Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 02/2011/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THANG MÁY ĐIỆN
National technical regulation on safe work for electric lift

Lời nói đầu

QCVN: 02/2011/BLĐTBXH- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện do Cục An toàn lao động biên soạn, trình duyệt và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2011.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THANG MÁY ĐIỆN
National technical regulation on safe work for electric lift
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2011)

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các loại thang máy điện thông dụng được lắp đặt sử dụng để vận chuyển hàng có người đi kèm hoặc vận chuyển người phục vụ những tầng dừng xác định, có dẫn động điện được treo bằng cáp (hoặc xích), di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đúng hoặc nghiêng không quá 15o so với phương thẳng đứng.

Các thang máy điện loại I, II, III và IV phân loại theo TCVN 7628:2007 đều thuộc đối tượng áp dụng của quy chuẩn này:

Tiêu chuẩn quốc gia đối với thang máy điện loại I, II, III được viện dẫn tại TCVN 7628-1:2007 (ISO 4190-1:1999).

Tiêu chuẩn quốc gia đối với thang máy điện loại IV được viện dẫn tại TCVN 7628-2:2007 (ISO 4190-2:2001).

Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với các thang máy có tính năng kỹ thuật hạn chế, có kết cấu dẫn động đơn giản (như tời quay tay trục đứng) và tính chất làm việc tạm thời (như các thang nâng phục vụ xây dựng) và thang máy loạt V được phân loại theo TCVN 7628:2007.

Đối với các thang máy làm việc theo chế độ nghiêm ngặt, có đối tượng phạm vi hoạt động đặc biệt (như vận chuyển hoá chất, vật liệu nỗ...) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường ngoài việc tuân thủ các quy định của quy chuẩn này, còn phải được thỏa thuận riêng của cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy khi lắp đặt và sử dụng.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thang máy (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395:2008 Thang máy điện- yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt.

2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Các thang máy thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 6395:2008 Thang máy điện-yêu cầu và cấu tạo và lắp đặt

2.2. Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.

3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông lắp đặt và sử dụng thang máy

3.1. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy chế tạo trong nước

Các thang máy thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải có:

3.1.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật bao gồm:

3.1.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được mã hiệu; năm sản xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: QCVN02:2011/BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 22/04/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản