Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Paper and board – Determination of tensile properties – Part 2: Constant rate of elongation method (20 mm/min)
Lời nói đầu
TCVN 1862-2:2010 thay thế TCVN 1862-2:2007.
TCVN 1862-2:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 1924-2:2008.
TCVN 1862-2:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 1862 (ISO 1924), Giấy và cáctông – Xác định tính chất bền kéo, gồm các phần sau:
- TCVN 1862-2:2010 (ISO 1924-2:2008), Phần 2: Phương pháp tốc độ giãn dài không đổi (20 mm/min);
- TCVN 1862-3:2010 (ISO 1924-3:2005), Phần 3: Phương pháp tốc độ giãn dài không đổi (100 mm/min).
Lời giới thiệu
Phương pháp xác định các tính chất bền kéo quy định trong tiêu chuẩn này là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Phương pháp này có liên quan với phương pháp quy định trong TCVN 1862-3 (ISO 1924-3). Tiêu chuẩn này áp dụng tốc độ giãn dài không đổi là 20 mm/min, trong khi đó TCVN 1862-3 (ISO 1924-3) áp dụng tốc độ giãn dài không đổi là 100 mm/min.
Do kết quả của phép thử bền kéo phụ thuộc vào tốc độ giãn dài được áp dụng, nên tiêu chuẩn này và TCVN 1862-3 (ISO 1924-3) sẽ không cho kết quả giống nhau. Sự phụ thuộc vào tốc độ có thể thay đổi theo loại giấy và khác nhau đối với độ bền kéo, độ căng khi đứt, năng lượng kéo hấp thụ và môđun đàn hồi.
CHÚ THÍCH 1 Trong hầu hết các trường hợp, các tính chất bền kéo có thể tăng từ 5% đến 15% khi tốc độ giãn dài tăng từ 20 mm/min (chiều dài khoảng thử 180 mm) đến 100 mm/min (chiều dài khoảng thử 100 mm).
CHÚ THÍCH 2 Thuật ngữ và các ký hiệu sử dụng trong tiêu chuẩn này giống với các thuật ngữ và ký hiệu sử dụng trong TCVN 1862-3 (ISO 1924-3) và trong các tài liệu chung liên quan đến tính cơ – lý của vật liệu.
GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT BỀN KÉO – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP TỐC ĐỘ GIÃN DÀI KHÔNG ĐỔI (20 mm/min)
Paper and board – Determination of tensile properties – Part 2: Constant rate of elongation method (20 mm/min)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền kéo, độ căng khi đứt và năng lượng kéo hấp thụ của giấy và các tông trên thiết bị thử vận hành ở tốc độ giãn dài không đổi (20 mm/min). Tiêu chuẩn này cũng quy định các tính chỉ số bền kéo, chỉ số năng lượng kéo hấp thụ và mô đun đàn hồi.
Phép thử phù hợp với tiêu chuẩn này luôn bao gồm phép đo độ bền kéo. Phép đo hoặc cách tính toán các tính chất khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại giấy và các tông, gồm cả các loại giấy có độ căng khi đứt cao nếu như các kết quả đo nằm trong khoảng hoạt động của thiết bị. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các thành phần của cáctông sóng nhưng không áp dụng cho cáctông sóng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho giấy tissue và các sản phẩm tissue, phương pháp đo cho loại giấy này được quy định trong TCVN 8309-4 (ISO 12625-4)[2]. Phương pháp xác định các tính chất bền kéo của mẫu được xeo trong phòng thí nghiệm nên theo ISO 5270[3].
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995), Giấy và cáctông – Xác định định lượng.
TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002), Giấy và cáctông – Lấ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1863:1976 về Giấy và cáctông - Phương pháp xác định độ gia nhựa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:1976 về Giấy và cáctông - Phương pháp xác định hàm lượng tro do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6894:2001 (ISO 2493:1992) về Giấy và cáctông - Xác định độ bền uốn (độ cứng) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8309-4:2010 (ISO 12625-4 : 2005) về Giấy tissue và sản phẩm tissue - Phần 4: Xác định độ bền kéo, độ giãn dài khi đứt và năng lượng kéo hấp thụ
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1863:1976 về Giấy và cáctông - Phương pháp xác định độ gia nhựa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:1976 về Giấy và cáctông - Phương pháp xác định hàm lượng tro do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6894:2001 (ISO 2493:1992) về Giấy và cáctông - Xác định độ bền uốn (độ cứng) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3649:2007 (ISO 186 : 2002) về Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6725:2007 (ISO 187 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3652:2007 (ISO 534 : 2005) về Giấy và cáctông - Xác định độ dày, tỷ trọng và thể tích riêng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995) về Giấy và các tông - Xác định định lượng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1862-2:2010 (ISO 1924-2:2008) về Giấy và cáctông - Xác định tính chất bền kéo - Phần 2: Phương pháp tốc độ giãn dài không đổi (20 mm/min)
- Số hiệu: TCVN1862-2:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra