Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8946:2011

ISO 542:1990

HẠT CÓ DẦU - LẤY MẪU

Oilseeds - Sampling

Lời nói đầu

TCVN 8946:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 542:1990;

TCVN 8946:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HẠT CÓ DẦU - LẤY MẪU

Oilseeds - Sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp lấy mẫu hạt có dầu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 664:1990*), Oilseeds - Reduction of laboratory sample to test sample (Hạt có dầu - Phương pháp lấy mẫu thử từ mẫu phòng thử nghiệm).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Chuyến hàng (consignment)

Lượng hạt có dầu gửi đi hoặc nhận được cùng một thời điểm của một hợp đồng cụ thể hoặc chứng từ vận chuyển. Chuyến hàng có thể bao gồm một hoặc nhiều lô hàng hoặc các phần của lô hàng.

3.2. Lô hàng (lot)

Một lượng xác định của chuyến hàng có khối lượng không vượt quá 500 tấn, có cùng đặc tính, được dùng để đánh giá chất lượng của sản phẩm.

3.3. Mu ban đầu (increment)

Một lượng nhỏ của hạt có dầu được lấy tại cùng một thời điểm từ một vị trí trong lô hàng.

Một loạt các mẫu ban đầu được lấy từ các vị trí khác nhau của lô hàng dạng để rời và khi gộp lại thì chúng là phần đại diện của lô hàng.

3.4. Mu chung (bulk sample)

Lượng hạt có dầu thu được bằng cách gộp và trộn các mẫu ban đầu được lấy từ một lô hàng xác định.

3.5. Mu phòng thử nghiệm (laboratory sample)

Lượng hạt có dầu đại diện thu được bằng cách chia mẫu chung và dùng để phân tích hoặc dùng cho các mục đích kiểm tra khác.

4. Yêu cầu chung

4.1. Mẫu được lấy ra phải là mẫu đại diện cho các lô hàng. Đối với mục đích này thì mỗi chuyến hàng phải được chia một cách chính xác hoặc tương đối thành các lô có khối lượng không vượt quá 500 tấn và từ mỗi lô lấy ra một lượng mẫu ban đầu và trộn kỹ để thu được mẫu chung từ đó chia liên tiếp mẫu chung để thu được mẫu phòng thử nghiệm.

4.2. Cần đặc biệt chú ý để bảo đảm tất cả các dụng cụ lấy mẫu luôn sạch, khô, không có mùi lạ và được làm từ các vật liệu không làm thôi nhiễm vào các hạt có dầu.

Việc lấy mẫu phải được thực hiện sao cho bảo vệ được các mẫu, dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa mẫu phải được để ở nơi không bị nhiễm bẩn do mưa, bụi v.v...

Các chất bám dính bên ngoài dụng cụ lấy mẫu phải được loại bỏ trước khi lấy mẫu.

4.3. Tất cả các thao tác lấy mẫu được tiến hành trong khoảng thời gian đủ ngắn để tránh làm thay đổi thành phần của mẫu. Nếu một trong các giai đoạn lấy mẫu cần phải kéo dài thì các mẫu hoặc mẫu trung gian phải được bảo quản trong vật chứa kín khí.

5. Thiết bị, dụng cụ

CHÚ THÍCH 1 Các ví dụ về dụng cụ lấy mẫu và chia mẫu được minh họa trong Phụ lục A. Hiện nay có nhiều kiểu loại dụng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8946:2011 (ISO 542:1990) về Hạt có dầu - Lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN8946:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản