Consumer packaging – Plastics bag
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các túi chất dẻo sản xuất từ màng PE tỉ trọng thấp (LDPE), PP, nguyên sinh, dùng để bao gói và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ không quá 60oC.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho túi dùng bọc lót.
Túi chất dẻo quy định trong tiêu chuẩn này gồm các kiểu loại sau:
- Túi mở, gấp hai cạnh, dán trước 1 đầu (Hình 1)
- Túi mở, gấp đáy vuông (Hình 2)
- Túi phẳng dán trước một đầu (Hình 3)
2.1. Kích thước bên trong của túi phải phù hợp với yêu cầu đóng hàng.
2.2. Dung sai kích thước bên trong cho phép ± 3mm cho loại túi có dung tích nhỏ hơn 35 lít và ± 5mm cho loại túi có dung tích lớn hơn 35 lít.
Dung sai độ dày của màng cho phép ± 10%.
2.3. Độ dày màng tương ứng với dung tích theo phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.
3.1. Các chỉ tiêu cơ bản của màng theo phụ lục 2 của tiêu chuẩn này.
3.2. Màng dùng để sản xuất túi phải có màu đặc trưng của nguyên liệu, sạch, không có nếp nhăn, không thủng và ố, không có vết dạn, màng phải đồng đều, có cùng một chiều rộng, không có mùi lạ.
3.3. Mối dán túi phải đều, liên tục và song song với mép túi, không có vết nhăn và cháy thủng, đứt đoạn. Chiều rộng đường dán từ 1 đến 3 mm. Các cạnh của túi phải song song và vuông góc. Lực kết dính mối dán đạt 60% độ bền kéo của màng.
3.4. Khuyết tật ngoại quan được chia thành ba nhóm như sau:
Nhóm A:
+ Khuyết tật nghiêm trọng
- Có lỗ thủng, rách hoặc nhăn cạnh;
- Có vết hoen ố, bị dính bẩn dầu mỡ hoặc các khuyết tật khác để làm túi vỡ khi sử dụng. Nếu không có quy định gì khác, tỷ lệ cho phép tối đa: 0,1 % số lượng túi.
Nhóm B:
+ Các khuyết tật ít nghiêm trọng
- Độ dày của màng nhỏ hơn giới hạn tối thiểu cho phép;
- Kích thước vượt quá dung sai cho phép.
Nếu không có quy định gì khác, tỷ lệ cho phép tối đa: 1% số lượng túi.
Nhóm C:
+ Các khuyết tật nhỏ:
- Có vết xước trên bề mặt;
- Có các vết nhăn.
Nếu không có quy định gì khác, tỷ lệ cho phép tối đa: 4% số lượng túi.
3.5. Độ chịu bục của túi, nếu không có quy định gì khác khi thử theo 4.3.5 của tiêu chuẩn này túi không bị vỡ khi rơi 5 lần với độ cao tối thiểu 0,5 m.
3.6. Phía trong túi không được dính vào nhau, túi phải mở ra một cách dễ dàng.
3.7. Túi có thể được in hình hoặc chữ trên một hoặc hai mặt. Hình in phải rõ ràng không được đứt đoạn và có độ bám dính tốt. Không cho phép hình in lệch và bẩn. Vị trí hình in không vượt quá ± 10mm theo chiều dài và ± 5mm theo chiều rộng của túi.
4.1. Lô hàng là một số lượng túi nhất định, cùng kiểu loại, cùng kích thước, cùng một loại nguyên liệu và của cùng một cơ sở sản xuất, cùng một lần giao nhận và có cùng giấy chứng nhận. Lô hàng không vượt quá 100 000 chiếc túi.
4.2. Lấy mẫu để thử theo TCVN 2600 – 78 bậc kiểm tra thường T2, AQL = 6,5 %
4.3. Kiểm tra
Xử lý mẫu theo điều 2.1 TCVN 4500 – 88.
4.3.1. Chỉ tiêu ngoại quan:
<Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5512:1991 về bao bì vận chuyển - Thùng cactông đựng hàng thủy sản xuất khẩu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6406:1998 về Sử dụng bao bì trong sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1449:1973 về Phong bì thư
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4736:1989 về Bao bì - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4870:1989 (ST SEV 438 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập ngang do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4871:1989 (ST SEV 439 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập khi rơi tự do do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4872:1989 (ST SEV 2361 - 80) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập khi lật nghiêng do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5527:1991 về Bao bì thương phẩm - Hộp cactông phẳng
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5512:1991 về bao bì vận chuyển - Thùng cactông đựng hàng thủy sản xuất khẩu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4500:1988 về Chất dẻo - Yêu cầu chung khi thử cơ lý chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6406:1998 về Sử dụng bao bì trong sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1449:1973 về Phong bì thư
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4736:1989 về Bao bì - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4870:1989 (ST SEV 438 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập ngang do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4871:1989 (ST SEV 439 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập khi rơi tự do do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4872:1989 (ST SEV 2361 - 80) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập khi lật nghiêng do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5527:1991 về Bao bì thương phẩm - Hộp cactông phẳng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5653:1992 về Bao bì thương phẩm - Túi chất dẻo
- Số hiệu: TCVN5653:1992
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1992
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực