Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4871 - 89

BAO BÌ VẬN CHUYỂN VÀ BAO GÓI - PHƯƠNG PHÁP THỬ VA ĐẬP KHI RƠI TỰ DO

Packaging and transport packages - Vertical impact test by dropping

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử va đập khi rơi tự do đối với các bao bì có kích thước mặt cắt không vượt quá kích thước của sàn nâng dùng trong vận chuyển quốc tế.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 439 - 77.

1. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP

Nâng mẫu thử đến độ cao quy định so với mặt nền va đập và thả cho mẫu rơi tự do xuống mặt nền này theo vị trí nhất định. Từ đó xác định độ bền và các tính chất bảo quản của bao bì khi rơi tự do.

Việc thử nghiệm có thể được tiến hành độc lập hoặc là một phần của chương trình thử nghiệm.

2. THIẾT BỊ THỬ

2.1 Thiết bị thử bao gồm:

- thiết bị nâng có bộ phận giữ mẫu thử; hoặc một bàn đỡ có các bản cánh đóng mở được, có thể điều chỉnh độ cao.

- mặt nền va đập nằm ngang.

2.2 Mặt nền va đập là một tấm thép đúc liền có chiều dầy không nhỏ hơn 16 mm, được gắn chắc chắn vào một móng bê tông có chiều cao không nhỏ hơn một nửa chiều dài móng.

2.3 Mặt nền va đập phải nằm ngang, và độ cao của hai điểm bất kỳ của bề mặt tấm thép không được chênh nhau quá 2 mm.

2.4 Kích thước của mặt nền va đập phải đảm bảo để các mẫu thử sau khi rơi tự do phải nằm lại trên mặt nền.

2.5 Thiết bị nâng, bộ phận giữ mẫu thử và bàn đỡ có các bản cánh đóng mở được phải đảm bảo:

- mẫu thử ở vị trí nhất định và không được làm hỏng mẫu.

- nâng mẫu thử đến độ cao quy định với độ chính xác ± 10 mm.

- thử mẫu rơi tự do mà không truyền thêm gia tốc.

3. CHUẨN BỊ THỬ

3.1 Số lượng mẫu thử phải phù hợp với yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn của mỗi loại bao bì. Trong trường hợp tiêu chuẩn hoặc tài liệu pháp qui kỹ thuật không quy định số lượng mẫu thử thì số lượng mẫu thử của mỗi lô hàng là 10.

3.2 Các mẫu thử phải đánh số thứ tự, các bề mặt của từng mẫu phải được ký hiệu theo quy định hiện hành.

3.3 Trước khi thử, các mẫu thử được bảo ôn theo quy định hiện hành.

Sự cần thiết phải bảo ôn và các chế độ bảo ôn được quy định trong các tiêu chuẩn hoặc các tài liệu pháp qui kỹ thuật cho từng loại bao bì và bao gói. Nếu không có quy định thì bảo ôn mẫu theo quy định hiện hành.

3.4 Trước khi thử, xếp đầy sản phẩm được bao gói vào mẫu thử và đóng gói theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn về bao gói cho mỗi loại sản phẩm.

Cho phép thay thế sản phẩm được bao gói bằng vật khác có kích thước và khối lượng tương đương và có các thông số và tính chất tương ứng với sản phẩm được bao gói.

4. TIẾN HÀNH THỬ

4.1 Việc thử nghiệm phải được tiến hành trong các điều kiện giống như khi bảo ôn. Cho phép thử nghiệm trong điều kiện khác với điều kiện khi bảo ôn nếu khoảng thời gian từ khi kết thúc bảo ôn đến khi kết thúc thử nghiệm không quá 10 phút và nếu trong các tiêu chuẩn hoặc các tài liệu pháp quy kỹ thuật về bao bì không có các quy định khác.

4.2 Định hướng mẫu thử theo vị trí xác định (xem phụ lục tiêu chuẩn này) và nâng lên đến độ cao quy định để cho rơi tự do.

Độ cao rơi là khoảng cách ngắn nhất giữa điểm thấp nhất của mẫu tại vị trí quy định và mặt nền va đập với độ chính xác ± 2 % hoặc ± 10 mm, tùy theo trị số nào lớn hơn.

4.3 Khi thả rơi mẫu để va đập theo bề mặt hay theo cạnh của mẫu thì bề mặt hoặc cạnh chịu va đập phải song song với mặt nền va đập. Độ không song song không được vượt quá 2o.

Khi thả rơi mẫu để va đập theo cạnh hoặc góc của mẫu thì góc tạo bởi bề mặt của bao bì với mặt nền va đập không được sai khác so với góc quy định quá ± 5o hoặc ± 10 %, tùy theo trị số nào lớn hơn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4871:1989 (ST SEV 439 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập khi rơi tự do do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN4871:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 25/12/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản