Mục 1 Chương 5 Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở CÔNG VỤ
Điều 26. Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
1. Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư xây dựng dự án được lập theo Mẫu số 01 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư);
c) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng giao cho cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để đầu tư xây dựng dự án; sau khi có ý kiến của cơ quan này, Bộ Xây dựng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ Xây dựng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ.
Thời gian cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công có ý kiến trả lời Bộ Xây dựng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Bộ Xây dựng; thời gian thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao cơ quan trực thuộc chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để đầu tư xây dựng dự án; sau khi có ý kiến của cơ quan này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư dự án và lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định và ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ.
Thời gian cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Bộ Xây dựng có ý kiến trả lời tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; thời gian Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thẩm định, xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
c) Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để đầu tư xây dựng dự án; sau khi có ý kiến của cơ quan này, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành.
Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
Thời gian cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công có ý kiến trả lời tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; thời gian thẩm định, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch theo quy định pháp luật;
b) Tên dự án;
c) Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư;
d) Dự kiến tổng mức đầu tư;
đ) Dự kiến tiến độ, phân kỳ thực hiện đầu tư (nếu có);
e) Các yếu tố liên quan đến an ninh và môi trường;
g) Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
h) Giải pháp tổ chức thực hiện.
4. Trường hợp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ thì hồ sơ bao gồm tờ trình đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, các nội dung đề nghị điều chỉnh và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
Trình tự, thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án và cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
1. Hồ sơ đề nghị quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư bao gồm các nội dung: sự cần thiết phải đầu tư dự án; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; kiến nghị nội dung quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án;
b) Quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
2. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì Bộ Xây dựng giao cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc lập hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư.
Thời gian Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa là 15 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan chuyên môn trực thuộc được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao chuẩn bị hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư.
Thời gian Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c) Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đầu tư dự án.
Thời gian Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Nội dung quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm:
a) Tên dự án;
b) Tên chủ đầu tư dự án;
c) Mục tiêu, phạm vi, quy mô, địa điểm thực hiện dự án;
d) Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, kế hoạch bố trí vốn để thực hiện dự án;
đ) Chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và vận hành sau khi kết thúc đầu tư;
e) Các dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư dự án (nếu có);
g) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện dự án.
4. Sau khi có quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công, pháp luật nhà ở và pháp luật có liên quan.
Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- Điều 3. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 4. Yêu cầu về khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Điều 5. Tiêu chí quy đổi dân số tương đương một phường và số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
- Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 7. Việc quản lý, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 8. Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 9. Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 10. Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 12. Kinh phí xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 13. Đề xuất dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi làm thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 14. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 15. Quyết định, chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
- Điều 16. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 17. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 18. Thực hiện các thủ tục liên quan khác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án
- Điều 19. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Điều 20. Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng
- Điều 21. Cấp phép xây dựng
- Điều 22. Thi công xây dựng và kinh doanh mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
- Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng
- Điều 26. Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 27. Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
- Điều 29. Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định đầu tư dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
- Điều 30. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 31. Phương pháp xác định giá thuê nhà ở công vụ
- Điều 32. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ
- Điều 33. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ
- Điều 34. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ
- Điều 35. Đối tượng, điều kiện được bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 36. Đặt hàng mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 37. Mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 38. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua nhà ở tại dự án đầu tư xây dựng để phục vụ tái định cư
- Điều 39. Bố trí nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư
- Điều 40. Trình tự, thủ tục bàn giao và việc quản lý, sử dụng nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 41. Việc xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ
- Điều 42. Việc bán, cho thuê, cho thuê mua, bàn giao nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ
- Điều 43. Điều kiện huy động vốn thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân
- Điều 44. Điều kiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
- Điều 45. Điều kiện huy động vốn thông qua cấp vốn từ nguồn vốn của Nhà nước
- Điều 46. Điều kiện huy động vốn thông qua vay vốn từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam
- Điều 47. Điều kiện huy động vốn từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
- Điều 48. Điều kiện huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp khác
- Điều 49. Yêu cầu đối với việc chuyển đổi công năng nhà ở
- Điều 50. Thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở
- Điều 51. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng đối với nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng
- Điều 52. Quản lý, sử dụng nhà ở sau khi chuyển đổi công năng đối với nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng
- Điều 53. Chuyển đổi công năng từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội
- Điều 54. Chuyển đổi công năng từ nhà ở xã hội sang nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 55. Chuyển đổi công năng từ nhà ở công vụ sang nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 56. Chuyển đổi công năng từ nhà ở cũ thuộc tài sản công sang nhà ở công vụ hoặc sang nhà ở xã hội
- Điều 57. Các trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi công năng nhà ở hoặc chuyển đổi công năng nhà ở để bán đấu giá
- Điều 58. Cơ quan quản lý nhà ở thuộc tài sản công và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 59. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 60. Quản lý tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 61. Báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 62. Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 63. Điều kiện được thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 64. Xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 65. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 66. Giá thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 67. Miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 68. Loại nhà ở cũ thuộc tài sản công không thuộc diện được bán
- Điều 69. Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 70. Cơ quan bán nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 71. Giá bán nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 72. Việc xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 73. Nguyên tắc miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 74. Đối tượng, giấy tờ chứng minh đối tượng và mức miễn giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 75. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 76. Giải quyết phần diện tích nhà, đất sử dụng chung của nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 77. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết bán phần diện tích nhà, đất sử dụng chung của nhà ở cũ thuộc tài sản công
- Điều 78. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 79. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 80. Nội dung quyết định thu hồi, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 81. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 84. Điều kiện và hồ sơ đề nghị thông báo đơn vị đủ điều kiện thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 85. Trình tự, thủ tục thông báo đơn vị đủ điều kiện thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 86. Xử lý khi thay đổi các thông tin hoặc khi có hành vi vi phạm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 87. Các trường hợp cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư
- Điều 88. Trình tự, thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung từ tài khoản chung của chủ đầu tư
- Điều 89. Trình tự, thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì từ tài khoản kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đã lập
- Điều 90. Trình tự, thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí từ tài khoản dùng để hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư
- Điều 91. Trình tự, thủ tục cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản của chủ đầu tư