Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6405 : 1998

ISO 780 : 1997 (E)

BAO BÌ – KÍ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ

CHO BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Pakaging – Pictorial making for handling goods

Lời nói đầu

TCVN 6405 : 1998 thay thế cho TCVN 2816 : 1978

TCVN 6405 : 1998 hoàn toàn tương đương với ISO 780 : 1997 (E)

TCVN 6405 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC122/SC1 Bao bì – Các quy định chung biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

BAO BÌ – KÍ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ

CHO BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Pakaging – Pictorial making for handling goods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các ký hiệu qui ước ghi trên bao bì vận chuyển để hướng dẫn việc bốc xếp và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Những ký hiệu này chỉ sử dụng khi cần thiết.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bao bì đựng tất cả các loại hàng hóa, nhưng không bao gồm các hướng dẫn đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

2. Ký hiệu

2.1. Trình bày các ký hiệu

Tốt nhất nên dùng khuôn in trực tiếp các ký hiệu trên bao bì hoặc trên nhãn. Có thể sơn, in hoặc bằng cách khác để trình bày các ký hiệu theo quy định của tiêu chuẩn này. Các ký hiệu không cần phải đóng khung đậm.

Mẫu thiết kế của mỗi ký hiệu chỉ thể hiện một ý nghĩa nhất định; các ký hiệu này được thiết kế với mục đích sao cho chúng có thể in được bằng khuôn mà không thay đổi so với mẫu thiết kế.

2.2. Màu sắc của ký hiệu

Màu sắc dùng cho các ký hiệu phải là màu đen.

Nếu như màu của bao bì làm cho màu đen của ký hiệu không rõ, thì nên dùng màu sắc tương phản thích hợp làm nền, tốt nhất là màu trắng.

Phải tránh các màu có thể nhầm với nhãn của hàng hóa nguy hiểm. Tránh dùng màu đỏ, da cam hoặc vàng, trừ khi có các yêu cầu đặc biệt.

2.3. Kích thước của ký hiệu

Thông thường chiều cao tối đa của ký hiệu là 100 mm, 150 mm hoặc 200 mm.

Tuy vậy tùy theo kích thước và hình dạng của bao bì có thể sử dụng các ký hiệu lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

2.4. Số, vị trí và hướng của ký hiệu

2.4.1. Số của ký hiệu sử dụng cho mỗi loại bao bì phụ thuộc vào kích thước và hình dáng của chúng.

Đối với các ký hiệu số 1, 3, 7, 11 và 16 (xem bảng 1), phải theo các nguyên tắc sau:

a) Ký hiệu số 1 “Dễ vỡ” phải để ở gần góc bên trái của tất cả bốn mặt xung quanh bao bì (xem thí dụ trong số 1 bảng 1).

b) Ký hiệu số 3 “Hướng lên trên”, cũng để ở vị trí giống như ở ký hiệu số 1 (xem thí dụ a) số 3 bảng 1). Khi có cả hai ký hiệu số 1 và số 3 thì ký hiệu số 3 để ở gần góc hơn (xem thí dụ b) số 3 bảng 1).

c) Ký hiệu số 7 “Trọng tâm”, khi có thể, ký hiệu này phải để ở tất cả sáu mặt nhưng ít nhất phải để trên bốn mặt liên quan đến vị trí thực của trọng tâm (xem thí dụ số 7 bảng 1).

d) Ký hiệu số 11 “Vị trí kẹp”

1) Chỉ những bao bì có các ký hiệu này mới được vận chuyển bằng kẹp.

2) Ký hiệu phải để ở hai mặt đối diện của bao bì trong tầm nhìn của người vận hành thiết bị khi bốc xếp hàng hóa.

Ký hiệu không được đặt ở mặt bao bì sẽ kẹp.

e) Ký hiệu số 16, “Quàng dây ở đây”, phải được đặt ít nhất ở hai mặt đối diện của bao bì (xem thí dụ 16 bảng 1).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6405:1998 (ISO 780 : 1997 (E)) về Bao bì - Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hoá do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6405:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản