Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7478 : 2005

ISO 6549 : 1999

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐIỂM H VÀ ĐIỂM R

Road vehicles – Procedure for H- and R-point determination

 

TCVN 7478 : 2005

 
Lời nói đầu

TCVN 7478:2005 hoàn toàn tương đương với ISO 6549:1999

TCVN 7478:2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐIỂM H VÀ ĐIỂM R

Road vehicles – Procedure for H- and R-point determination

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định máy đo điểm H ba chiều (gọi tắt là máy 3DH) dùng để xác định điểm H thực tế và góc thân nguời của ghế nhằm mục đích so sánh với điểm ngồi chuẩn và góc thân người thiết kế của nhà sản xuất. Máy 3DH còn được sử dụng để kiểm tra một vị trí thiết kế đã định của ghế và không phải là thiết bị đo hoặc chỉ báo mức độ thuận tiện của người ngồi

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các loại xe ô tô thoả mãn điều kiện sau (sau đây gọi tắt là xe):

a) khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa điểm đặt gót chân của người lái và điểm ngồi chuẩn nhỏ hơn 550 mm

b) góc thân người nghiêng về phía sau so với phương thẳng đứng lớn hơn 50 hoặc đường tâm của đùi được chỉ báo bằng thanh đùi có độ nghiêng lớn hơn 50 về phía trên so với mặt phẳng nằm ngang

2 Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6211:2003 (ISO 3833-1977): Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa

ISO 4130 Road vehicles – Three-dimensional reference system and fiducial marks – Definitions

(Phương tiện giao thông đường bộ – Hệ qui chiếu 3 chiều và dấu chuẩn - Định nghĩa)

3 Thuật ngữ định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ định nghĩa của tiêu chuẩn TCVN 6211:2003 và các thuật ngữ dưới đây:

3.1 Máy 3DH (three-dimensional H point machine): thiết bị sử dụng để xác định điểm H thực tế và góc thân người thực tế trên xe.

3.2 Điểm-H (H-point): giao điểm của đường thân máy với đường tâm thanh đùi của máy 3DH, tâm này mô phỏng tâm trục quay của thân và đùi người và được sử dụng để xác định điểm H thực tế

Chú thích: Tâm trục quay nằm trên mặt phẳng đối xứng của máy 3DH và nằm chính giữa các nút ngắm ở hai bên của điểm H của máy 3DH

3.2.1 Điểm ngồi chuẩn (còn gọi là Điểm-R hoặc SgRP hoặc Điểm-H thiết kế) (seating reference point, R-point, SgRP, design H-point): điểm do nhà sản xuất công bố đối với điểm-H thiết kế, hoặc điểm-R, hoặc SgRP, điểm này phải:

a) là điểm chuẩn cơ sở được sử dụng để thiết lập các trang bị và kích thước phù hợp với người ngồi

b) mô phỏng vị trí của tâm trục quay của thân và đùi người;

c) có hệ tọa độ được thiết lập phù hợp với kết cấu của xe thiết kế

d) thiết lập được vị trí thiết kế của điểm-H của ghế hành khách hoặc ghế lái xe ở vị trí xa nhất về phía sau đối với mỗi vị trí ngồi đã định, điểm này phải tính toán cho tất cả các dạng điều chỉnh của ghế như: điều chỉnh nằm ngang, thẳng đứng và điều chỉnh nghiêng, nhưng không bao gồm các dịch chuyển của ghế sử dụng cho

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7478:2005 (ISO 6549 : 1999) về Phương tiện giao thông đường bộ - Quy trình xác định điểm H và điểm R do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7478:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 13/03/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản