Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5866 : 1995

THANG MÁY – CƠ CẤU AN TOÀN CƠ KHÍ
Lifts – Safety mechanisms

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theoTCVN5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như; Bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) cơ cấu hãm bảo hiểm cabin (đối trọng); giám chấn cabin (đối trọng); khóa tự động của tầng.

1. Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng)

1.1. Bộ khống chế vận tốc phải tác động tới cơ cấu hãm bảo hiểm hoạt động khi vận tốc chuyển động của cabin (đối trọng) lớn hơn vận tốc định mức trên 15% và không lớn hơn:

- 40% với vận tốc lớn hơn 0,5m/s đến l,4m/s;

- 33% với vận tốc lớn hơn l,4m/s đến 4,0m/s;

- 25% với vận tốc lớn hơn 4,0 m/s.

1.2. Bộ khống chế vận tốc phải tác động tới bộ hãm bảo hiểm đối trọng hoạt động ở vận tốc chưa vượt quá 10% vận tốc tác động của bộ hãm bảo hiểm cabin.

1.3. Bộ khống chế vận tốc phải có công tắc điện an toàn.

1.4. Kết cấu của bộ khống chế vận tốc phải đảm bảo hoạt động với độ tin cậy cao.

1.5. Để dẫn động bộ khống chế vận tốc cho phép dùng cáp thép đường kính không nhỏ hơn đĩa thép, xích thép và tổ hợp các loại dây đó.

1.6. Cáp xích... của bộ khống chế vận tốc phải được kéo căng bằng thiết bị kéo căng tương ứng và phải được giữ bằng một lực không nhỏ hơn 1,25 lần lực yêu cầu tác động của cơ cấu hãm bảo hiểm, nhưng không nhỏ hơn 300N.

Thiết bị kéo căng phải có công tắc điện an toàn.

1.7. Cáp hoặc xích của bộ khống chế vận tốc phải đọc tính toán với hệ số dự trữ bền không nhỏ hơn 8.

Đường kính tính đến tâm cáp của ròng rọc cáp ở bộ khống chế vận tốc phải không nhỏ hơn 25 lần đường kính danh nghĩa của cáp khi vận tốc danh nghĩa của cáp không nhỏ hơn 1,4m/s và 30 lần khi vận tốc danh nghĩa của cáp lớn hơn 1,4 m/s. Các yêu cầu này không phải đối với ròng rọc kiểm tra.

1.8. Nếu thử nghiệm bộ khống chế vận tốc mà không thể cho cabin ( Đối trọng) chuyển động với vận tốc yêu cầu, thì bộ khống chế vận tốc phải được trang bị thiết bị tương ứng đảm bảo có thử thử nghiệm được với vận tốc làm việc.

1.9. Bộ khống chế vận tốc trong giếng thang, trong buồng máy phải được bố trí sao cho có thể dễ dàng tiếp cận, kiểm tra và bảo dưỡng.

1.10. Bộ khống chế vận tốc của thang máy có vận tốc danh nghĩa lớn hơn 2 m/s phải có chỗ cặp chì các bộ phận dùng để điều chỉnh.

Bộ khống chế vận tốc phải được gắn nhãn của cơ sở chế tạo với các nội dung sau:

a. Cơ sở chế tạo;

b. Số đăng kí của cơ sở chế tạo và năm chế tạo. c. Kiểu bộ khống chế vận tốc;

d. Vận tốc danh nghĩa của thang máy

e. Giải vận tốc tác động của bộ khống chế vận tốc;

f. Đường kính cáp dẫn động (hoặc xích).

2. Yêu cầu đối với co cấu hãm bảo hiểm của cabin (đối trọng).

2.1. Cơ cấu hãm bảo hiểm chỉ được hoạt động dưới tác động của bộ khống chế vận tốc khi cabin (đối trọng) chuyển động đi xuống và không chậm hơn thời điểm đạt đến vận tốc tối đa cho phép tác động của chúng. Cơ cấu bảo hiểm phải hoạt động bảo đảm tin cậy kế cả trong trường hợp cabin (đối trọng) rơi tự do.

Phải ngăn ngừa cơ cấu hãm bảo hiểm hoạt động do các nguyên nhân khác ngoài tác động của bộ khống chế vận tốc, hoặc hoạt động đó phải kèm theo việc cắt ngay dẫn động.

2.2. Cơ cấu bảo hiểm phanh gấp.

Cho phép sử dụng cơ cấu hãm bảo hiểm phanh gập cho các thang máy có vận tốc danh nghĩa không lớn hơn các giá tri sau:

a. 0,5 m/s đối với hãm kiểu nêm;

b. 0,8 m/s đối với hãm kiểu con lăn;

c. 125 m/s đối với hãm kiểu chống rung.

2.3. Cơ cấu hãm bảo hiểm phanh êm phải phanh hãm cabin có tải tương ứng với tải trọng định mức của thang máy với gia tốc hãm không lớn hơn 10 m/s2

2.4. Đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5866:1995 về thang máy - cơ cấu an toàn cơ khí

  • Số hiệu: TCVN5866:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản