Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1596 : 2006

ISO 36 : 2005

CAO SU, LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO –

XÁC ĐỊNH ĐỘ KẾT DÍNH VỚI SỢI DỆT

Rubber, vulcanized or thermoplastic –

Determination of adhesion to textile fabrics

Lời nói đầu

TCVN 1596 : 2006 thay thế TCVN 1596 : 1988

TCVN 1596 : 2006 hoàn toàn tương đương ISO 36 : 2005

TCVN 1596 ; 2006 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC2 Cao su – Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

CAO SU, LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO –

XÁC ĐỊNH ĐỘ KẾT DÍNH VỚI SỢI DỆT

Rubber, vulcanized or thermoplastic – Determination of adhesion to textile fabrics

CẢNH BÁO – Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để đo lực bóc tách cần thiết khi bóc hai lớp sợi bám dính với cao su, hoặc một lớp cao su và một lớp sợi.

Phương pháp này được áp dụng khi bề mặt lớp tương đối phẳng hoặc khi bề mặt lớp ở dạng hình trụ có đường kính trong lớn hơn khoảng 50 mm. Phương pháp này không áp dụng khi bề mặt lớp có chứa các gút sắc, các góc hay đám thô rối khác không thể loại bỏ khi cắt ra khỏi các mẫu thử.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vải được tráng phủ bằng cao su hoặc chất dẻo, loại này được thử theo ISO 2411 Cao su hoặc vải tráng chất dẻo – Xác định độ kết dính phủ, hoặc băng tải dệt được thử theo ISO 252-1 Băng tải dệt – Độ bền kết dính giữa các thành phần cơ bản – Phần 1: Phương pháp thử.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viễn dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

 ISO 5893 : 2002 Rubber and plastics test equiment – Tensile, flexural and compression types (constant rate of traverse) – Specification [Thiết bị thử cao su và chất dẻo – Loại kéo, uốn và nén (tốc độ kéo không đổi) – Yêu cầu kỹ thuật].

ISO 6133 : 1998 Rubber and plastics – Analysis of multi-peak traces obtained in determinations of tear stength and adhesion strength (Cao su và chất dẻo – Phân tích các vết đa-đỉnh thu được khi xác định độ bền xé rách và độ bền kết dính).

ISO 23529 Rubber – General procedures for preparing and conditioning test pieces for physical test methods (Cao su – Qui trình chung để chuẩn bị và điều hòa mẫu thử cho phương pháp thử vật lý).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Độ bền kết dính (adhesion strength)

Lực trên một đơn vị chiều rộng cần thiết để tách các thành phần tổ hợp bề mặt phân giới,

CHÚ THÍCH: Nếu sự tách xảy ra tại điểm khác bất kỳ, ví dụ bên trong thành phần thử nghiệm, bị hỏng do vật liệu thành phần, và không chỉ ra được lực kết dính. Trong trường hợp như vậy, lực kết dính lớn hơn lực của thành phần yếu nhất tham gia.

4. Nguyên tắc

Lực bóc tách cần thiết để tách hai lớp sợi dệt được liên kết bởi cao su,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:2006 (ISO 36 : 2005) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ kết dính với sợi dệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN1596:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2006
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản