Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7463 : 2005

ISO 14791 : 2000

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỔ HỢP Ô TÔ TẢI HẠNG NẶNG VỚI RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC VÀ ÔTÔ KHÁCH NỐI TOA - PHƯƠNG PHÁP THỬ ỔN ĐỊNH NGANG

Road vehicles- Heavy commercial vehicle combinations and articulated buses- Lateral stability test methods

Lời nói đầu

TCVN 7463 : 2005 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 14791 : 2000.

TCVN 7463 : 2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 "Phương tiện giao thông đường bộ" và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỔ HỢP Ô TÔ TẢI HẠNG NẶNG VỚI RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC VÀ ÔTÔ KHÁCH NỐI TOA - PHƯƠNG PHÁP THỬ ỔN ĐỊNH NGANG

Road vehicles- Heavy commercial vehicle combinations and articulated buses- Lateral stability test methods

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định khả năng ổn định ngang của tổ hợp ô tô tải hạng nặng với rơ moóc, sơ mi rơ moóc được định nghĩa trong TCVN 6211:2003, bao gồm cả tổ hợp ô tô tải với rơ moóc trục trung tâm và ôtô khách nối toa (sau đây gọi tắt là tổ hợp xe). Tiêu chuẩn này áp dụng cho ô tô tải và rơmooc, sơ mi rơ moóc có khối lượng trên 3,5 tấn và ô tô khách có khối lượng trên 5 tấn, nghĩa là các xe loại N2, N3, O3, O4 và M3 theo Phụ lục R của TCVN 6919:2001.

Tính năng cơ động quy định trong phương pháp thử này không phản ánh đầy đủ điều kiện lái thực tế nhưng được dùng để xác định khả năng ổn định ngang của tổ hợp xe hạng nặng.

2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu, thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ, định nghĩa và mã hiệu.

TCVN 6919:2001 - Phương tiện giao thông đường bộ - Thiết bị phanh của xe cơ giới, moóc, bán moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

ISO 8855:1991 Road vehicles - Vehicle dynamics and road-holding ability- Vocabulary (Phương tiện giao thông đường bộ - Động lực học xe và khả năng bám đường - Từ vựng).

ISO 9815:1992 Passenger-car/trailer combinations - Lateral stability test (Tổ hợp ô tô con/rơmooc - Thử ổn định ngang).

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 8855 và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1 Xe đơn (vehicle unit)

Xe thành phần (không có khớp nối) trong tổ hợp xe, hoạt động độc lập hoặc kết hợp với một hoặc nhiều xe thành phần khác, được nối với nhau bằng khớp mềm.

Ví dụ : Đầu kéo, sơmirơ mooc và xe được kéo.

3.2 Hệ số mở rộng phía sau (rearward amplification)

Tỷ số giữa giá trị thay đổi chuyển động lớn nhất của xe đơn đi sau với giá trị đó của xe đơn đi đầu tiên trong quá trình chuyển hướng (thay đổi hướng chuyển động) xác định.

3.3 Dịch chuyển bên (offtracking)

Sự lệch ngang giữa quỹ đạo của một điểm trên đường tâm trục trước của xe so với quỹ đạo của một điểm trên đường tâm một số bộ phận khác của xe.

Chú thích 1: Xem 8.3 để xác định độ dịch chuyển bên.

Chú thích 2: Trong chuyển làn đường đơn, khi quỹ đạo phần còn lại của xe cách xa hơn quỹ đạo trục trước so với hình chiếu quỹ đạo ban đầu của xe thì quỹ đạo phần còn lại được gọi là "dịch chuyển thừa" so với quỹ đạo trục trước tại điểm đó. Trong trường hợp ngược lại, quỹ đạo phần còn lại được gọi là "dịch chuyển thiếu" so với quỹ đạo trục trước.

3.4 Vận tốc tắt dần - 0 (zero-damping speed)

Vận tốc mà tại đó hệ số tắt dần của dao động tự do khi chuyển động lệch h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7463:2005 (ISO 14791 : 2000) về Phương tiện giao thông đường bộ - Tổ hợp ô tô tải hạng nặng với rơ moóc, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa - Phương pháp thử ổn định ngang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7463:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 13/03/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản