Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
GẠO - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ THU HỒI TIỀM NĂNG TỪ THÓC VÀ TỪ GẠO LẬT
Rice - Determination of the potential milling yield from paddy and from husked rice
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp trong phòng thử nghiệm để xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc hoặc thóc đồ (Oryza sativa L.) và tỉ lệ thu hồi gạo xát từ thóc hoặc thóc đồ, hoặc từ gạo lật hoặc gạo lật đồ.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với máy xay xát mặt đá.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
ISO 712, Cereals and cereal products - Determination of moisture content - Routine reference method. (Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Xác định độ ẩm - Phương pháp đối chứng thường xuyên).
ISO 7301, Rice - Specircation (Gạo - Yêu cầu kỹ thuật).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 7301 và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:
3.1 Tỉ lệ thu hồi gạo lật (husked rice yield)
Lượng gạo lật thu được từ thóc.
3.2 Tỉ lệ thu hồi gạo xát (milled rice yield)
Lượng gạo xát (gạo nguyên, tấm và tấm mắn) thu được từ thóc hoặc từ gạo lật.
3.3 Tỉ lệ thu hồi gạo xát nguyên (milled head rice yield)
Lượng gạo xát nguyên thu được từ thóc hoặc gạo lật.
Tách trấu ra khỏi thóc bằng phương pháp cơ học. Cân phần gạo lật thu được. Sau đó tách phần vỏ lụa và phôi hạt khỏi gạo lật bằng phương pháp cơ học đến một tỉ lệ nào đó và cân lượng gạo xát nguyên thu được.
Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1 Dụng cụ chia mẫu, loại hình nón hoặc loại nhiều rãnh có hệ thống phân phối.
5.2 Máy xay phòng thử nghiệm, thích hợp để tách trấu khỏi hạt thóc mà không làm tổn thương hạt gạo
5.3 Máy xay xát mặt đá mài phòng thử nghiệm, thích hợp để tách vỏ lụa và phôi khỏi gạo lật.
5.4 Kẹp gắp hạt.
5.5 Bát nhỏ
5.6 Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5451 (ISO 13690) [1]
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị suy giảm chất lượng hoặc bị thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Mẫu phòng thử nghiệm phải có khối lượng không nhỏ hơn 1,5 kg.
Trộn mẫu phòng thử nghiệm một cách cẩn thận sao cho càng đồng đều càng tốt, sau đó cho qua dụng cụ chia mẫu (5.1) để thu được mẫu thử nghiệm.
Xác định độ ẩm của mẫu thử nghiệm theo ISO 712. Khoảng độ ẩm chấp nhận là (13,0 ± 1,0) %.
Nếu độ ẩm nằm ngoài khoảng chấp nhận, thì cần giữ mẫu phòng thử nghiệm ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được điều tiết trong một khoảng thời gian thích hợp để đạt độ ẩm trong khoảng quy định.
8.1 Điều chỉnh thiết bị
8.1.1 Điều chỉnh máy xay xát phòng thử nghiệm
Việc điều chỉnh thiết bị thử nghiệm phải được tiến hành trước khi thử nghiệm.
Máy xay xát phòng thử nghiệm (5.2) được xem là hiệu
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5715:1993 về gạo - phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5716:1993 về gạo - phương pháp xác định hàm lượng amyloza do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4733:1989 về gạo - yêu cầu vệ sinh do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5644:1999 về gạo trắng - yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8049:2009 về gạo - xác định đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - phương pháp sắc kí khí
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 689:2006 về ngũ cốc và đậu đỗ – Gạo lật - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8368:2010 về Gạo nếp trắng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8371:2010 về Gạo lật
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5715:1993 về gạo - phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5716:1993 về gạo - phương pháp xác định hàm lượng amyloza do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4733:1989 về gạo - yêu cầu vệ sinh do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5644:1999 về gạo trắng - yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8049:2009 về gạo - xác định đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - phương pháp sắc kí khí
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999) về ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền - lấy mẫu từ khối hàng tĩnh
- 7Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 689:2006 về ngũ cốc và đậu đỗ – Gạo lật - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8368:2010 về Gạo nếp trắng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8371:2010 về Gạo lật
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7983:2015 (ISO 6646:2011) về Gạo - Xác định tỉ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và gạo lật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7983:2008 về gạo – xác định tỷ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và từ gạo lật
- Số hiệu: TCVN7983:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra