Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9597-1 : 2013

ISO 10576-1 : 2003

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ – HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU QUY ĐỊNH – PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG

Statistical methods – Guidelines for the evaluation of Conformity with specified requirements – Part 1: General principles

Lời nói đầu

TCVN 9597-1: 2013 hoàn toàn tương đương với ISO 10576-1: 2003;

TCVN 9597-1: 2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Kiểm nghiệm sự phù hợp là việc kiểm tra có hệ thống mức độ thể hiện tuân thủ một chuẩn mực xác định. Mục tiêu là cung cấp đảm bảo về sự phù hợp, dưới hình thức công bố của nhà cung cấp hoặc chứng nhận của bên thứ ba [xem TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2)]. Một quy định kỹ thuật thường được hình thành như một giá trị giới hạn đơn hoặc một tập các giá trị giới hạn (trên và dưới) đối với một đặc trưng đo được. Khi quy định kỹ thuật đề cập, ví dụ tới các đặc trưng liên quan tới sức khỏe, các giá trị giới hạn ngưỡng hay giới hạn phơi nhiễm cho phép.

Bất cứ khi nào kiểm nghiệm sự phù hợp liên quan tới độ không đảm bảo đo hay lấy mẫu, thực tế phổ biến là lấy các yếu tố từ lý thuyết kiểm định giả thuyết thống kê để đưa ra một quy trình chính thức. Với hiểu biết về thủ tục đo và đáp ứng của nó về độ không đảm bảo của các kết quả, có thể ước lượng và giảm thiểu rủi ro đưa ra công bố sai là phù hợp hay không phù hợp với các quy định kỹ thuật. Một cách thực hành đưa ra các yêu cầu đảm bảo là yêu cầu rằng bất cứ khi nào thực thể được công bố là phù hợp thì tình trạng này không được thay đổi bởi các phép đo tiếp theo trên thực thể đó, ngay cả khi sử dụng các phép đo chính xác hơn (ví dụ phương pháp hay kỹ thuật đo chính xác tốt hơn). Hoặc, về mặt rủi ro, rủi ro công bố (sai) một thực thể không phù hợp là phù hợp phải nhỏ. Do đó, cần chấp nhận  rủi ro (lớn) rằng một thực thể chỉ mấp mé phù hợp sẽ không được công bố là phù hợp. Nói chung, việc áp dụng quy trình hai giai đoạn thay cho quy trình một giai đoạn sẽ giảm thiểu rủi ro này.

Xem xét tương tự cũng có thể áp dụng khi thực hiện việc kiểm tra sự không phù hợp.

Trong tiêu chuẩn này, vấn đề này được giải quyết về mặt xây dựng các quy định kỹ thuật và kiểm nghiệm đầu ra của quá trình sản xuất hay dịch vụ đối với sự phù hợp và không phù hợp với quy định.

Vấn đề làm thế nào để xác định các thành phần độ không đảm bảo liên quan và làm thế nào để ước lượng chúng sẽ được giải quyết trong phần 2 của bộ tiêu chuẩn này.

Do sự tương tự nhau rõ ràng với quy trình lấy mẫu chấp nhận nên đôi khi các phương pháp lấy mẫu chấp nhận được sử dụng trong hoạt động kiểm tra sự phù hợp. Hoạt động lấy mẫu chấp nhận và kiểm tra sự phù hợp đều sử dụng các yếu tố kiểm nghiệm giả thuyết (ví dụ xem ISO 2854[2]). Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận ra được mục tiêu của hai hoạt động về cơ bản là khác nhau và đặc biệt là hai hoạt động có cách tiếp cận khác nhau với rủi ro liên quan (xem ISO 2854[2] và Holst[9]).

 

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ – HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU QUY ĐỊNH – PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG

Statistical methods – Guidelines for the evaluation of Conformity with specified requirements – Part 1: General principles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn:

a) soạn thảo các yêu cầu có thể được trình bày dưới dạng giá trị giới hạn cho một đặc trưng định lượng;

b) kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu khi kết quả phép kiểm nghiệm hay phép đo có độ không đảm bảo.

Tiêu chuẩn này áp dụng trong trường hợp độ không đảm bảo có thể được định lượng theo các nguyên tắc trình bày trong GUM. Do đó, thuật ngữ độ không đảm bảo là từ dùng cho tất cả các thành phần biến động trong kết quả đo, bao gồm cả độ không đảm bảo do lấy mẫu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9597-1:2013 về Phương pháp thống kê - Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp với yêu cầu quy định - Phần 1: Nguyên tắc chung

  • Số hiệu: TCVN9597-1:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản