TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6725:2000
GIẤY, CÁCTÔNG VÀ BỘT GIẤY – MÔI TRƯỜNG CHUẨN ĐỂ ĐIỀU HÒA VÀ THỬ NGHIỆM
Paper, board and pulp – Standard atmosphere for conditioning and testing
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm giấy, cáctông và bột giấy. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho giấy xeo trong phòng thí nghiệm.
2. Định nghĩa
2.1. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối là tỷ số được biểu thị bằng phần trăm (%) giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hòa ở cùng nhiệt độ và áp suất của không khí.
2.2. Sự điều hòa
Sự điều hòa là quá trình tạo lập sự cân bằng độ ẩm giữa mẫu thử và môi trường ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm chuẩn. Sự cân bằng được coi là đạt khi kết quả hai lần cân mẫu lien tiếp trong khoảng thời gian cách nhau tối thiểu 1 giờ, không có sự sai khác lớn theo quy định.
Chú thích: Thời gian giữa hai lần cân phụ thuộc vào định lượng của mẫu và đặc điểm của từng phòng thí nghiệm. Sự cân bằng về độ ẩm sẽ đảm bảo sự ổn định các tính chất vật lý của giấy và cáctông.
3. Nguyên tắc
Đặt mẫu vào môi trường chuẩn cho tới khi độ ẩm của mẫu và môi trường đạt sự cân bằng.
4. Môi trường chuẩn
Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm bột giấy, giấy và cáctông: nhiệt độ 23oC ± 1oC, độ ẩm tương đối 50% ± 2%. Trong điều kiện phòng thí nghiệm không thể đạt được quy định trên, thì cho phép sử dụng môi trường : nhiệt độ 27oC ± 1oC, độ ẩm tương đối 65% ± 2%, nhưng phải ghi rõ trong báo cáo kết quả.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Tủ điều hòa sơ bộ
Tủ điều hòa sơ bộ bảo đảm duy trì được độ ẩm tương đối trong khoảng từ 10% - 35% và nhiệt độ không lớn hơn 40oC.
5.2. Ẩm kế
Ẩm kế có khả năng đo được độ ẩm không khí chính xác tới ±1%.
5.3. Nhiệt kế
Nhiệt kế được chia độ chính xác tới 0,2oC.
6. Tiến hành điều hòa
6.1. Điều hòa sơ bộ
Trước khi tiến hành điều hòa, mẫu phải được điều hòa sơ bộ tối thiểu 24 giờ trong môi trường có độ ẩm tương đối (10% - 35% và nhiệt độ không lớn hơn 40oC). Có thể bỏ qua bước này, nếu chỉ cần điều hòa theo điều 6.2 mẫu cũng đạt được sự cân bằng độ ẩm.
Chú thích : Với tủ điều hòa sơ bộ (5.1) có thể tích rộng và có sự lưu thông không khí thì thời gian điều hòa sơ bộ đối với một số loại sản phẩm như sau:
- Nhỏ hơn 1 giờ đối với các tờ giấy.
- Từ 1 đến 2 giờ đối với cáctông lớp mặt, giấy làm lớp sóng, cáctông làm hòm hộp.
- Từ 5 đến 10 giờ đối với cáctông song, cáctông cứng dạng tờ.
- Từ 12 đến 16 giờ đối với các dạng thùng, hòm hộp.
- Từ 24 giờ trở lên đối với các loại giấy và cáctông đã xử lý để có độ bền ẩm cao.
6.2. Điều hòa mẫu
Để mẫu trong môi trường chuẩn sao cho tất cả các bề mặt của nó tiếp xúc với không khí. Sự cân bằng được coi là đạt khi kết quả hai lần cân liên tiếp trong khoảng thời gian ít nhất là 1 giờ, không lớn hơn 0,25% khối lượng của mẫu. Mẫu có định lượng cao thì thời gian giữa hai lần cân phải lớn hơn. Thời gian giữa hai lần cân phụ thuộc vào sự lưu thông không khí của từng phòng thử nghiệm.
Chú thích: Với phòng thử nghiệm có sự lưu thông không khí tốt, thời gian điều hòa mẫu thường là 4 giờ. Với giấy có định lượng cao, thời gian điều hòa tối thiểu là 5 – 8 giờ. Đối với cáctông có định lượng cao, thời gian có thể là 48 giờ hoặc lớn hơn.
7. Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả gồm các thông tin sau:
1) Tên, số hiệu tiêu chuẩn áp dụng.
2) Điều kiện môi trường sử dụng.
3) Thời gian điều hòa mẫu.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:2001 (ISO 2144 : 1997) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định độ tro sau khi nung tại nhiệt độ 900 độ C do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-1:2001 (ISO 9184-1 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 1: Phương pháp chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-2:2001 (ISO 9184-2 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 2: Hướng dẫn chọn phương pháp nhuộm màu xơ sợi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-3:2001 (ISO 9184-3 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phương pháp nhuộm màu Herzberg do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-4:2001 (ISO 9184-4 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 4: Phương pháp nhuộm màu Graff "C" do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-5:2001 (ISO 9184-5 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 5: Phương pháp nhuộm màu Lofton - Merritt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1866:2007 về Giấy - Phương pháp xác định độ bền gấp
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1 : 2009) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO)
- 1Quyết định 1137/QĐ-BKHCN năm 2007 về việc hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:2001 (ISO 2144 : 1997) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định độ tro sau khi nung tại nhiệt độ 900 độ C do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-1:2001 (ISO 9184-1 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 1: Phương pháp chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-2:2001 (ISO 9184-2 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 2: Hướng dẫn chọn phương pháp nhuộm màu xơ sợi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-3:2001 (ISO 9184-3 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phương pháp nhuộm màu Herzberg do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-4:2001 (ISO 9184-4 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 4: Phương pháp nhuộm màu Graff "C" do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-5:2001 (ISO 9184-5 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 5: Phương pháp nhuộm màu Lofton - Merritt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1866:2007 về Giấy - Phương pháp xác định độ bền gấp
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6725:2007 (ISO 187 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1 : 2009) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6725:2000 về giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm
- Số hiệu: TCVN6725:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực