Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CÀ PHÊ NHÂN HOẶC CÀ PHÊ NGUYÊN LIỆU - PHÂN TÍCH CỠ HẠT. PHƯƠNG PHÁP SÀNG MÁY VÀ SÀNG TAY
Green coffee or raw coffee - Size analysis - Manual and machine sieving
Lời nói đầu
TCVN 4807:2013 thay thế TCVN 4807:2001;
TCVN 4807:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 4150:2011;
TCVN 4807:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÀ PHÊ NHÂN HOẶC CÀ PHÊ NGUYÊN LIỆU - PHÂN TÍCH CỠ HẠT. PHƯƠNG PHÁP SÀNG MÁY VÀ SÀNG TAY
Green coffee or raw coffee - Size analysis - Manual and machine sieving
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thông dụng để tiến hành phân tích cỡ hạt cà phê nhân bằng sàng máy và sàng tay, sử dụng sàng phòng thử nghiệm.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4334 (ISO 3509), Cà phê và các sản phẩm của cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 4827 (ISO 2395), Rây thử nghiệm và phân tích rây - Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 4828-1 (ISO 2591-1), Sàng thử nghiệm - Phần 1: Phương pháp sử dụng sàng thử nghiệm loại lưới thép đan và loại tấm kim loại đục lỗ
TCVN 6539 (ISO 4072), cà phê nhân đóng bao - Lấy mẫu.
ISO 3, Preferred numbers - Series of preferred numbers (Số ưu tiên - Các dãy số ưu tiên)
ISO 3310-2, Test sieves - Technical requirements and testing - Part 2: Test sieves of perforated metal plate (Sàng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Phần 2: Bộ sàng thử nghiệm làm bằng tấm kim loại đục lỗ).
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 4827 (ISO 2395) (đối với sàng thử nghiệm) và TCVN 4334 (ISO 3509) (đối với cà phê).
Mẫu phòng thử nghiệm được tách bằng sàng tay (hoặc sàng máy) thành các phần theo cỡ hạt và các kết quả được biểu thị theo phần trăm khối lượng.
5.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 g.
5.2. Bộ sàng thử nghiệm
Về kích thước và mặt sàng, các sàng thử nghiệm phải có diện tích bề mặt từ 550 cm2 đến 1000 cm2. Ví dụ, sàng thử nghiệm phù hợp là sàng vuông kích thước 300 mm, phù hợp với các yêu cầu của TCVN 4828-1 (ISO 2591-1), riêng độ sâu của sàng có thể giảm đến 25 mm.
Tấm kim loại đục lỗ được sử dụng làm mặt sàng phải làm bằng kim loại có độ bền thích hợp, như thép không gỉ, thép thường hoặc kẽm, dày từ 0,8 mm đến 1 mm. Mỗi tấm phải được đục lỗ theo các yêu cầu nêu trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B.
Các sàng thử nghiệm phải được gắn nhãn, bao gồm những thông tin sau:
a) đánh số theo truyền thống (xem Phụ lục A);
CHÚ THÍCH: Việc đánh số theo truyền thống là để cung cấp thông tin. Việc đánh số này tương ứng với cỡ lỗ danh nghĩa trong trường hợp lỗ tròn hoặc chiều rộng trong trường hợp lỗ dẹt, biểu thị đến 64 phần của inch, được làm tròn gần nhất với kích thước theo hệ mét.
b) cỡ lỗ danh nghĩa hoặc các kích thước lỗ dẹt (xem Phụ lục B);
c) tr
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2007 (ISO 10470 : 2004) về cà phê nhân - Bảng tham chiếu khuyết tật
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807:1989 (ISO 4150 – 1980) về Cà phê nhân - Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2012 về cà phê nhân
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:2013 (ISO 6668:2008) về cà phê nhân - Chuẩn bị mẫu để phân tích cảm quan
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12460:2018 về Quy phạm thực hành vệ sinh trong chế biến cà phê
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12997:2020 (ISO 18794:2018) về Cà phê - Phân tích cảm quan - Thuật ngữ và định nghĩa
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6539:1999 (ISO 4072-1998)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807:2001 ( ISO 4150:1991) về cà phê nhân - phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4808:2007 (ISO 4149:2005) về cà phê nhân - Phương pháp kiểm tra ngoại quan, xác định tạp chất lạ và các khuyết tật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2007 (ISO 10470 : 2004) về cà phê nhân - Bảng tham chiếu khuyết tật
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005) về Cà phê và sản phẩm cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807:1989 (ISO 4150 – 1980) về Cà phê nhân - Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2012 về cà phê nhân
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:2013 (ISO 6668:2008) về cà phê nhân - Chuẩn bị mẫu để phân tích cảm quan
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12460:2018 về Quy phạm thực hành vệ sinh trong chế biến cà phê
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12997:2020 (ISO 18794:2018) về Cà phê - Phân tích cảm quan - Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807:2013 (ISO 4150 : 2011) về cà phê nhân hoặc cà phê nguyên liệu - Phân tích cỡ hạt - Phương pháp sàng máy và sàng tay
- Số hiệu: TCVN4807:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra