Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results – Part 4: Basic methods for the determination of the trueness of a standard measurement method
Lời nói đầu
TCVN 6910-4: 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 5725-4: 1994
Phụ lục A của tiêu chuẩn này là quy định, các phụ lục B, C và D chỉ để tham khảo.
TCVN 6910-4: 2001 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/ TC69/ SC6
Phương pháp và Kết quả đo biên soan, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu
0.0 TCVN 6910-4: 2001 là một phần của TCVN 6910, bộ tiêu chuẩn này gồm 6 phần dưới tên chung “
Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo”:
- Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung
- Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn
- Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn
- Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn
- Phần 5: Các phương pháp khác để xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn
- Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế.
0.1 TCVN 6910 sử dụng hai thuật ngữ “độ đúng” và “độ chụm” để diễn tả độ chính xác của một phương pháp đo. “Độ đúng” chỉ sự gần nhau giữa trung bình số học của một số lớn kết quả thử nghiệm và giá trị thực hoặc giá trị quy chiếu được chấp nhận. “Độ chụm” chỉ sự gần nhau giữa các kết quả thử nghiệm.
0.2 Sự xem xét tổng quát về các đại lượng này được cho trong TCVN 6910-1 và do vậy không được nhắc lại trong tiêu chuẩn này. TCVN 6910-1 nên được đọc kết hợp cùng với tất cả các phần khác của TCVN 6910, kể cả tiêu chuẩn này, bởi vì nó đưa ra các định nghĩa cơ bản và các nguyên tắc chung.
0.3 “Độ đúng” của một phương pháp đo được quan tâm khi có thể hình dung về giá trị thực của một đặc tính đang được đo. Tuy nhiên, đối với một số phương pháp đo, giá trị thực không thể biết một cách chính xác, nó có thể có một giá trị quy chiếu được chấp nhận cho đặc tính đang được đo; ví dụ, có thể sử dụng các mẫu chuẩn thích hợp hoặc có thể thiết lập giá trị quy chiếu bằng cách quy về một phương pháp đo khác hoặc bằng sự chuẩn bị một mẫu đã biết. Độ đúng của một phương pháp đo có thể được phát hiện bằng việc so sánh giá trị quy chiếu được chấp nhận với mức của các kết quả được cho bởi phương pháp đo. Độ đúng thường được diễn tả bằng độ chệch. Độ chệch có thể xuất hiện, ví dụ, trong các phân tích hoá học nếu phương pháp đo không chiết suất hết được toàn bộ một nguyên tố, hoặc nếu tồn tại một nguyên tố cản trở việc xác định nguyên tố khác.
0.4 Hai thước đo độ đúng đều được quan tâm và xem xét đến trong tiêu chuẩn này.
a) Độ chệch của phương pháp đo: đây là khả năng mà phương pháp đo có thể gây ra độ chệch, nó tồn tại ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào mà phép đo được thực hiện, sau nữa nó sẽ là điều cốt yếu để xem xét “độ chệch của phương pháp đo” (như đã định nghĩa trong TCVN 6910-1). Những sự đòi hỏi của một thí nghiệm liên quan đến rất nhiều phòng thí nghiệm như đã diễn tả trong TCVN 6910-2.
b) Độ chệch của phòng thí nghiệm: các phép đo trong một phòng thí nghiệm đơn lẻ có thể gây ra độ chệch phòng thí nghiệm (như định nghĩa trong TCVN 6910-1). Nếu được đề nghị thực hiện một thí nghiệm để đánh giá độ chệch phòng thí nghiệm thì có thể nhận ra rằng sự đánh giá đó chỉ có giá trị ở thời điểm thí nghiệm. Hơn nữa, việc kiểm tra thường xuyên đòi hỏi sự ảnh hưởng của phòng thí nghiệm đó không biến đổi, phương pháp đã được diễn tả trong TCVN 6910-6 có thể dùng đối với phương pháp này.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8171-2:2009 (EN 14185-2:2006) về thực phẩm không chứa chất béo - Xác định dư lượng N-metylcarbamat - Phần 2: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao có làm sạch trên cột diatomit
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6816:2001 (ISO/TR 12765 : 1998) về Đo lưu lượng chất lỏng và chất khí trong ống dẫn kín - Phương pháp ứng dụng máy đo lưu lượng siêu âm thời gian đi qua
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6815:2001 về Hiệu chuẩn đầu đo lực, đầu đo mômen xoắn kiểu cầu điện trở ứng suất
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6812:2001 về Đo mômen xoắn và xác định công suất trục truyền động quay bằng kỹ thuật điện trở ứng suất
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6163:1996 (OIML/ D.8) về Nguyên tắc lựa chọn, công nhận, sử dụng và duy trì chuẩn đo lường
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6813:2001 về Đo lực kéo/nén tĩnh và biến đổi chậm bằng kỹ thuật điện trở ứng suất
- 1Quyết định 68/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam Chất lượng nước, Chất lượng không khí, An toàn bức xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8171-2:2009 (EN 14185-2:2006) về thực phẩm không chứa chất béo - Xác định dư lượng N-metylcarbamat - Phần 2: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao có làm sạch trên cột diatomit
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6816:2001 (ISO/TR 12765 : 1998) về Đo lưu lượng chất lỏng và chất khí trong ống dẫn kín - Phương pháp ứng dụng máy đo lưu lượng siêu âm thời gian đi qua
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6815:2001 về Hiệu chuẩn đầu đo lực, đầu đo mômen xoắn kiểu cầu điện trở ứng suất
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6812:2001 về Đo mômen xoắn và xác định công suất trục truyền động quay bằng kỹ thuật điện trở ứng suất
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6163:1996 (OIML/ D.8) về Nguyên tắc lựa chọn, công nhận, sử dụng và duy trì chuẩn đo lường
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6813:2001 về Đo lực kéo/nén tĩnh và biến đổi chậm bằng kỹ thuật điện trở ứng suất
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6910-4:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 28/12/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực