê;
YY là hai số cuối của năm có chứng từ ghi số thuế phải thu;
AAAA là mã đơn vị hải quan;
- XXXX là số thứ tự chứng từ có số thuế phải thu trên bảng kê (do cơ quan hải quan cấp).
Nội dung kinh tế (mục lục ngân sách) thực hiện nộp theo quy định, gồm:
Thuế giá trị gia tăng: Tiểu mục 1702.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Tiểu mục 1751.
Thuế bảo vệ môi trường: Tiểu mục 2021.
Câu 29. Liên quan đến quy định tại Điều 22 khoản 2, Nghị định 134/2016/NĐ-CP đang quy định: “Điều 22. Miễn thuế hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan
2. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam”.
Bản dự thảo sửa đổi khoản 2 nêu trên với nội dung:
“2. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất của sản phẩm nhập khẩu và trị giá tính thuế của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong sản phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước”.
Khó khăn phát sinh:
- DNCX phải cung cấp chi tiết bản định mức các nguyên vật liệu nhập khẩu cho sản phẩm cùng thông tin trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu làm căn cứ khai trị tính thuế. Đây là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, không thể chia sẻ cho các đối tác mua sản phẩm.
- Hiện tại hệ thống quản lý của doanh nghiệp không thực hiện việc phân loại nguồn gốc nguyên vật liệu (nhập khẩu hay mua trong nước) đã được sản xuất cho các sản phẩm theo các đơn hàng cụ thể. Do đó, không phân biệt được, sản phẩm này được sản xuất bởi nguyên vật liệu nhập khẩu hay mua trong nước.
Ngoài ra, với xu thế hội nhập thì thuế suất nhập khẩu sẽ về dần 0% do vậy, việc tính thuế nhập khẩu theo mã HS của sản phẩm nhưng trị giá tính thuế của nguyên vật liệu nhập khẩu không có ý nghĩa giảm thuế phải nộp với doanh nghiệp nhập khẩu.
Đề nghị:
1. Bộ Tài chính không bãi bỏ khoản 2 Điều 22 tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
2. Bộ Tài chính có thể thêm nội dung phương pháp xác định trị giá tính thuế như trong dự thảo như là một sự lựa chọn bổ sung cho các doanh nghiệp nội địa khi làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan. Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết đến hồ sơ, thủ tục khai báo mà các bên phải chuẩn bị và thực hiện để có thể khai báo hải quan trên hệ thống VNACC/VCIS được thuận lợi.
Do trị giá tính thuế nhập khẩu là cơ sở để tính toán trị giá tính thuế VAT trên Tờ khai nhập khẩu, vậy đề nghị Bộ Tài chính xem xét bổ sung hướng dẫn về trị giá tính thuế VAT cho trường hợp hàng nhập khẩu vào nội địa ở quy định nêu trên.
Trả lời:
Hiện nay tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP không bãi bỏ, sửa đổi khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Do đó, sản phẩm sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan vẫn thực hiện như quy định hiện hành. Do đó sẽ không phát sinh vướng mắc như DN trình bày./.
- 1Công văn 7357/TCHQ-GSQL năm 2018 về vướng mắc tại Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 7565/TCHQ-TXNK năm 2018 xử lý vướng mắc tại Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 3997/GSQL-GQ1 năm 2018 về vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 39/2018/TT-BTC do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 4Công văn 1537/TCHQ-PC năm 2020 trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2019 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 3Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 4Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
- 5Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 6Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 7Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 8Công văn 14052/BTC-CST năm 2013 điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hàng do Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
- 10Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 12Luật Hải quan 2014
- 13Luật Đầu tư 2014
- 14Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 15Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 18Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015 về mã loại hình xuất nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS do Tổng cục Hải quan ban hành
- 19Công văn 8159/BTC-TCT năm 2015 về thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất xét nghiệm dùng trong y tế do Bộ Tài chính ban hành
- 20Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 21Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 về Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 22Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT về Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 23Thông tư 182/2015/TT-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 24Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
- 25Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 26Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế
- 27Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 28Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
- 29Công văn 12166/BTC-TCHQ năm 2016 thực hiện quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 30Quyết định 3584/QĐ-BCT năm 2016 áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 31Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế sửa đổi và sửa đổi các Thông tư về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 32Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 33Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 34Công văn 1287/GSQL-GQ1 năm 2016 về chính sách nhập khẩu trang thiết bị y tế do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 35Công văn 743/BTC-TCHQ năm 2017 xác nhận thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế do Bộ Tài chính ban hành
- 36Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 37Quyết định 1105/QĐ-BCT năm 2017 biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 38Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất
- 39Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- 40Công văn 3410/TCHQ-TXNK năm 2017 về hoàn trả tiền thuế tự vệ theo Quyết định 3914/QĐ-BCT do Tổng cục Hải quan ban hành
- 41Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 42Công văn 4004/TCHQ-TXNK năm 2017 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng mặt hàng thiết bị y tế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 43Công văn 3593/BYT-TB-CT năm 2017 phối hợp hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế do Bộ Y tế ban hành
- 44Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
- 45Công văn 11002/BTC-TCHQ năm 2017 về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu thuộc tờ khai trước ngày 01/9/2016 theo điểm XII công văn 12166/BTC-TCHQ do Bộ Tài chính ban hành
- 46Công văn 6281/TCHQ-TXNK năm 2017 về áp mã HS cho mặt hàng dây chuyền chế biến bột cá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 47Công văn 5464/BYT-TB-CT năm 2017 về phối hợp hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế do Bộ Y tế ban hành
- 48Công văn 6985/TCHQ-TXNK năm 2017 về xử lý thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tái xuất tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 49Công văn 6046/BCT-QLCT năm 2017 về trả lời kiến nghị của công ty Cổ phần Que hàn Việt Đức liên quan đến việc hoàn lại thuế tự vệ đối với thép dây cuộn nhập khẩu để làm lõi vật liệu hàn do Bộ Công thương ban hành
- 50Công văn 7228/TCHQ-TXNK năm 2017 về hoàn trả tiền thuế tự vệ đã nộp do Tổng cục Hải quan ban hành
- 51Công văn 8127/TCHQ-TXNK năm 2017 về xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu bị tiêu hủy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 52Công văn 7165/BYT-TB-CT năm 2017 về thực hiện nội dung Nghị quyết 131/NQ-CP do Bộ Y tế ban hành
- 53Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 54Công văn 254/TCHQ-TXNK năm 2018 về thuế giá trị gia tăng thiết bị y tế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 55Công văn 569/TCHQ-TXNK năm 2018 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 56Công văn 784/TCHQ-TXNK năm 2018 về hoàn trả tiền thuế tự vệ đã nộp do Tổng cục Hải quan ban hành
- 57Công văn 3761/BTC-CST năm 2018 về khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu sau đó xuất trả cho chủ hàng nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
- 58Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 59Công văn 1345/GSQL-GQ1 năm 2018 về nhập khẩu trang thiết bị y tế do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 60Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- 61Thông tư 14/2018/TT-BYT về danh mục trang thiết bị y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 62Công văn 3581/TCHQ-TXNK năm 2018 về chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển do Tổng cục Hải quan ban hành
- 63Thông tư 41/2018/TT-BGTVT quy định về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
- 64Công văn 5475/TCHQ-TXNK năm 2018 về chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển do Tổng cục Hải quan ban hành
- 65Công văn 2862/GSQL-GQ3 năm 2018 về tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị, linh kiện để sửa chữa do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 66Công văn 1005/XNK-THCS năm 2018 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất và gia công hàng hóa do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 67Quyết định 1254/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 68Công văn 5826/TCHQ-TXNK năm 2018 về xử lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 69Công văn 5914/TCHQ-TXNK năm 2018 xử lý vướng mắc tại Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 70Công văn 5724/TXNK-CST năm 2018 về hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 71Công văn 13676/BTC-TCHQ năm 2018 về thuế giá trị gia tăng thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế do Bộ Tài chính ban hành
- 72Công văn 6889/TCHQ-GSQL năm 2018 về kiểm tra và chấn chỉnh việc khai thông tin Emanifest do Tổng cục Hải quan ban hành
- 73Công văn 6948/TCHQ-TXNK năm 2018 về hoàn thuế nhập sản xuất xuất khẩu đối với tờ khai trước ngày 01/9/2016 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 74Công văn 7225/TCHQ-GSQL năm 2018 đưa hàng về bảo quản đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 75Công văn 7357/TCHQ-GSQL năm 2018 về vướng mắc tại Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 76Công văn 7465/TCHQ-TXNK năm 2018 về xử lý thuế tiêu thụ đặc biệt hàng tái nhập do Tổng cục Hải quan ban hành
- 77Công văn 7565/TCHQ-TXNK năm 2018 xử lý vướng mắc tại Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 78Công văn 3997/GSQL-GQ1 năm 2018 về vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 39/2018/TT-BTC do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 79Công văn 4173/GSQL-GQ1 năm 2018 vướng mắc giấy phép nhập khẩu tiền chất do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 80Công văn 35/TCHQ-GSQL năm 2019 về khai báo thông tin trên Hệ thống Emanifest do Tổng cục Hải quan ban hành
- 81Công văn 1537/TCHQ-PC năm 2020 trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2019 do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 1739/TCHQ-PC năm 2019 về trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1739/TCHQ-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/03/2019
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Mai Xuân Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra