Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6894 : 2001

GIẤY VÀ CÁCTÔNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN UỐN (ĐỘ CỨNG)

Paper and board - Determination of resistance to bending

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền uốn hay còn gọi là độ cứng của giấy và cáctông trong khoảng từ 20 mN đến 10000 mN (ở một số máy đo có thể đo được độ bền uốn xuống đến 2 mN). Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các loại vật liệu có độ bền uốn lớn hơn.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các loại máy đo sử dụng góc uốn là 7,5 ° hoặc 15 °.

Chú thích 1 - Không so sánh các kết quả đo trên các máy đo khác nhau.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 3649 : Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

TCVN 6725 : 2000 Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm.

ISO 5628 : 1990, Paper and board – Determination of bending stiffness by static method – General principles.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:

3.1. Độ bền uốn (Resistance to bending)

Độ bền uốn là lực tính bằng niutơn hoặc miliniutơn cần thiết để uốn mẫu thử hình chữ nhật đã được kẹp một đầu qua góc uốn 15 ° khi lực tác dụng tại chiều dài uốn là 50 mm và gần đầu không kẹp của mẫu thử, trực giao với mặt phẳng mà mặt phẳng đó được tạo bởi cạnh sát kẹp mẫu và điểm hoặc đường tác dụng của lực.

Chú thích 2 – Cho phép sử dụng các thiết bị cho giá trị đo là moment lực uốn (xem điều 11).

3.2. Chiều dài uốn (Bending length)

Chiều dài uốn là khoảng cách không đổi giữa đầu kẹp và vị trí mà lực tác dụng trên mẫu thử.

3.3. Góc uốn (Bending angle)

Góc uốn là góc giữa vị trí ban đầu của mặt phẳng được tạo bởi đường kẹp với phương tác dụng của lực và vị trí của mặt phẳng đó tại cuối thời điểm thử.

3.4. Chiều dài tự do (free length)

Chiều dài tự do là chiều dài của mẫu thử tính từ đầu kẹp.

3.5. Chỉ số độ bền uốn (Bending resistance index)

Chỉ số độ bền uốn là độ bền uốn chia cho lập phương của định lượng.

4. Nguyên tắc

Đo lực cần thiết để uốn mẫu thử đã được kẹp một đầu qua góc xác định; lực được tác dụng vào chiều dài uốn cố định.

5. Thiết bị, dụng cụ

Có thể sử dụng bất cứ loại thiết bị đo nào đo được độ bền uốn của mẫu thử theo đúng định nghĩa 3.1 và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về độ chính xác của thiết bị.

Bộ phận kẹp của máy đo phải kẹp được hết chiều rộng và sâu 12,5 mm ± 0,5 mm khi mẫu thử được kẹp vào vị trí đo. Khi mẫu thử đã được kẹp phải bảo đảm mẫu thẳng, phẳng.

Chiều dài uốn danh định là 50 mm. Chiều dài uốn này được sử dụng trên một số thiết bị đo. Tuy nhiên với một số thiết bị sử dụng chiều dài uốn khác, để kết quả đo được chính xác hơn phải hiệu chỉnh giá trị đo được theo chiều dài danh định (xem điều 6 và 11).

Chú thích 3 – Máy đo Taber có chiều dài uốn là 51,8 mm, do đó phải hiệu chỉnh để cho kết quả là moment lực uốn và nhất thiết phải chuyển đổi giá trị đọc trên máy ra miliniutơn (xem mục 11).

Đặc điểm của máy đo

- Góc uốn 15 ° ± 0,3 ° (hoặc 7,5 ± 0,3 ­°);

- Có chiều dài uốn thích hợp;

- Chiều rộng của mẫu thử 38 mm ± 0,2 mm;

- Tốc độ uốn phải đảm bảo uốn qua góc 15 ° với thời gian không nhỏ hơn 3 giây (máy đo L & W) và không lớn hơn 20 giây (máy đo Taber);

- Có độ chính xác tới ± 2% giá trị của thang đo.

Chú thích 4 – Quá trình thử độ bền uốn là thao tác liên tục, tốc độ uốn phải hợp lý và không đổi.

Dụng cụ cắt mẫu phải đảm bảo cắt được mẫu thử có độ chín

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6894:2001 (ISO 2493:1992) về Giấy và cáctông - Xác định độ bền uốn (độ cứng) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6894:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 28/12/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản