Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4866 – 89

(ISO 2781 – 88)

 CAO SU LƯU HÓA - XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Rubber Vulcanized - Determination of density

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp thử để xác định khối lượng riêng của cao su lưu hóa rắn.

Những xác định đó là quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng các hợp chất cao su và trong việc tính toán khối lượng cao su cần để sản xuất ra một lượng nhất định sản phẩm lưu hóa.

Tiêu chuẩn này không bao gồm việc xác định khối lượng riêng tương đối của cao su – là tỷ số của khối lượng của một thể tích đã cho của cao su và khối lượng của một thể tích tương đương của nước tinh khiết ở một nhiệt độ đã cho.

Trong tiêu chuẩn này việc xác định được thực hiện bằng cách quan sát các lực hấp dẫn trong những điều kiện khác nhau, nhưng để thuận tiện các lực đó được biểu thị bằng đơn vị khối lượng.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 2781-1988.

1. ĐỊNH NGHĨA

Vì mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng định nghĩa sau đây:

Khối lượng riêng: khối lượng riêng của một đơn vị thể tích cao su ở nhiệt độ đã định, được biểu thị bằng megagam trên mét khối (Mg/m3).

2. NGUYÊN TẮC

Trong tiêu chuẩn này bao gồm hai phương pháp:

Phương pháp A: Khối lượng của mẫu thử trong không khí và trong nước được xác định bằng cách dùng một cân phân tích có lắp một giá đỡ. Khối lượng khi nhúng trong nước bằng khối lượng trong không khí trừ đi khối lượng nước di chuyển, thể tích nước di chuyển bằng thể tích của mẫu thử.

Phương pháp B: Chỉ dùng khi cần cắt mẫu thử thành những miếng nhỏ để loại trừ các túi không khí như trong trường hợp của ống dẫn khoan hẹp và vỏ cách điện của cáp điện. Phép đo được tiến hành bằng cách dùng một cân và một lọ để đo khối lượng riêng.

3. DỤNG CỤ

Dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường

3.1. Cân phân tích, chính xác đến 1 mg.

3.2. Giá đỡ có cỡ thích hợp để đỡ cốc và cho phép xác định khối lượng mẫu thử trong nước (cho phương pháp A).

3.3. Cốc dung tích 250 cm3 (hoặc nhỏ hơn thiết kế của cân) (cho phương pháp A).

3.4. Lọ đo khối lượng riêng (cho phương pháp B).

4. MẪU THỬ

4.1. Mẫu thử phải là một miếng cao su có bề mặt nhãn, không có nứt nẻ và bụi bặm, và có khối lượng ít nhất là 2,5 g. Với phương pháp B hình dạng của mẫu thử phải sao cho có thể cắt được thành những miếng thích hợp (xem 8.3).

4.2. Phải tiến hành ít nhất hai lần thử.

5. KHOẢNG THỜI GIAN GIỮA LƯU HÓA VÀ THỬ NGHIỆM

Trừ phi có quy định khác vì lý do kỹ thuật, phải theo đúng những yêu cầu sau đây về khoảng thời gian.

5.1. Với tất cả các mục thử, thời gian tối thiểu giữa lưu hóa và thử nghiệm là 16 giờ.

5.2. Với các thử nghiệm không sản phẩm thời gian tối đa giữa lưu hóa và thử nghiệm phải là bốn tuần lễ và cho việc đánh giá so sánh các thử nghiệm, trong điều lệ có thể được phải được tiến hành trong cùng một khoảng thời gian.

5.3. Với các thử nghiệm có sản phẩm, khi có thể được, thời gian giữa lưu hóa và thử nghiệm không được quá ba tháng. Trong các trường hợp khác, các thử nghiệm phải được tiến hành trong vòng hai tháng kể từ khi nhận được sản phẩm của khách hàng.

6. NHIỆT ĐỘ CHUẨN CỦA MẪU THỬ

6.1. Mẫu và mẫu thử phải được bảo vệ chống ánh sáng mặt trời trực tiếp trong thời gian giữa lưu hóa và thử nghiệm.

6.2. Mẫu, sau khi được chuẩn bị cần thiết, phải được để ở nhiệt độ chuẩn (nghĩa là 23oC ± 2oC hoặc 27oC ± 2oC) trong ít nhất 3 giờ trước khi cắt mẫu thử. Các mẫu thử này có thể được thử nghiệm ngay. Nhưng nếu không làm được, các mẫu thử phải được giữ ở nhiệt độ chuẩn cho đến khi được thử nghiệm. Nếu trong việc chuẩn bị cần phải gia công mẫu thì thời gian giữa gia công và thử nghiệm k

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4866:1989 (ISO 2781:1988)

  • Số hiệu: TCVN4866:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1989
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản