Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10431-5:2014

ISO 11843-5:2008

NĂNG LỰC PHÁT HIỆN - PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG TRƯỜNG HỢP HIỆU CHUẨN TUYẾN TÍNH VÀ PHI TUYẾN

Capability of detection - Part 5: Methodology in the linear and non-linear calibration cases

Lời nói đầu

TCVN 10431-5:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11843-5:2008;

TCVN 10431-5:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10431 (ISO 11843), Năng lực phát hiện, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10431-1:2014 (ISO 11843-1:1997), Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa;

- TCVN 10431-2:2014 (ISO 11843-2:2000), Phần 2: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính;

- TCVN 10431-3:2014 (ISO 11843-3:2003), Phần 3: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn đối với biến đáp ứng khi không sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn;

- TCVN 10431-4:2014 (ISO 11843-4:2003), Phần 4: Phương pháp luận so sánh giá trị tối thiểu phát hiện được với giá trị đã cho;

- TCVN 10431-5:2014 (ISO 11843-5:2008), Phần 5: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến;

- TCVN 10431-6:2014 (ISO 11843-6:2013), Phần 6: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn và giá trị tối thiểu phát hiện được trong phép đo có phân bố Poisson được xấp xỉ chuẩn;

- TCVN 10431-7:2014 (ISO 11843-7:2012), Phần 7: Phương pháp luận dựa trên tính chất ngẫu nhiên của nhiễu phương tiện đo.

Lời giới thiệu

Trong thực tế có thể gặp cả hàm hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến tính. Tiêu chuẩn này giải quyết hai trường hợp như nhau trong ngữ cảnh năng lực phát hiện, bằng việc quan tâm đến phân bố xác suất của biến trạng thái tịnh (đại lượng đo) chứ không phải là bản thân hàm hiệu chuẩn.

Các khái niệm cơ bản của TCVN 10431-2 (ISO 11843-2) bao gồm cả các yêu cầu xác suất, ab, còn trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính được đề cập trong tiêu chuẩn này. Trong khoảng giá trị giữa trạng thái cơ bản và giá trị tối thiểu phát hiện được, có thể áp dụng hàm hiệu chuẩn tuyến tính. Theo cách này, tính tương thích với TCVN 10431-2 (ISO 11843-2) được đảm bảo.

Trong trường hợp phương pháp phân tích được đặc trưng bởi hàm hiệu chuẩn tuyến tính được so sánh với phương pháp có hàm hiệu chuẩn phi tuyến, khuyến nghị sử dụng tiêu chuẩn này. Trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính, có thể sử dụng cả TCVN 10431-2 (ISO 11843-2) và tiêu chuẩn này. TCVN 10431-2 (ISO 11843-2) sử dụng biên dạng độ chụm đối với riêng biến đáp ứng sẽ cho cùng một kết quả như tiêu chuẩn này, trong đó yêu cầu biên dạng độ chụm cả với biến đáp ứng và biến trạng thái tịnh, vì trong trường hợp tuyến tính biên dạng độ chụm đối với biến đáp ứng cũng giống như với biến trạng thái tịnh.

 

NĂNG LỰC PHÁT HIỆN - PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG TRƯỜNG HỢP HIỆU CHUẨN TUYẾN TÍNH VÀ PHI TUYẾN

Capability of detection - Part 5: Methodology in the linear and non-linear calibration cases

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến hàm hiệu chuẩn tuyến tính hoặc phi tuyến.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp cơ bản để

- xây dựng một biên dạng độ chụm cho biến đáp ứng, gọi là mô tả độ lệch chuẩn (SD) hoặc hệ số biến động (CV) của biến đáp ứng như hàm số của biến trạng thái tịnh,

- chuyển đổi biên dạng độ chụm này thành biên dạng độ chụm cho biến trạng thái tịnh kết hợp với hàm hiệu chuẩn, và

- sử dụng biên dạng độ chụm thu được để ước lượng giá trị tới hạn và giá trị tối thiểu phát hiện được của biến trạng thái tịnh.

Các phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này rất hữu ích cho việc kiểm tra phát hiện một chất

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10431-5:2014 (ISO 11843-5:2008) về Năng lực phát hiện - Phần 5: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến

  • Số hiệu: TCVN10431-5:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản