Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9611:2013

ISO 5511:1992

HẠT CÓ DẦU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG DẦU - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN ĐỘ PHÂN GIẢI THẤP SỬ DỤNG SÓNG LIÊN TỤC (PHƯƠNG PHÁP NHANH)

Oilseeds. Determination of oil content. Method using continuous-wave low-resolution nuclear magnetic resonance spectrometry (Rapid method)

Lời nói đầu

TCVN 9611:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5511:1992 và Đính chính kỹ thuật 1:1997;

TCVN 9611:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật  biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HẠT CÓ DẦU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG DẦU - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN ĐỘ PHÂN GIẢI THẤP SỬ DỤNG SÓNG LIÊN TỤC (PHƯƠNG PHÁP NHANH)

Oilseeds - Determination of oil content - Method using continuous-wave low-resolution nuclear magnetic resonance spectrometry (Rapid method)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhanh hàm lượng dầu của hạt có dầu bằng cách đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân độ phân giải thấp sử dụng sóng liên tục.

Trong điều kiện sử dụng bình thường, phương pháp này không áp dụng được cho các loại hạt có dầu cho dầu mà không ở dạng lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ 20 oC (ví dụ hạt bơ, hạt cọ, hạt illipe, hạt ca cao…)

Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên: hạt cải dầu, hạt đậu tương, hạt hướng dương và hạt lạc.

CHÚ THÍCH 1 Phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng dầu của hạt có dầu được quy định trong TCVN 8948 (ISO 659).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4801:1989 (ISO 771:1977), Khô dầu - Phương pháp xác định hàm lượng ẩm và các chất bay hơi.

ISO 659:1988*)­ Oilseeds - Determination of hexane extract (or light petroleum extract), called “oil content” [Hạt có dầu - Xác định chất chiết bằng hexan (hoặc chất chiết bằng dầu nhẹ), còn được gọi là “hàm lượng dầu”].

ISO 664:1990**) Oilseeds - Reduction of laboratory sample to test sample (Hạt có dầu - Phương pháp lấy mẫu từ mẫu phòng thử nghiệm).

ISO 665:1977***) Oilseeds - Determination of moisture and volatile matter content (Hạt có dầu - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Hàm lượng dầu (oil content)

Phần khối lượng các hợp chất hữu cơ dạng lỏng khí ở nhiệt độ đo (theo nguyên tắc là 20 oC) của hạt có dầu, xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

Hàm lượng dầu được tính bằng phần trăm khối lượng.

3.2. Kết quả phép thử đơn lẻ (single test result)

Kết quả thu được bằng cách tiến hành một phương pháp thử cụ thể một lần, theo quy trình bắt buộc.

3.3. Điều kiện lặp lại (repeatability conditions)

Điều kiện thu được các kết quả thử nghiệm độc lập khi sử dụng cùng một phương pháp trên cùng một vật liệu thử giống hệt nhau, trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thao tác, sử dụng cùng một thiết bị trong khoảng thời gian ngắn [3.1.7 của ISO 5725:1986****)]

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9611:2013 (ISO 5511:1992) về Hạt có dầu - Xác định hàm lượng dầu - Phương pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân độ phân giải thấp sử dụng sóng liên tục (phương pháp nhanh)

  • Số hiệu: TCVN9611:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản