Hệ thống pháp luật

TCVN 10431-2:2014

ISO 11843-2:2000

NĂNG LỰC PHÁT HIỆN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG TRƯỜNG HỢP HIỆU CHUẨN TUYẾN TÍNH

Capability of detection - Part 2: Methodology in the linear calibration case

 

Lời nói đầu

TCVN 10431-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11843-2:2000 và Đính chính kỹ thuật 1:2007;

TCVN 10431-2:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10431 (ISO 11843), Năng lực phát hiện, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10431-1:2014 (ISO 11843-1:1997), Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa;

- TCVN 10431-2:2014 (ISO 11843-2:2000), Phần 2: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính;

- TCVN 10431-3:2014 (ISO 11843-3:2003), Phần 3: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn đối với biến đáp ứng khi không sử dụng dữ liệu hiệu chuẩn;

- TCVN 10431-4:2014 (ISO 11843-4:2003), Phần 4: Phương pháp luận so sánh giá trị tối thiểu phát hiện được với giá trị đã cho;

- TCVN 10431-5:2014 (ISO 11843-5:2008), Phần 5: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến;

- TCVN 10431-6:2014 (ISO 11843-6:2013), Phần 6: Phương pháp luận xác định giá trị tới hạn và giá trị tối thiểu phát hiện được trong phép đo có phân bố Poisson được xấp xỉ chuẩn;

- TCVN 10431-7:2014 (ISO 11843-7:2012), Phần 7: Phương pháp luận dựa trên tính chất ngẫu nhiên của nhiễu phương tiện đo.

 

Lời giới thiệu

Yêu cầu lý tưởng về năng lực phát hiện đối với biến trạng thái được lựa chọn là trạng thái thực tế của mọi hệ thống quan trắc có thể được phân loại chắc chắn là bằng hay khác với trạng thái cơ sở của nó. Tuy nhiên, do biến dạng hệ thống và ngẫu nhiên, yêu cầu lý tưởng này không thể đáp ứng được vì:

- trong thực tế, tất cả các trạng thái quy chiếu, bao gồm cả trạng thái cơ sở, đều không bao giờ được biết đối với biến trạng thái. Do đó, tất cả các trạng thái chỉ có thể được đặc trưng chính xác về những khác biệt so với trạng thái cơ sở, nghĩa là đối với biến trạng thái tịnh.

Trong thực tế, trạng thái quy chiếu thường được giả định là đã biết về biến trạng thái. Nói cách khác, giá trị của biến trạng thái đối với trạng thái cơ sở được đặt bằng “không”; ví dụ, trong hóa học phân tích, nồng độ hoặc lượng chưa biết của một mẫu phân tích trong mẫu trắng thường được giả định bằng “không” và giá trị của nồng độ tịnh hoặc lượng tịnh được báo cáo dưới dạng nồng độ hoặc lượng giả định. Đặc biệt, trong phân tích vết hóa học, chỉ có thể ước lượng những khác biệt về nồng độ hoặc lượng đối với mẫu trắng sẵn có. Để ngăn ngừa những quyết định sai, thường khuyến nghị chỉ báo cáo những khác biệt so với trạng thái cơ sở, nghĩa là dữ liệu đối với biến trạng thái tịnh;

CHÚ THÍCH: Trong TCVN 8890 (ISO Guide 30) và TCVN 9598 (ISO 11095) không đưa ra phân biệt giữa biến trạng thái và biến trạng thái tịnh. Kết quả là, trong hai tiêu chuẩn này, trạng thái quy chiếu được giả định là đã biết về biến trạng thái, không có lý giải.

- hiệu chuẩn và các quá trình lấy mẫu cũng như chuẩn bị mẫu đều bổ sung độ biến động ngẫu nhiên vào kết quả đo.

Trong tiêu chuẩn này, hai yêu cầu sau đây được lựa chọn:

- giá trị a là xác suất phát hiện (sai) rằng hệ thống không ở trạng thái cơ sở trong khi nó ở trạng thái cơ sở;

- giá trị b là xác suất không phát hiện (sai) rằng hệ thống, trong đó giá trị của biến trạng thái tịnh của hệ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10431-2:2014 (ISO 11843-2:2000) về Năng lực phát hiện - Phần 2: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính

  • Số hiệu: TCVN10431-2:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản