Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5363 – 91

(ST SEV 6019 – 87)

CAO SU - XÁC ĐỊNH LƯỢNG MÀI MÒN THEO PHƯƠNG PHÁP LĂN

Rubber - Methods for determination of abrasion resistance

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cao su, sản phẩm cao su và quy định phương pháp lăn xác định lượng mài mòn

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cao su xốp.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 6019 – 87.

1. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp dựa trên việc xác định tổn thất khối lượng của mẫu thử dạng hình trụ có kích thước xác định được ép sát vào bề mặt mài mòn của một tang trống quay trong điều kiện mẫu thử được dịch chuyển song song với trục của tang trống và việc tính toán tổn thất thể tích của mẫu thử có tính đến khối lượng riêng của cao su.

2. CHUẨN BỊ MẪU THỬ

2.1. Mẫu thử có dạng hình trụ đường kính (16,0 ± 0,22) mm và bề dày không nhỏ hơn 6mm. Sử dụng mũi khoan rỗng hình trụ để tạo mẫu thử. Khi khoan sử dụng chất bôi trơn thích hợp (ví dụ dung dịch xà phòng). Trên bề mặt chịu mài mòn của mẫu thử không được có những khuyết tật nhìn thấy được bằng mắt thường.

Để tạo mẫu thử, sử dụng các mũi khoan rỗng hình trụ, quay với tần số không nhỏ hơn 1000min-1. Kích thước của mũi khoan phải phù hợp với chỉ dẫn trên hình 1.

Hình 1

2.2. Cho phép tạo mẫu thử bằng cách lưu hóa trong khuôn ép có đường kính trong của lỗ (16,20 ± 0,05)mm.

2.3. Trong trường hợp không có mẫu thử có bề dày cần thiết, cho phép sử dụng các mẫu ghép. Tạo các mẫu này bằng cách dán vật liệu thử có bề dày nhỏ nhất 2mm lên một thân chính có bề dày nhỏ nhất 6mm và có độ cứng IRHD không nhỏ hơn 80. Trong trường hợp này, khi tiến hành thử cần theo dõi để các mẫu thử không bị mài mòn đến lớp dán.

2.4. Từ các thực phẩm có chứa các lớp vải, các mẫu thử được tạo nên từ một khối nguyên có một lớp vải. Khi tiến hành thử cần theo dõi để mẫu thử không bị mài mòn đến lớp vải.

2.5. Thời gian từ khi lưu hóa đến khi thử mẫu phải phù hợp với quy định trong tài liệu pháp qui hiện hành.

2.6. Trước khi thử, các mẫu thử cần được bảo ôn thêm theo quy định hiện hành.

2.7. Số lượng mẫu để thử không nhỏ hơn 3, trong trường hợp thử trọng tải thì số mẫu không nhỏ hơn 10.

3. PHƯƠNG TIỆN THỬ

3.1. Sử dụng cân bảo đảm sai số đo không lớn hơn ± 1,0 mg để cân mẫu thử.

3.2. Sử dụng các thiết bị phù hợp theo hình 2 và 3 để thử. Chúng phải đảm bảo yêu cầu sau:

3.2.1. Kẹp chắc chắn mẫu thử trên giá và giấy ráp mài mòn trên tang trống quay.

3.2.2. Gá mẫu thử trên một giá hình trụ có đường kính có thể điều chỉnh được vô cấp từ 15,5 đến 16,3 mm.

3.2.3. Gá mẫu sao cho phần nhô ra của nó so với giá kẹp là (2,0 ±0,1)mm.

3.2.4. Tang trống có đường kính (150,0 ± 0,2)mm chiều dài khoảng 560mm quay với tần số (40 ± 1) min-1.

3.2.5. Mẫu thử chuyển động tịnh tiến theo hướng song song với trục của tang trống với tốc độ (4,20 ± 0,04)mm sau mỗi vòng quay của tang trống.

3.2.6. Chiều dài toàn bộ của đường mài mòn là (40,0 ± 0,8)mm.

3.2.7. Mẫu thử tự tiếp cận với bề mặt mài mòn ở giai đoạn đầu của phép thử và tự thoát khỏi bề mặt mài mòn sau 84 vòng quay khi gá giấy ráp theo điều 3.5 hoặc sau 100 vòng quay khi gá giấy ráp theo điều 3.6.

3.2.8. Lực ép của mẫu lên tang trống là (10,0 ± 0,2)N hoặc (5,0 ± 0,1)N.

3.2.9. Góc giữa trục đối xứng của giá kẹp mẫu thử với trục thẳng đứng trong mặt phẳng vuông góc với trục của tang trốn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5363:1991 (ST SEV 6019 – 87) về cao su - Xác định lượng mài mòn theo phương pháp lăn

  • Số hiệu: TCVN5363:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản