Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9944-7:2013

ISO 22514-7:2012

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH - NĂNG LỰC VÀ HIỆU NĂNG - PHẦN 7: NĂNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH ĐO

Statistical methods in process management - Capability and performance - Part 7: Capability of measurement processes

Lời nói đầu

TCVN 9944-7:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 22514-7:2012;

TCVN 9944-7:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 9944, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 22514, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung “Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng”:

- TCVN 9944-1:2013 (ISO 22514-1:2009), Phần 1: Nguyên tắc chung và khái niệm;

- TCVN 9944-2:2013 (ISO 22514-2:2013), Phần 2: Năng lực và hiệu năng quá trình của các mô hình quá trình phụ thuộc thời gian;

- TCVN 9944-3:2013 (ISO 22514-3:2008), Phần 3: Nghiên cứu hiệu năng máy đối với dữ liệu đo được trên các bộ phận riêng rẽ;

- TCVN 9944-4:2013 (ISO/TR 22514-4:2007), Phần 4: Ước lượng năng lực quá trình và đo hiệu năng;

- TCVN 9944-7:2013 (ISO 22514-7:2012), Phần 7: Năng lực của quá trình đo.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22514 còn có các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung “Statistical methods in process management - Capability and performance”:

- ISO 22514-5, Part 5: Process capability statistics for attribute characteristics;

- ISO 22514-6, Part 6: Process capability statistics for characteristics following a multivariate normal distribution.

Lời giới thiệu

Mục đích của quá trình đo là đưa ra các kết quả đo có được từ các đặc trưng xác định trên các bộ phận hoặc quá trình. Năng lực của một quá trình đo được rút ra từ các tính chất thống kê của các phép đo quá trình đo hoạt động theo cách có thể dự đoán được.

Các tính toán chỉ số năng lực và hiệu năng được dựa trên các kết quả đo. Phải ước lượng độ không đảm bảo của quá trình đo được sử dụng để tạo ra chỉ số năng lực và hiệu năng trước khi các chỉ số có ý nghĩa. Độ không đảm bảo đo thực tế cần phải đủ nhỏ.

Nếu sử dụng quá trình đo để đánh giá xem đặc trưng của sản phẩm có phù hợp với quy định kỹ thuật hay không thì độ không đảm bảo của quá trình đo phải được so sánh với chính quy định đó. Nếu quá trình đo được dùng để kiểm soát quá trình của đặc trưng thì độ không đảm bảo cần phải được so sánh với độ biến động của quá trình. Trong cả hai trường hợp, các giới hạn về khả năng chấp nhận cần được nêu rõ.

Chất lượng của kết quả đo được cho bởi độ không đảm bảo của quá trình đo. Độ không đảm bảo của quá trình đo được xác định bởi tính chất thống kê của nhiều phép đo hoặc ước lượng của các tính chất, dựa trên hiểu biết về quá trình đo.

Các phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này chỉ hướng vào độ không đảm bảo thực hiện. (Xem ISO 17450-2 để biết thêm thông tin về độ không đảm bảo thực hiện.) Vì vậy, chúng chỉ hữu ích nếu biết rằng độ không đảm bảo của phương pháp và độ không đảm bảo của quy định nhỏ so với độ không đảm bảo thực hiện. Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp xác định và tính chỉ số năng lực của quá trình đo dựa trên các độ không đảm bảo được ước lượng. Cách tiếp cận nêu trong TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM) là cơ sở của cách tiếp cận này.

 

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH - NĂNG LỰC VÀ HIỆU NĂNG - PHẦN 7: NĂNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH ĐO

Statistical methods in process management - Capability and performance - Part 7: Capability of measurement processes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình xác nhận hiệu lực hệ thống

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-7:2013 (ISO 22514-7:2012) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 7: Năng lực của quá trình đo

  • Số hiệu: TCVN9944-7:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản