Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6396 – 1998

THANG MÁY THỦY LỰC – YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

Hydraulic lift – Safety requirements for the construction and installation

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

0. Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

3. Định nghĩa

4. Giếng thang

5. Buồng máy và buồng puli

6. Cửa tầng

7. Cabin, đối trọng, kết cấu treo và ray dẫn hướng

8. Các khoảng cách an toàn

9. Thiết bị an toàn cơ khí

10. Máy dẫn động và các thiết bị thủy lực

11. Thiết bị điện

Phụ lục A (quy định) – Quản lý và sử dụng

 

Lời nói đầu

TCVN 6396 : 1998 được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn EN 81 : Part 2 : 1987.

TCVN 6396 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 178 Thang máy, cầu thang máy – Băng tải chở khách biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt đối với thang máy thủy lực chở người và chở hàng có người kèm, nhằm bảo vệ người và hàng tránh các tai nạn và sự cố có thể xảy ra trong vận hành sử dụng, khi bảo trì bảo dưỡng, và trong công tác cứu hộ thang.

 

THANG MÁY THỦY LỰC - YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

Hydraulic lift - Safety requirements for the construction and installation

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với thang máy thủy lực, lắp đặt cố định, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế để chở người hoặc chở hàng có người kèm, dẫn động trực tiếp hoặc gián tiếp bằng kích thủy lực, di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đứng hoặc nghiêng không quá 15o so với phương đứng.

Các thang máy thủy lực loại I, II, III và IV phân loại theo TCVN 5744 : 1993 đều thuộc đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn này.

1.2. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với thang máy chuyên dùng chở hàng, với cabin có kích thước mà người có thể đi vào được.

1.3. Đối với một số trường hợp riêng biệt (môi trường cháy nổ, dùng trong hỏa hoạn, chở hàng nguy hiểm v.v…), ngoài những yêu cầu của tiêu chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy định bổ sung thêm bởi các tài liệu pháp qui kỹ thuật hiện hành.

1.4. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các đối tượng sau đây:

a) thang máy loại V phân loại theo TCVN 5744 : 1993;

b) thang máy, thang máy dẫn động bằng thanh răng – bánh răng, bằng vít, v.v…;

c) thang máy thủy lực với vận tốc định mức trên 1,0 m/sec;

d) thang máy thủy lực lắp đặt trong các công trình có từ trước, không đủ không gian cho phần xây dựng;

e) thang máy thủy lực lắp đặt trước thời điểm tiêu chuẩn này có hiệu lực, nay cải tạo thay đổi lại;

g) các loại thiết bị nâng dạng thang guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, thang máy tàu thủy, sàn nâng thăm dò hoặc ở dàn khoan trên biển, vận thăng xây dựng và các dạng đặc chủng khác;

1.5. Đối với các trường hợp theo 1.3 và 1.4, có thể tham khảo các yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn này, nhưng phải có sự thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về kỹ thuật an toàn để bổ sung thêm những yêu cầu khác, mới được phép chế tạo, lắp đặt và sử dụng.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

2.1. Các tiêu chuẩn an toàn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6396:1998 về thang máy thuỷ lực - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6396:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản