Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ISO 6667:1985
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ HẠT BỊ CÔN TRÙNG GÂY HẠI
Green coffee – Determination of proportion of insect – damaged beans
Lời nói đầu
TCVN 6601:2000 hoàn toàn tương đương với ISO 6667:1985;
TCVN 6601:2000 do Ban kỹ thuật TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
CÀ PHÊ NHÂN – XÁC ĐỊNH TỶ LỆ HẠT BỊ CÔN TRÙNG GÂY HẠI
Green coffee – Determination of proportion of insect – damaged beans
0. Giới thiệu
Phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này dựa trên những kinh nghiệm thu được khi kiểm tra cà phê nhân trong trường hợp điều tra các loại hư hại thường gặp nhất ở hạt cà phê hoặc của những loài côn trùng gây ra hư hại này.
Kiểm tra bằng mắt mặt ngoài của hạt cà phê nhân chỉ là cách duy nhất để phát hiện và phân biệt hạt đã bị côn trùng xâm hại; vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng đối với các hư hại bên ngoài do côn trùng gây ra.
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả các loại hư hại do côn trùng gây ra cho hạt cà phê nhân và quy định phương pháp xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại trong lô hàng cà phê nhân, kể cả sử dụng thống kê những kết quả thu được vào những mục đích kỹ thuật, thương mại và trọng tài.
Phương pháp này áp dụng cả cho cà phê nhân như xác định trong ISO 3509.
ISO 3509 Cà phê và sản phẩm cà phê – Thuật ngữ.
TCVN 6539:1999 (ISO 4072:1982) Cà phê nhân đóng bao – Lấy mẫu.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
Hạt bị côn trùng gây hại là hạt cà phê bị côn trùng gây hại bề ngoài.
Kiểm tra bằng mắt bề mặt ngoài của các hạt cà phê nhân để nhận biết những hạt cà phê bị côn trùng gây hại.
Xác định tỷ lệ quan sát được, tính bằng phần trăm, của các hạt bị côn trùng gây hại và nếu có thể, nhận biết loài côn trùng đã gây hại.
Căn cứ vào tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại:
- Ước tính giới hạn tin cậy của tỷ lệ xác thực số hạt bị côn trùng gây hại với một xác xuất đã quy định.
- Ước tính xác xuất mà tỷ lệ xác thực của các hạt bị côn trùng gây hại sẽ không vượt quá giá trị đã quy định.
5.1. Kính lúp (theo khuyến cáo)
Kính lúp có độ phóng đại 5 lần là thích hợp để kiểm tra bề mặt của hạt cà phê.
5.2. Khay giữ mẫu (tùy chọn)
Việc sử dụng khay giữ mẫu có số lượng lỗ đã định, mỗi lỗ có thể để lọt cả hạt cà phê, làm cho việc đếm và chia tách các hạt được thuận tiện.
Xem TCVN 6539:1999 (ISO 4072:1982).
Chú thích – Những ảnh chụp dùng làm phương tiện minh họa cho các hư hại do côn trùng gây ra và các loại hư hại khác nhìn thấy được trên bề mặt ngoài của hạt. Một số ảnh minh họa được nêu trong phụ lục A.
7.1. Mô tả
Trên các hạt cà phê nhân có thể cho thấy sự khác nhau rất lớn về những hư hại do côn trùng gây ra, từ những vết xước nhỏ trên bề mặt ngoài cho đến số lượng đáng kể các lỗ và các rãnh. Thường rất khó phân biệt được những hư hại nhỏ với hư hại do nguồn gốc cơ khí và với vết nứt nhỏ.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807:2001 ( ISO 4150:1991) về cà phê nhân - phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-7:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với vòi voi đục hạt xoài Sternochetus mangiferae (Fabricius)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-8:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện hại thực vật - Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi giấm cánh đốm Drosophila suzukii (Matsumura)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-9:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với bọ trĩ hại đậu Caliothrips fasciatus (Pergande)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-10:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc Serratus Caryedon serratus Olivier
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-18:2022 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật Phần 2-18: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định nhện nhỏ Thái Bình Dương Tetranychus pacificus Mcgregor
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6539:1999 (ISO 4072-1998)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807:2001 ( ISO 4150:1991) về cà phê nhân - phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-7:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với vòi voi đục hạt xoài Sternochetus mangiferae (Fabricius)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-8:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện hại thực vật - Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi giấm cánh đốm Drosophila suzukii (Matsumura)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-9:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với bọ trĩ hại đậu Caliothrips fasciatus (Pergande)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-10:2020 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc Serratus Caryedon serratus Olivier
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-18:2022 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật Phần 2-18: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định nhện nhỏ Thái Bình Dương Tetranychus pacificus Mcgregor
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6601:2000 (ISO 6667:1985) về cà phê nhân - xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6601:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra