ĐẤT XÂY DỰNG. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MÔĐUN BIẾN DẠNG TẠI HIỆN TRƯỜNG BẰNG TẤM NÉN PHẲNG
Soils. In situ test methods of determination of deformation module by plate loading
1. Mục đích thí nghiệm, phạm vi áp dụng
Thí nghiệm xác định môđun biến dạng của đất nền trong phạm vi chiều dày bằng hai đến ba lần đường kính tấm nén, nhằm tính toán độ lún của công trình.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho đất loại sét, đất loại cát và đất hòn lớn trong điều kiện hiện trường, ở thế nằm và độ ẩm tự nhiên hoặc sau khi san lấp và đầm, nén đến độ chặt yêu cầu.
Không áp dụng tiêu chuẩn này cho đá, đất trương nở và đất nhiễm mặn khi thí nghiệm chúng trong điều kiện thấm ướt.
Chú thích: Đất có tính lún nhiều và đột ngột khi bị tẩm ướt được thí nghiệm theo quy định riêng, nếu ở các phụ lục C, D và E.
Môđun biến dạng của đất: một đặc trưng, biểu thị khả năng chịu nén của đất; là hệ số tỷ lệ giữa gia số của áp lực tác dụng lên tấm nén với gia số tương ứng của độ lún tấm nén, được quy ước lấy trong đoạn liên hệ tuyến tính.
Áp lực tự nhiên của đất: áp lực thẳng đứng trong khối đất tại một độ sâu do trọng lượng bản thân của các lớp nằm trên.
Phụ tải: tải trọng thẳng đứng tác dụng lên đất thông qua diện tích phụ thêm quanh tấm nén.
Cấp gia tải: lượng tải trọng tác dụng lên tấm nén khi thí nghiệm từng đợt.
Độ lún ổn định quy ước: gia số độ lún tấm nén sau một khoảng thời gian, chứng tỏ sự tắt dần biến dạng của đất nền trên thực tế.
3.1. Mô đun biến dạng E của đất được xác định theo biểu đồ liên hệ giữa độ lún tấm nén với áp lực tác dụng lên tấm nén.
3.2. Thí nghiệm đất bằng tấm nén được tiến hành trong hố đào, hố móng, giếng đào hoặc lỗ khoan, được bố trí cách điểm thăm dò kỹ thuật từ 1,5 đến 2,0m.
3.3. Thí nghiệm trong hố đào và hố móng được tiến hành cho những đất nằm cao hơn mực nước dưới đất; thí nghiệm trong lỗ khoan – cho đất ở sâu từ 6 tới 15m, kể cả khi nằm thấp hơn mực nước dưới đất.
3.4. Diện tích tiết diện ngang của hố đào phải không nhỏ hơn 1,5m x 1,5 m. Đường kính hố tạo ra bằng phương tiện cơ giới phải không nhỏ hơn 900mm. Đường kính lỗ khoan thí nghiệm phải không nhỏ hơn 325mm.
3.5. Các phương pháp khoan và đào phải đảm bảo cho đất thí nghiệm giữ được kết cấu nguyên và độ ẩm tự nhiên. Lỗ khoan phải thẳng đứng và được chống bằng ống vách tới độ sâu thí nghiệm. Khi sắp tới độ sâu thí nghiệm (còn cách 1m), không được dùng phương pháp khoan đập.
3.6. Các hố đào thí nghiệm phải được bảo vệ, để không bị nước mặt và nước mưa xâm nhập.
3.7. Khi thí nghiệm trong lỗ khoan ở vị trí thấp hơn mực nước dưới đất, không được hạ thấp mực nước vốn có tại đây.
3.8. Lớp đất thí nghiệm phải có chiều dày không nhỏ hơn hai lần đường kính d hoặc cạnh tấm nén. Kết quả thí nghiệm chỉ có ý nghĩa đối với lớp đất dày 2-3d.
3.9. Kèm theo kết quả xác định môđun biến dạng tại hiện trường phải có các tài liệu và số liệu về vị trí thí nghiệm, mô tả đất và các đặc trưng cơ-lý chủ yếu: thành phần hạt, độ ẩm, khối lượng riêng và khối lượng thể tích, hệ số rỗng, các giới hạn dẻo và độ sệt, hệ số nén lún, góc ma sát trong và lực dính.
3.10. Mẫu đất để xác định các đặc trưng cơ-lý chủ yếu được lấy ở khoảng cách không lớn hơn 3m kể từ tâm hố khai đào thí nghiệm.
3.11. Khi xử lý kết quả thí nghiệm, tiến hành tính toán môđun tổng biến dạng E với độ chính xác như sau: đến 1MPa đối với E > 10Mpa; đến 0,5MPa đối với E từ 2 đến 10MPa và đến 0,1MPa đối với E < 2MPa.
3.12. Sự cần thiết xác định E bằng tấm nén, số lượng thí nghiệm đều do cơ quan tư vấn khảo sát quyết định. Người thí nghiệm chịu trách nhiệm về kết quả đo đạc và tính toán.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 14TCN 150:2006 về đất xây dựng công trình thủy lợi - phương pháp xác định độ ẩm của đất tại hiện trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 14TCN 152:2006 về đất xây dựng công trình thủy lợi - phương pháp xác định độ chặt của đất đắp sau đầm nén tại hiện trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4197:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4198:1995 về đất xây dựng - các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4199:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng
- 6Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 112:1984 về Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2683:2012 về Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4195:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định - Khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4196:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4197:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4200:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4202:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9350:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp phóng xạ xác định độ ẩm và độ chặt của đất tại hiện trường
- 1Quyết định 212/QĐ-BXD năm 2013 hủy bỏ Tiêu chuẩn ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 14TCN 150:2006 về đất xây dựng công trình thủy lợi - phương pháp xác định độ ẩm của đất tại hiện trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 14TCN 152:2006 về đất xây dựng công trình thủy lợi - phương pháp xác định độ chặt của đất đắp sau đầm nén tại hiện trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4197:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4198:1995 về đất xây dựng - các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4199:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng
- 7Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 112:1984 về Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2683:2012 về Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4195:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định - Khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4196:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4197:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4200:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4202:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9350:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp phóng xạ xác định độ ẩm và độ chặt của đất tại hiện trường
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9354:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định môđun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 80:2002 về đất xây dựng - Phương pháp xác định mođun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng
- Số hiệu: TCXDVN80:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 01/01/2002
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực