Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4807:2001

ISO 4150-1991

CÀ PHÊ NHÂN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỠ HẠT BẰNG SÀNG TAY

Green coffee - Size analysis - Manual seiving

Lời nói đầu

TCVN 4807:2001 thay thế cho TCVN 4807-89 (ISO 4150:1980).

TCVN 4807:2001 hoàn toàn tương đương với ISO 4150:1991.

TCVN 4807:2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 16 “Cà phê và sản phẩm cà phê” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

CÀ PHÊ NHÂN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỠ HẠT BẰNG SÀNG TAY

Green coffee - Size analysis - Manual seiving

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thông thường để xác định cỡ hạt của cà phê nhân bằng phương pháp sàng tay, sử dụng bộ sàng dùng trong phòng thí nghiệm.

Quy trình phân tích bao gồm cả việc xác định độ ẩm hoặc sự hao hụt khối lượng ở 150oC.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6536:1999 (ISO 1447:1978) Cà phê nhân - Xác định độ ẩm (Phương pháp thông thường).

ISO 2395:1990 Bộ sàng thí nghiệm và phân tích bằng sàng - Thuật ngữ và định nghĩa.

ISO 2591-1:1988 Phân tích bằng sàng - Phần 1: Phương pháp sử dụng bộ sàng thí nghiệm bằng lưới thép và tấm kim loại đục lỗ.

ISO 3310-2:1990 Bộ sang thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Phần 2: Bộ sàng thí nghiệm làm bằng tấm kim loại đục lỗ.

TCVN 4334:2001 (ISO 3509:1989) Cà phê và các sản phẩm của cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6539:1999 (ISO 4072:1998) Cà phê nhân đóng bao - Lấy mẫu.

TCVN 6928:2001 (ISO 6673:1983) Cà phê nhân - Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa theo ISO 2395 đối với bộ sàng thí nghiệm và TCVN 4334:2001 (ISO 3509) đối với cà phê.

4. Nguyên tắc

Tiến hành tách mẫu phòng thí nghiệm theo cỡ hạt bằng sàng thủ công và biểu thị kết quả thu được theo phần trăm khối lượng. Xác định độ ẩm hoặc sự hao hụt khối lượng ở 105oC của phần mẫu thử.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1 Cân, có năng cân chính xác tới 0,1 g.

5.2 Bộ sàng thí nghiệm

5.2.1 Kích thước và phương tiện sàng

Các sàng thí nghiệm phải có diện tích bề mặt sàng trong khoảng 550 - 1000 cm2. Ví dụ sàng thí nghiệm phù hợp là sàng hình vuông có kích thước 300 mm tuân theo quy định của ISO 2591-1, ngoại trừ độ sâu của sàng có thể giảm xuống 25 mm.

Tấm kim loại đục lỗ sử dụng làm mặt sàng được làm bằng kim loại có độ bền thích hợp, như thép không gỉ, thép thường hoặc tôn có chiều dày từ 0,8 - 1 mm. Mỗi tấm sẽ được đục lỗ theo các quy định ở phụ lục A hoặc phụ lục B của tiêu chuẩn này.

Các sàng thí nghiệm phải được đánh dấu bằng nhãn gắn trực tiếp vào sàng, bao gồm những thông tin sau:

a) cỡ lỗ danh định hoặc các kích thước lỗ dẹt (xem phụ lục A hoặc phụ lục B), hoặc số hiệu truyền thống1);

b) tiêu chuẩn quy định của sàng;

c) vật liệu làm mặt sàng và khung sàng;

d) tên nhà máy (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp) chịu trách nhiệm về sàng đó;

e) số để nhận biết sàng.

5.2.2. Cấu tạo

Sàng thí nghiệm phải được sắp xếp trật tự theo lớp sàng thành bộ sàng có nắp đậy và khay hứng.

Khung sàng phải nhẵn và lưới

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807:2001 ( ISO 4150:1991) về cà phê nhân - phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN4807:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản