Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6382 : 1998

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM –

MÃ VẠCH TIÊU CHUẨN 13 CHỮ SỐ (EAN-VN13)

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Article Number and Bar Code –

The Standards Bar Code for 13-digit Number (EAN-VN13) – Specification

Lời nói đầu

TCVN 6382 : 1998 hoàn toàn phù hợp với các quy định của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN International) cho loại mã vạch tiêu chuẩn EAN.

TCVN 6382 : 1998 do Ban chuyên ngành mã số mã vạch Việt Nam (EAN-VN) biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM –

MÃ VẠCH TIÊU CHUẨN 13 CHỮ SỐ (EAN-VN13)

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Article Number and Bar Code –

The Standards Bar Code for 13-digit Number (EAN-VN13) – Specification

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với mã vạch tiêu chuẩn cho mã số 13 chữ số của Việt Nam (EAN-VN13), phù hợp với các quy định của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN Internation).

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để thể hiện mã số EAN-VN13 thành vạch dưới dạng máy quét có thể đọc được và sử dụng để quản lý chất lượng mã vạch trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6939 : 1996 Mã số vật phẩm – Mã số tiêu chuẩn 13 chữ số (EAN-VN13) – Yêu cầu kỹ thuật.

3. Thuật ngữ và khái niệm

Tiêu chuẩn này áp dụng một số thuật ngữ và khái niệm sau đây

3.1. Mã số vật phẩm: Theo TCVN 6939 : 1996.

3.2. Mã số EAN-VN13: Theo TCVN 6939 : 1996.

3.3. Mã vạch: Theo TCVN 6939 : 1996.

3.4. Mã vạch EAN-VN13: Một hình chữ nhật, được tạo bởi tập hợp các vạch tối và sáng (khoảng trống) song song, xen kẽ và vuông góc với đường nền giả định (hoặc tham chiếu) nào đó, được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số EAN-VN13 dưới dạng máy quét có thể đọc được. Hình chữ nhật có lề trống ở tất cả các phía.

4. Khái niệm về mã vạch EAN

4.1. Trong mã vạch EAN, các vạch tối và sáng (khoảng trống) được tạo bởi các môđun, có độ rộng, độ sáng hoặc độ tối thống nhất. Dưới đây mô tả các môđun tối là 1 và môđun sáng là 0.

4.2. Trong mã vạch EAN, mỗi số được thể hiện bằng 7 môđun, nhóm thành hai vạch tối và hai vạch sáng. Mỗi vạch tối hoặc sáng có thể gồm 1 đến 4 môđun.

4.3. Ngoài các vạch thể hiện số, trong mã vạch EAN còn có cách vạch phụ, cấu tạo từ một số môđun nhất định để bắt đầu (vạch bên), phân chia (vạch giữa) và kết thúc (vạch biên) mã vạch.

4.4. Kích thước của mã vạch EAN thay đổi tương ứng với các độ phóng đại. Tiêu chuẩn này quy định các kích thước ứng với độ phóng đại bằng 1 gọi là kích thước chuẩn. Trong thực tế, để phù hợp với quá trình sử dụng, mã vạch có thể in với kích thước khác, tương ứng với các độ phóng đại từ 0,8 đến 2,0 lần kích thước chuẩn.

5. Các bộ mã thể hiện số và vạch phụ

5.1. Mỗi giá trị số được thể hiện trong mã vạch bằng 7 môđun, theo 3 bộ mã A, B, C nêu trong bảng 1.

Bảng 1 – Các bộ mã thể hiện số

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6382:1998 (EAN International) về Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch tiêu chuẩn 13 chữ số (EAN - VN13) - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6382:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản