Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4866 : 2007

ISO 2781 : 1988

CAO SU, LƯU HÓA – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Rubber, vulcanized – Determination of density

Lời nói đầu

TCVN 4866 : 2007 thay thề TCVN 3976-91 và TCVN 4866-89.

TCVN 4866 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 2781 : 1988 và bản đính chính kỹ thuật 1 : 1996.

TCVN 4866 : 2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC2 Cao su – Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CAO SU, LƯU HÓA – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Rubber, vulcanized – Determination of density

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định khối lượng riêng của cao su lưu hóa thể rắn.

Các phép xác định này rất quan trọng trong kiểm soát chất lượng hỗn hợp cao su và trong tính toán khối lượng của cao su cần thiết để tạo thành một thể tích lưu hóa nhất định.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để xác định khối lượng riêng tương đối của cao su, là tỷ số giữa khối lượng của thể tích cao su nhất định và khối lượng của cùng thể tích nước tinh khiết ở một nhiệt độ nhất định.

Trong tiêu chuẩn này phép xác định được thực hiện bằng cách theo dõi trọng lực ở các điều kiện khác nhau, nhưng để thuận tiện, những lực này được biểu thị bằng đơn vị khối lượng.

2. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau

2.1 

Khối lượng riêng (density)

Khối lượng của một đơn vị thể tích cao su ở nhiệt độ nhất định. Biểu thị bằng megagam trên mét khối (Mg/m3).

3. Nguyên tắc

Có hai phương pháp A và B

Trong phương pháp A khối lượng của mẫu thử trong không khí và trong nước được xác định bằng cân phân tích có đĩa cân. Khối lượng khi nhúng vào nước nhỏ hơn khi ở trong không khí do một khối lượng nước được thay thế, thể tích của nước thay thế bằng với thể tích của mẫu thử.

Phương pháp B được sử dụng chỉ khi cần phải cắt mẫu thử thành từng miếng nhỏ để loại trừ khoảng trống không khí, như trong trường hợp ống lỗ hẹp và dây cáp cách điện. Phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng cân và bình tỷ trọng.

4. Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị thông thường phòng thí nghiệm và:

4.1  Cân phân tích, độ chính xác đến 1 mg.

4.2  Đĩa cân, có kích cỡ phù hợp để đỡ cốc và cho phép xác định khối lượng mẫu thử trong nước  (đối với phương pháp A).

4.3  Cốc, dung tích 250 cm3 (hoặc nhỏ hơn nếu cần thiết theo thiết kế của cân) (đối với phương pháp A).

4.4  Bình tỷ trọng (đối với phương pháp B).

5. Mẫu thử

5.1  Mẫu thử bao gồm một miếng cao su có bề mặt nhẵn, không có đường nứt và bụi, và có khối lượng ít nhất 2,5 g. Đối với phương pháp B, mẫu thử phải được cắt thành miếng có hình dạng thích hợp (xem 9.3).

5.2  Phải chuẩn bị ít nhất hai mẫu thử.

6. Khoảng thời gian từ lưu hóa đến thử nghiệm

Trừ khi có quy định khác vì lý do kỹ thuật, các yêu cầu sau đối với khoảng thời gian phải được theo dõi.

6.1  Đối với tất cả mục đích thử nghiệm, thời gian tối thiểu từ lưu hóa đến thử nghiệm phải là 16 giờ.

6.2  Đối với phép thử không sản phẩm, thời gian tối đa giữ lưu hóa và thử nghiệm phải là 4 tuần, và đối với việc đánh giá để so sánh các phép thử phải được thực hiện sau khoảng thời gian như nhau nếu có thể.

6.3  Đối với phép thử sản phẩm, bất cứ lúc nào có thể, thời gian giữa lưu hóa và thử nghiệm không vượt quá 3 tháng. Trong trường hợp khác, phép thử

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4866:2007 (ISO 2781 : 1988) về Cao su, lưu hoá - Xác định khối lượng riêng

  • Số hiệu: TCVN4866:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản